Tại sao có hơn 70 tỉ USD dự trữ, Việt Nam vẫn không có tiền làm sân bay Long Thành?
Theo báo cáo mới đây của Ngân hàng Nhà nước ( NHNN), dự trữ ngoại hối vào cuối quý 3 năm 2019 của Việt Nam đã đạt mức kỷ lục, hơn 71 tỉ USD. Đây được xem là con số khổng lồ bởi nó cao hơn tổng dự thu ngân sách trong năm 2019.
Có hơn 70 tỉ USD dự trữ, Việt Nam vẫn không có tiền làm sân bay Long Thành
Tuy nhiên, không ít người đang thắc mắc, cho rằng tại sao với lượng dự trữ ngoại hối khổng lồ đó, Việt Nam vẫn phải loay hoay huy động từng đồng vốn nước ngoài với lãi suất cao để làm đường cao tốc Bắc – Nam và sân bay Long Thành?
Dự trữ ngoại hối từ đâu ra?
Dự trữ ngoại hối (Foreign exchange reserves) là những tài sản tài chính được sử dụng để xử lý các khoản thâm hụt cán cân thanh toán giữa các nước. Đây là định nghĩa thông thường và nó khá khó hiểu đối với phần lớn người không có kiến thức chuyên môn. Vậy thực chất dự trữ ngoại hối là gì và từ đâu ra?
Nguồn: ADB – Ghi chú: Dấu dương biến động dự trữ ngoại hối là dự trữ ngoại hối tăng, dấu âm là giảm. Kể từ năm 2011 đến 2018, Việt Nam luôn đạt được thặng dư kép (cả cán cân tài khoản vãng lai và tài khoản vốn) nên dự trữ ngoại tệ Việt Nam không ngừng tăng mạnh. Tuy nhiên, trong những năm qua sai và sót thống kê trong cán cân thanh toán của Việt Nam là khá lớn. Điều này cho thấy có lượng ngoại tệ rất lớn được dự trữ hoặc chuyển ra nước ngoài nhưng không thể thống kê được.
Trước hết, để hiểu được nguồn gốc của dự trữ ngoại hối, chúng ta cần phải hiểu về hoạt động của ngân hàng trung ương (NHTW). Thực vậy, mỗi nền kinh tế có đồng tiền riêng đều có một NHTW để làm chức năng cung ứng tiền đảm bảo thanh khoản cho nền kinh tế và duy trị giá trị của đồng tiền. NHTW lớn nhất thế giới là Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed). Khối đồng tiền chung châu Âu có NHTW châu Âu (ECB) là ngân hàng chung của 27 thành viên Liên minh châu Âu sử dụng đồng tiền chung là EURO. Việt Nam NHTW chính là Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam.
Đối với chức năng thanh khoản, NHTW sử dụng các công cụ như lãi suất chính sách, tỷ lệ dự trữ bắt buộc và nghiệp vụ thị trường mở để bơm/hút tiền ra nền kinh tế. Nói cách một cách hình tượng, NHTW như một bể điều hòa “tiền”, điều hòa lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế. Bể điều hòa này có vai trò vừa đảm bảo thanh khoản cho nền kinh tế giúp nền kinh tế phát triển tốt nhất, vừa đảm bảo ổn định giá trị của đồng tiền (lạm phát ổn định).
Bên cạnh chức năng trên, một trong những chức năng quan trọng khác của NHTW là đảm bảo sự ổn định tỷ giá (giá trị so sánh với đồng tiền khác). Đặc biệt, đối với những nền kinh tế theo đuổi chế độ tỷ giá hối đoái cố định hoặc chế độ tỷ giá thả nổi có kiểm soát thì đây là một chức năng hết sức quan trọng của NHTW. NHTW mua bán ngoại tệ trên thị trường mở để thực hiện mục tiêu tỷ giá. Lượng ngoại tệ mà NHTW mua dư ra chính là dự trữ ngoại hối.
