Tại sao có hiện tượng rong kinh?
Rong kinh là hiện tượng kỳ kinh kéo dài trên 7 ngày, mất nhiều máu, gây ảnh hưởng nhiều tới tâm sinh lý và sức khỏe của nữ giới.
Rong kinh là gì?
Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường kéo dài từ 21 – 35 ngày (phổ biến nhất là 28 – 32 ngày), thời gian hành kinh trung bình là 3 – 7 ngày. Tuy nhiên, nếu thời gian hành kinh kéo dài trên 7 ngày được coi là bị rong kinh. Lượng máu kinh có thể tiết ra nhiều, ít hoặc bình thường. Nhưng đa phần, rong kinh hay đi kèm với cường kinh (tình trạng chảy máu nhiều trong kỳ đèn đỏ).
Rong kinh là một trong những kiểu rối loạn kinh nguyệt thường gặp ở phụ nữ (Ảnh minh họa)
Nguyên nhân bị rong kinh
Theo bệnh viện Quốc tế Vinmec, nguyên nhân gây rong kinh được chia thành hai loại: Rong kinh cơ năng và do nguyên nhân thực thể.
Rong kinh cơ năng: Thường gặp ở giai đoạn đầu và giai đoạn cuối của thời kỳ dậy thì và tiền mãn kinh. Ở lứa tuổi này, nội tiết tố biến đổi nhiều, lượng estrogen tăng lên đột ngột hoặc giảm mạnh khiến chu kỳ kinh nguyệt kéo dài và lượng máu kinh ra nhiều.
Video đang HOT
Trong vòng 2 năm đầu tiên sau khi bắt đầu có kinh, các bạn gái thường có vòng kinh không đều. Chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài 21 – 40 ngày, lên xuống 10 ngày giữa các chu kỳ. Rong kinh đôi khi đi kèm với cường kinh, nhất là khi trước đó phụ nữ có một vòng kinh dài bất thường.
Rong kinh do nguyên nhân thực thể: do tổn thương thực thể ở tử cung hoặc buồng trứng như: viêm nội mạc tử cung, polyp buồng tử cung, u xơ tử cung, buồng trứng đa nang, ung thư cổ tử cung, ung thư nguyên bào nuôi, ung thư nội mạc tử cung,…
Ngoài ra, một số thuốc tránh thai (đặc biệt là thuốc tránh thai khẩn cấp) có thể gây rong kinh.
Ảnh minh họa
Thời gian thay băng vệ sinh nhanh hơn so với bình thường vì ra máu quá nhanh và quá nhiều.
Lượng băng vệ sinh sử dụng trong những ngày hành kinh tăng lên đột biến.
Đau bụng kinh, máu kinh vón thành cục.
Da dẻ vàng vọt, xanh xao; mệt mỏi; choáng, thở dốc.
Ảnh minh họa
Dự phòng khi bị rong kinh
Khi bị rong kinh, phụ nữ nên thực hiện theo hướng dẫn sau:
Nằm nghỉ nếu bị ra máu quá nhiều.
Giữ sức khỏe bằng cách ăn uống, nghỉ ngơi điều độ, tập thể dục thường xuyên, tránh căng thẳng, mệt mỏi kéo dài.
Duy trì chế độ ăn uống ít thịt và chất béo, bổ sung thêm thực phẩm giàu magie, kẽm, sắt, vitamin B1, B6 và vitamin E. Phụ nữ nên kiêng các chất kích thích như cà phê, rượu và một số gia vị cay trong kỳ kinh nguyệt.
Ăn ngải cứu hằng ngày vì theo Đông y, ngải cứu có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh, giảm lượng máu xấu trong chu kỳ kinh.
Đi khám phụ khoa để được bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân chính xác và đưa ra phương án điều trị phù hợp với cơ địa và tình trạng bệnh nặng, nhẹ.
Khi bị rong kinh quá lâu, người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để khám, xác định nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp, tránh để tình trạng này kéo dài gây ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như khả năng sinh sản.
Đừng chủ quan khi em gái dậy thì bị rong kinh
Rong kinh là sự ra huyết âm đạo bất thường mà không liên quan đến chu kỳ kinh. Chu kỳ kinh trung bình là 28 ngày, có thể thay đổi từ 21-35 ngày.
Ở tuổi dậy thì, chu kỳ kinh thường không đều, khi dài khi ngắn hoặc vô kinh hoặc rong kinh. Nguyên nhân là do vòng kinh không có rụng trứng vì sự điều chỉnh nội tiết của vỏ não xuống buồng trứng hay sự hoạt động của buồng trứng chưa ổn định. Khi đến tuổi trưởng thành, tình trạng rối loạn kinh nguyệt sẽ được cải thiện vì hệ thống điều chỉnh nội tiết từ vỏ não tới buồng trứng đã hoàn chỉnh.
Trong lứa tuổi dậy thì, bé gái thường vô kinh nhiều tháng, sau đó có kinh lại thì kinh kéo dài. Trường hợp bị rong kinh, mỗi ngày người bệnh thấy có xuất huyết âm đạo không nhiều, có khi không ướt hết một băng vệ sinh nhỏ mà chỉ là một chút máu đen. Nhưng nếu ra huyết kéo dài nhiều tháng thì sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu nặng, đôi khi phải truyền máu. Thiếu máu sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của bé gái, ảnh hưởng đến học hành đồng thời sẽ có triệu chứng suy nhược cơ thể đi kèm theo.
Trong giai đoạn bị "đèn đỏ", cơ thể rất nhạy cảm. Vi khuẩn dễ dàng tấn công gây những bệnh viêm nhiễm vùng kín như: viêm âm đạo, u màng trong tử cung, viêm buồng trứng... Nếu lượng máu trong những ngày có kinh mất đi quá nhiều sẽ gây thiếu máu, cơ thể dễ mệt mỏi, cáu gắt, khó chịu. Vì thế, nên thường xuyên theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình. Khi vòng kinh dài, ngắn bất thường hay lượng máu mất đi trong những ngày có kinh quá nhiều, hãy đi bác sĩ khám ngay. Nếu để quá lâu sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như khả năng sinh sản sau này.
Khi bị rong kinh nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để được chỉ dẫn và điều trị đúng, không nên tự ý dùng các thuốc điều kinh, vì hầu hết các thuốc này đều là thuốc nội tiết, dùng không đúng cách sẽ gây hại sức khỏe. Bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, nên bổ sung vào bữa ăn hàng ngày các nhóm thực phẩm giàu vitamin nhóm B như: cá, thịt bò, trứng, sữa, pho mát... Nên ăn nhiều các loại rau và hoa quả, đặc biệt là những loại rau quả có màu đỏ đậm như: cà chua, cà rốt... Hạn chế dùng các loại đồ ăn nhiều chất béo và các loại nước uống có chất kích thích như: rượu, bia, cà phê, thuốc lá...
Nam thanh niên 19 tuổi vẫn chưa 'dậy thì' Bệnh nhân này cho biết, từ năm 10 tuổi cậu đã dừng phát triển chiều cao. Ảnh minh họa. Theo thông tin từ Dân trí, nam thanh niên N.H.T. đã 19 tuổi nhưng chỉ cao 1,5 m. Điều đáng ngại hơn là đã qua tuổi dậy thì nhưng T. vẫn không phát triển lông nách và lông mu, giọng cao, bộ phận sinh...