Tại sao Cố cung có hơn 70 giếng nước nhưng không ai dám uống? Nguyên nhân từ một sự thật đen tối của hậu cung khiến hậu thế phải ớn lạnh
Càn Long đế đã làm một thực nghiệm để thử nước trong giếng, kết quả phát hiện được sự thật bất ngờ.
Cố cung Bắc Kinh ngày nay mà chúng ta được chiêm ngưỡng chính là Tử Cấm Thành được xây dựng dựa trên nguyên hình Cố cung Nam Kinh ở thời Minh Thành Tổ.
Cố cung là biểu tượng độc đáo nhất trong tập hợp kiến trúc cung đình của Trung Quốc cổ đại, cũng là một trong những quần thể kiến trúc cổ có kết cấu bằng gỗ hoàn chỉnh nhất còn tồn tại trên thế giới.
Theo tư liệu lịch sử ghi lại, Minh Thành Tổ dời đô đến Bắc Kinh vì cho rằng nơi đây là “Long hưng chi địa”. Hoàng đế cổ đại đều có những mê tín phong kiến, cộng thêm Bắc Kinh lại là phong địa của Minh Thành Tổ nên ông đã cho xây dựng Cố cung, đồng thời xúc tiến bách tính vào Bắc Kinh an cư. Cả quá trình đã tiêu phí nguồn tiền tài và sức người khổng lồ.
Tử Cấm Thành có hơn 9.000 gian phòng lớn nhỏ. Một vị thái giám già từng nói: “Cố cung có hơn 70 giếng nước, nhưng không ai dám uống”. Vậy thì nguyên nhân đến từ đâu?
1. Hỏa hoạn
Một nơi có thể đào được giếng hay không còn phải phụ thuộc vào nguồn nước bên dưới lòng đất.
Cố cung có hơn 70 cung điện, tất cả được xây dựng bằng gỗ quý hiếm. Giếng nước cũng theo đó có hơn 70 cái, được phân bố vô cùng hợp lý. Vì kết cấu cung điện chủ yếu bằng gỗ nên rất dễ xảy ra hỏa hoạn khi có sấm sét hoặc do sự cố của con người.
Gia Tĩnh năm thứ 36 (năm 1557) và Vạn Lịch năm thứ 25 (năm 1597), Tử Cấm Thành lần lượt xảy ra 2 trận hỏa hoạn cực lớn, rất nhiều cung điện bị tiêu hủy, gây ra tổn thất nghiêm trọng. Lúc này, giếng nước là giải pháp cấp thiết để chữa cháy.
Thời kỳ Minh Thanh từng phát sinh hơn 100 trận cháy, nhưng cũng nhờ có những chiếc giếng này mà đa số cung điện vẫn được nguyên vẹn. Dần dần, người trong cung đã quen với việc dùng nước giếng cứu hỏa nên không còn uống nước trong đó nữa.
2. Mê tín phong kiến, uống nước giếng không may mắn, là nơi vùi xác người
Trong những bộ phim cung đấu của Trung Quốc, chúng ta thường thấy cảnh hậu cung đấu đá lẫn nhau, và đầu độc bằng nước giếng chính là một trong những biện pháp mà các phi tần hay sử dụng để trừ khử đối phương.
Những câu chuyện này đều có chứng cứ lịch sử và nổi tiếng nhất là “giếng Trân phi”. Giếng Trân phi vốn chỉ là một giếng nước bình thường ở Thuận Trinh môn. Trước đêm 8 nước liên quân tiến vào Tử Cấm Thành, Từ Hi Thái Hậu vội vàng chạy thoát, nhưng không muốn dẫn theo Trân phi, người suốt ngày thích chống đối bà, đồng thời không muốn bị sỉ nhục bởi người phương Tây nên đã hạ lệnh dìm chết Trân phi trong giếng này.