Ngoại tệ mà NHTW mua được chính là nguồn ngoại tệ do thặng dư cán cân thanh toán (dòng ngoại tệ ra-vào của nền kinh tế. Theo ngôn ngữ chuyên ngành thì đây là chính là tổng cân tài khoản vãng lai (Current account – CA) và cán cân tài khoản vốn (Financial Account – KA). Dự trữ ngoại hối tăng khi tổng CA và KA là số dương. Tuy nhiên, thông thường vẫn có trường hợp hợp ngoại lệ là khi CA và KA không được thống kê một cách chính xác nên khoản sai và sót thống kê (Net errors and omissions) trên bảng cân đối cán cân thanh toán lớn, dẫn đến dự trữ ngoại hối có thể sụt giảm ngay cả khi có thặng dư cán cân thanh toán và cán cân tài khoản vốn.
Video đang HOT
Cũng giống như các NHTW nhiều quốc gia trên thế giới, NHNN cũng mua vào ngoại tệ khi Việt Nam thặng dư cán cân thanh toán. Theo số liệu của ADB, trong suốt nhiều năm qua, Việt Nam luôn đạt được thặng dư cán cân tài khoản vãng lai và cán cân tài khoản vốn, do đó lượng trự trữ ngoại tệ của Việt Nam luôn tăng khá mạnh. Để đồng nội tệ không lên giá quá mạnh so với các đồng tiền khác thì NHNN buộc phải “in” VND ra để mua ngoại tệ tăng dự trữ ngoại hối. Nói cách khác, lượng ngoại tệ dự trữ của Việt Nam chính là lượng tiền mà NHNN in thêm rồi sử dụng để mua ngoại tệ trong nền kinh tế.
Có thể mang dự trữ ngoại hối ra tiêu hay không?
Không ít người cho rằng với lượng ngoại tệ dự trữ hơn 70 tỉ USD, đó là nguồn lực dồi dào để Việt Nam có thể đầu tư vào cơ sở hạ tầng cho những năm tới. Trên thực tế không phải vậy. Để có lượng ngoại tệ mà NHNN mua vào tương đương với lượng tiền nội tệ, NHNN đã in tiền ra để mua vào. Nó không phải là ngân sách nhà nước để có thể chi tiêu cho việc đầu tư.
Dự trữ ngoại hối chỉ được sử dụng để dự phòng cho các khoản nợ ngoại tệ của quốc gia. Nói cách khác, lượng ngoại hối chỉ được để sử dụng mục tiêu bảo vệ tỷ giá, đảm bảo thanh khoản cho việc thanh toán ngoại tệ. Chẳng hạn, vào một thời điểm nào đó bị thâm hụt cán cân thanh toán thì NHNN bán ngoại tệ dự trữ ra để giữ cho tỷ giá ổn định. Bên cạnh đó, dự trữ ngoại hối nhằm bảo vệ đồng nội tệ khi bị tấn công tiền tệ.
Hầu hết các khoản dự trữ này được giữ bằng đồng đô la Mỹ. Tuy nhiên, thông thường NHTW không phải dự trữ bằng tiền mặt là USD trong kho mà là dưới dạng trái phiếu Chính phủ Mỹ hoặc gửi tại các ngân hàng nước ngoài có độ tin cậy cao. Bên cạnh đó, các NHTW cũng thường dự trữ các ngoại tệ mạnh khác như Bảng Anh (GBP), Euro (EUR), Yên Nhật (JPY), Quyền rút vốn đặc biệt của IMF (SDR), vàng… Tiền lãi phát sinh từ việc gửi tiền hoặc mua trái phiếu được nhập vào ngân sách sau khi trừ chi phí.
