Tại sao có hiện tượng thở dốc khi leo cầu thang?
Chọn thang bộ thay vì thang máy đôi khi là một quyết định khó khăn, thử thách cả về ý chí và thể chất. Thở dốc khi leo cầu thang bộ là hiện tượng bình thường mà ai cũng có thể gặp.
Do vấn đề sức khỏe
Nếu sau khi leo cầu thang, bạn không chỉ thở dốc mà còn bị đau ngực, sưng bàn chân và mắt cá chân hoặc bắt đầu ho, bạn nên đi khám bác sĩ vì đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn có vấn đề sức khỏe.
Ảnh minh họa.
Bạn chưa khởi động
Trước khi bắt đầu tập luyện, chúng ta thường khởi động. Điều này rất quan trọng vì nó giúp làm nóng các cơ, dần dần tăng lưu lượng máu và oxy, đồng thời giảm nguy cơ bị thương.
Khi leo cầu thang, chúng ta nhanh chóng chuyển từ trạng thái nghỉ ngơi sang hoạt động thể chất nhiều hơn mà không cần khởi động trước. Đó là lý do tại sao cơ thể bạn sẽ cần phải làm việc nhiều hơn để có nhiều oxy được cung cấp đến các cơ trong một khoảng thời gian rất ngắn, nhịp tim sẽ tăng lên.
Video đang HOT
Vì vậy, chúng ta thở dốc sau khi leo thang là điều bình thường.
Ảnh minh họa.
Leo cầu thang không giống như bài tập cardio thông thường
Leo cầu thang sử dụng một hệ thống năng lượng khác nhau hơn các bài tập tim mạch mà chúng ta thường làm. Nó được gọi là hệ thống năng lượng phosphagen, được sử dụng khi cơ bắp của bạn cần nhiều năng lượng trong các hoạt động ngắn hạn nhưng cường độ cao.
Ảnh minh họa.
Có một số phân tử cần thiết để hệ thống này hoạt động, nhưng không nhiều. Vì vậy, chúng ta nhanh thở dốc hơn sau khi leo cầu thang một thời gian ngắn so với tập các bài cardio trong thời gian dài và ổn định.
Cơ bắp mệt mỏi nhanh hơn
Sợi cơ được chia làm 2 loại: cơ co rút chậm và cơ co rút nhanh.
Nếu bạn hay chạy bộ, bạn có thể chịu đựng khi chạy đường dài nhờ các sợi co giật chậm, ít bị mệt mỏi hơn nhưng không có nhiều sức mạnh. Khi bạn đi bộ lên cầu thang, bạn cần các cơ co giật nhanh để thực hiện những chuyển động nhưng sẽ mệt mỏi nhanh hơn.
Người không tập luyện nhiều có thể ít thở dốc hơn
Nếu bạn đã rèn luyện sức bền của mình bằng cách chạy, bạn đã sử dụng các sợi co giật chậm của mình nhiều hơn và chúng dựa vào quá trình trao đổi chất hiếu khí. Tuy nhiên, khi bạn leo lên cầu thang, những đợt hoạt động ngắn đó đòi hỏi sự trao đổi chất kỵ khí. Nó tạo ra carbon dioxide và hydro, những thứ mà các vận động viên sức bền nhạy cảm hơn những người khác. Đó là lý do tại sao những người không vận động nhiều có thể dễ dàng đi lên cầu thang hơn so với những người tập luyện sức bền.
Ảnh minh họa.
Cách leo cầu thang bộ dễ dàng hơn
Hãy thử sử dụng cầu thang thường xuyên hơn. Chúng ta thấy khó khăn khi leo cầu thang là vì chúng ta không thực hiện loại vận động này thường xuyên nên cơ thể không quen.
Bạn cũng có thể thử các bài tập như chạy nước rút, nhảy hoặc các chuyển động đòi hỏi nhiều năng lượng.
Bạn có thể làm là rèn luyện cơ mông và chân của mình bằng cách thực hiện động tác squat và lunge.
Nước tiểu của bệnh nhân 62 tuổi chuyển màu xanh lá sau 5 ngày nằm viện
Chỉ 5 ngày sau khi nhập viện, nước tiểu của nam bệnh nhân chuyển sang màu xanh lá cây đậm.
Theo Live Science , nhân vật trong câu chuyện trên là người đàn ông 62 tuổi sống tại Mỹ. Ông được chẩn đoán mắc phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và bệnh đang diễn biến theo chiều hướng tiêu cực. Ông phải đến phòng cấp cứu bệnh viện Weiss Memorial (Chicago, Mỹ) sau 2 ngày bị khó thở.
Tại đây, các bác sĩ phát hiện nồng độ carbon dioxide trong máu người bệnh ở mức cao, có thể đe dọa tính mạng. Ông nhanh chóng được chuyển vào phòng chăm sóc đặc biệt, sử dụng máy thở và tiêm thuốc gây mê toàn thân propofol. Nước tiểu của ông được đưa ra ngoài bằng một ống thông nối với bịch chứa. Năm ngày sau, nước tiểu của người này bất ngờ chuyển sang màu xanh.
Mặc dù màu sắc nước tiểu có vẻ bất thường và đáng sợ nhưng thực ra nó là một tác dụng phụ vô hại của thuốc propofol. Trong một số trường hợp, loại thuốc gây mê toàn thân phổ biến này có thể khiến nước tiểu có màu xanh lá cây.
Theo các chuyên gia, hiện tượng nước tiểu có màu xanh lá cây có thể do nhiều nguyên nhân như tác dụng phụ của thuốc, các bệnh nhiễm trùng và vấn đề về gan. Chính xác sự đổi màu này diễn ra như thế nào vẫn chưa được khoa học giải thích rõ ràng nhưng nó có thể xảy ra khi một số chất trong thuốc propofol được thải trừ qua thận chứ không phải qua gan như thông thường.
Hiện tượng này là lành tính và sẽ chấm dứt sau khi ngừng thuốc. Với ca bệnh trên, nước tiểu của người đàn ông đã trở lại bình thường sau khi cơ thể ông được loại bỏ propofol. Ông nằm viện trong 2 tuần, sau đó được đưa đến một cơ sở phục hồi chức năng. Trước đó, năm 2019, các tài liệu y khoa từng ghi nhận trường hợp một phụ nữ mắc hội chứng nước tiểu màu tím, đây là kết quả của một phản ứng hóa học kỳ lạ có thể diễn ra bên trong túi đựng ống thông.
Tập thể dục ngoài trời với khẩu trang: Những điều nên và không nên làm Tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp ở nhiều nước trên thế giới. Đeo khẩu trang được xem là một biện pháp giúp bảo vệ mình và góp phần bảo vệ người khác tránh khỏi nguy cơ lây lan dịch bệnh. Ảnh: Shutterstock Một câu hỏi thường được nhiều người quan tâm là mức độ an toàn khi tập...