Mặc dù đau thương tột cùng nhưng Quang Tự đế cũng không thể làm được gì, chỉ trách bản thân mang danh Hoàng đế nhưng không có thực quyền. Đợi 2 năm sau trở lại kinh đô, ông mới cho phép người nhà của Trân phi đến vớt xác nàng ra để an táng. Chị của Trân phi là Cẩn phi vì tiếc thương cho em gái nên đã lập linh đường và bài vị ngay bên giếng. Thế là giếng Trân phi đã tồn tại cho đến nay và trở thành một nơi nổi tiếng trong Cố cung.
Trên thực tế, lịch sử vương triều phong kiến Trung Quốc không chỉ có mỗi câu chuyện Trân phi liên quan đến giếng nước trong Tử Cấm Thành. Hậu cung giai lệ đấu đá lẫn nhau để tranh sủng của Hoàng đế, biết bao mạng người phải chôn xác dưới giếng vì những thâm kế độc ác.
Hơn nữa, cung nữ đã vào cung thì chắc chắn một đi không trở lại. Cung nữ phạm lỗi chịu tội chết, cung nữ chết già, phi tần tự sát,… tất cả những cái xác này cũng được ném dưới giếng. Thế thì còn ai mà dám uống nước của những cái giếng này nữa?
3. Nước không thích hợp để uống
Nếu không thể uống nước ở giếng trong cung thì cuộc sống trong Tử Cấm Thành phải được duy trì như thế nào?
Càn Long đế từng làm một thực nghiệm, đối chiếu các nguồn nước với nhau rồi đưa ra một kết luận: Nước suối ở núi Ngọc Tuyền có thể sử dụng được và nên được khai thác để phục vụ trong cung, đồng thời không thể dùng nước giếng vì có mùi lạ, hơn nữa uống vào gây hại cho sức khỏe con người.
Nếu một cái giếng bị người đổ chất độc xuống thì những giếng nước trong cung cũng bị nhiễm độc theo vì chúng có chung mạch nước ngầm.
Hơn nữa, những cái giếng này còn nối thông với sông hộ thành bên ngoài. Bên cạnh đó, trường hợp sông hộ thành bị người dân vứt rác hoặc vứt xác động vật cũng không phải không có, các giếng nước cũng bị ảnh hưởng liên đới theo.
Tất cả những nguyên nhân trên khiến chất nước trong giếng ngày càng kém. Mặc dù không thể uống, nhưng nước giếng vẫn có thể được sử dụng để tẩy rửa cung điện và các hoạt động đơn giản khác.
Hoàng đế có cả thiên hạ nhưng phòng ngủ không quá 10 mét vuông: Nhìn Tử Cấm Thành sẽ rõ!
Sau nhiều năm, hậu thế phải kinh ngạc vì nơi ở của hoàng đế hóa ra lại ẩn chứa nhiều bí mật như vậy.
Như chúng ta đã biết, trong xã hội cổ đại, hoàng đế là người nắm giữ quyền lực lớn nhất trong một nước. Không những vậy, hoàng đế cũng là người sở hữu nhiều của cải, vật phẩm có giá trị. Các thiên tử có cuộc sống khác hoàn toàn so với người bình thường. Vật dụng, nơi ở của nhà vua cũng có sự khác biệt.
Thế nhưng có một thực tế kỳ lạ đó là hoàng đế có nhiều tiền của, quyền lực là thế nhưng lại ở trong căn phòng không hề lớn. Bước vào phòng ngủ của hoàng đế trong Tử Cấm Thành, chúng ta sẽ thấy nơi sinh sống của vị vua này chỉ rộng khoảng 10 mét vuông, không lớn hơn bao nhiêu so với thường dân.
"Long sàng" của nhà vua cũng không rộng hơn giường của thường dân là mấy. Khi hoàng đế ngủ, hai bên còn buông hai lớp rèm. Trên thực tế, không gian phòng ngủ chưa chắc đã được 10 mét vuông.
Một số người cho rằng điều này xuất phát từ thuyết phong thủy cổ xưa. Người ta cho rằng "phòng to người ít là điềm hung". Hơn nữa, còn có ý kiến cho rằng nếu phòng ngủ quá rộng sẽ càng khó có con.