Tại Việt Nam, Luật Ngân sách Nhà nước quy định khi thiếu hụt ngân sách thì Chính phủ vẫn có thể vay tiền từ NHNN nhưng phải hoàn trả ngay trong năm tài chính. Quy định này nhằm kiểm soát việc “in tiền” để chi tiêu vô tại vạ như thời kỳ ngân hàng một cấp trước đây ở Việt Nam. Như vậy, nếu có thâm hụt ngân sách thì Chính phủ phải đi vay tiền trên thị trường tiền tệ trong hoặc ngoài nước. Các khoản vay của Chính phủ có thể thông qua cấp vốn ODA, vay ngân hàng thương mại, phát hành trái phiếu nội tệ hoặc ngoại tệ.
Tuy nhiên, NHNN cũng có thể gián tiếp cho Chính phủ vay tiền thông qua tái chiết khấu trái phiếu Chính phủ cho các ngân hàng thương mại sở hữu trái phiếu. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc Chính phủ có thể tự do sử dụng tiền “dự trữ” của NHNN. Tóm lại, dù có hơn 70 tỉ USD dự trữ ngoại hối “trong kho” nhưng Chính phủ không thể sử dụng số tiền nay mà vẫn phải vay tiền từ nước ngoài với lãi suất cao.
Theo Hoàng Nam/cafeland.vn
TA focus (phiên 11/11): Vào hàng DPG giá đẹp, tận dụng nhịp điều chỉnh của VN-Index
Chỉ số vận động khá sát với các dự đoán. Cửa rơi nhẹ vẫn sáng đồng nghĩa với cơ hội lên tàu còn rất nhiều cho nhỏ lẻ tận dụng tốt nhịp điều chỉnh của VN-Index
Kết phiên giao dịch ngày 8/11/2019, VN-Index chốt ở 1.022,49 điểm, giảm 1.,4 điểm (-0,15%) với khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 158 triệu đơn vị, giá trị 3.434 tỷ đồng.
Về mặt kỹ thuật
Chart Weekly
VN-Index đã tăng 3 tuần liên tiếp. Việc chỉ số có được thêm 0,7% đương nhiên là không quá tệ, xét trong bối cảnh thị trường đang tiệm cận đỉnh cũ (1.024,68 điểm) được dự báo là ngưỡng cản nặng, đủ sức gây khó khăn cho chỉ số.
Cây nến kết thúc tuần với biên độ nhỏ rõ ràng phản ánh nhịp tăng đã chững lại, đồng thời thể hiện bên bán vẫn cực mạnh ở phía trên khu vực 1.024 điểm. Thị trường sẽ cần thêm thời gian để tích lũy, củng cố vùng giá 1.014 - 1.024 điểm, trước khi phát triển tiếp đến những mốc cao hơn.
Khối lượng giao dịch tiếp tục tích cực hỗ trợ tốt cho nhịp tăng. Trên đồ thị, các thanh khối lượng cao dần với 8 cột liên tục duy trì trên trung bình 20 tuần khẳng định ở góc nhìn kỹ thuật thì giá tăng kèm khối lượng tốt chắc chắn là rất tin cậy.
Nếu để ý kỹ, tuần có giá mở cửa cao hơn BB top cùng giá đóng cửa ở ngoài hẳn giải này có lẽ gần nhất cũng cách đây suýt soát 2 năm. Có nghĩa là mất khoảng 23 tháng VN-Index mới có được vị thế tốt như vậy. Điều này hàm ý, rất khó để chỉ số lao dốc nếu không có đột biến hoặc yếu tộ nội tại cực bất lợi xuất hiện trên thị trường khiến nhà đầu tư phải tháo chạy.
Cửa xuất hiện cú Test lại Trendline phía dưới (khoảng quanh 1.000 điểm) không nhiều. Tuy nhiên, cửa quay lại 1.014 điểm khá sáng với một nhịp điều chỉnh kỹ thuật thông thường nhưng được cho là rất cần thiết của VN-Index.
Nhìn chung, chart tuần vẫn đẹp, chưa có dấu hiệu nào cảnh báo thị trường sẽ lao dốc mạnh trong thời gian sắp tới.
Chart Daily
Phiên cuối tuần khép lại không được đẹp, mặc dù đầu phiên rất hứng khởi. Thực tế, chỉ số cũng chỉ trụ được 30 phút ở quanh 1.027 rồi quay đầu rơi. Bên bán tuy mạnh nhưng bên mua cũng chống chọi rất tốt khiến VN-Index không thể giảm sâu như những lần đảo chiều giảm thời gian trước.
Về tổng thể, số mã xanh đỏ khá cân bằng và khối lượng giao dịch giảm nhẹ chứng tỏ tâm lý tiếp tục thận trọng hơn. Mua cũng chưa dám quyết liệt đẩy giá trong khi bán thì chưa cần thiết phải chơi "sát ván" dẫn đến thị trường chỉ mất điểm nhẹ mang lại không nhiều các tín hiệu tiêu cực trên đồ thị của VN-Index.
Tuy nhiên, cây nến được thiết lập lại khá tệ với đỉnh đáy đều thấp hơn 2 cây nến phía trước rõ ràng biểu hiện áp lực chốt thẳng tay nhiều khả năng đã được dự trù từ trước miễn là VN-Index còn ở phía trên 1.024 điểm.
Với biểu hiện như vậy, cộng thêm sự không đồng pha của nhiều mã trụ cột, rất có thể nhịp điều chỉnh sẽ tiếp tục cho đến khi VN-Index tiệm cận đường MA10 phía dưới quanh 1.015 điểm.
Thị trường cần tích lũy thêm năng lượng để lôi kéo thêm dòng tiền mới tham gia cũng như chuẩn bị đủ thời gian cho tiền chốt lời ngắn hạn tiếp tục tự tin quay vòng tìm kiếm thêm những thử thách mới.
Tóm lại, chỉ số vận động khá sát với các dự đoán. Cửa rơi nhẹ vẫn sáng đồng nghĩa với cơ hội lên tàu còn rất nhiều cho nhỏ lẻ tận dụng tốt nhịp điều chỉnh của VN-Index
Mã cổ phiếu cần quan tâm theo phân tích kỹ thuật nhà đầu tư có thể tham khảo.
DPG (47 , 5)
DPG đang trong xu hướng lên, mã này phục hồi từ đáy gần nhất tầm 45,3, như vậy là khoảng hơn 2 giá. Tuy nhiên, nếu tính từ đáy trước đó, thì mức phục hồi đã tầm hơn 10%. Trên đồ thị, cổ phiếu này đang có đỉnh đáy sau cao hơn khá thuyết phục cùng nhiều chỉ báo cho tín hiệu rất tích cực.
Mặc dù DPG đang vướng đỉnh ngắn hạn tầm 48,5 và phiên cuối tuần DPG không đủ sức vượt qua vì khối lượng giao dịch cũng như thị trường chung không ủng hộ. Tuy nhiên, cơ hội vượt đỉnh vẫn sáng nếu DPG điều chỉnh tích lũy không thủng được MA10 quanh giá 46 và dòng tiền vào nhiều hơn ủng hộ.
Trong trường hợp mua được DPG quanh giá này (46) thì mục tiêu 50-52 với giá cắt lỗ nhỏ thua đáy gần nhất quanh 45 là quá ổn
Nếu quan sát kèm Ichimoku, DPG vẫn ở trên đám mây với khoảng cách khá sát cho thây cơ hội tăng tiếp tương đối sáng sủa trong khi hỗ trợ quanh 46 đủ mạnh để giữ được DPG không tụt sâu hơn.
Hải Đăng/Trưởng bộ phận phân tích kỹ thuật, TVSI Ngọc Khánh
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 16/2019/TT-NHNN quy định về phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước. Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước là giấy tờ có giá ngắn hạn do Ngân hàng Nhà nước phát hành để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước được phát hành cho tổ chức tín...