QUAN NIỆM DÂN GIAN
Có thể nói, hoàng đế không thiếu nhà để ở. Tử Cấm Thành là một trong những công trình đồ sộ. Nhưng phòng ốc ở đây không được xây dựng tùy tiện theo ý muốn. Trên thực tế, số lượng phòng trong Tử Cấm Thành đã bị giới hạn.
Trong dân gian Trung Quốc xưa có một câu nói như thế này: "Kinh đô của các hoàng đế có chín nghìn chín trăm chín mươi chín phòng rưỡi (9999,5 phòng)". Nhiều người sẽ thắc mắc tại sao có một nửa phòng mà không làm tròn lên 10.000 phòng?
Tương truyền, Thiên Cung là nơi Ngọc hoàng ở có một vạn tương đương với 10.000 ngôi nhà. Hoàng đế tuy cao quý được ví là "thiên tử" những cũng không được vượt qua hệ thống của Thiên cung. Do đó, những ngôi nhà của vua nghiễm nhiên không được vượt quá số lượng nhà của Ngọc hoàng tại Thiên Cung.
Tử Cấm Thành vào mùa đông. Nguồn ảnh: Sohu.
Ở Trung Quốc cổ đại, quan niệm về số âm (số chẵn) và số dương (số lẻ) vẫn còn khá phổ biến. Theo các ghi chép còn sót lại, các chi tiết trong Tử Cấm Thành hầu hết là các số dương.
Theo quan niệm này thì 1 là nhỏ nhất trong số dương, 9 là lớn nhất và 5 là trung tâm. Con số 9999,5 phòng tương ứng với "cửu ngũ" hoàn toàn phù hợp với tư tưởng truyền thống. Theo giả thuyết này, rất có thể phòng ngủ của nhà vua là căn phòng lẻ cuối cùng. Do đó, nó có kích thước khá nhỏ.
LÝ THUYẾT ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ
Để hiểu hơn về thuyết điều hòa không khí này, chúng ta có một ví dụ như sau. Nếu bạn lắp điều hòa trong căn phòng khoảng 10 mét vuông thì nửa giờ sau không khí sẽ được làm mát. Nhờ đó, thời gian hoạt động của máy điều hòa sẽ được rút ngắn lại. Bởi vì không gian nhỏ, năng lượng cần thiết càng ít.
Nhưng khi bạn đặt chiếc điều hòa tương tự trong ngôi nhà rộng 100 mét vuông, thì dù cho tốn rất nhiều thời gian, không khí trong nhà cũng chưa thể được làm mát. Vì nhà càng lớn, càng cần nhiều năng lượng. Dù máy điều hòa đã làm việc hết công suất thì nhiệt độ trong nhà vẫn không thể so được với căn phòng 10 mét vuông kia.
Nhìn lại, con người chúng ta cũng là một cơ thể năng lượng phát ra nhiệt. Khi ngôi nhà càng lớn, cơ thể con người càng tiêu hao nhiều năng lượng hơn. Vì vậy, kích thước của ngôi nhà phải tương xứng với số lượng người ở.
Có nghĩa là, ngôi nhà càng lớn thì càng nên có nhiều người ở. Trái lại, nhà có ít người ở thì nên thu hẹp diện tích lại.
Hình minh họa phòng ngủ của hoàng đế thời xưa. Nguồn ảnh: Sohu.
Các chuyên gia ở Tử Cấm Thành giải thích thêm rằng khu vực Bắc Kinh có mùa đông rất khắc nghiệt. Các phòng ngủ nhỏ được thiết kế là để giữ ấm. Bởi vì trong triều đại nhà Minh và nhà Thanh, nhiệt độ mùa đông ở đây thậm chí có thể thấp hơn -10 độ C.
Kỳ thực, hoàng đế dẫu có quyền lực nhưng thân thể cũng không hơn người thường bao nhiêu. Để bảo toàn long thể, kéo dài tuổi thọ, hoàng đế cũng cần tuân theo những quy luật của cuộc sống.
Đây là một phần lý do giải thích cho việc phòng ngủ của hoàng đế trong Tử Cấm Thành lại nhỏ như vậy.
"Bảo vật" trên cổng Tử Cấm Thành có tiền chẳng đổi được: Hậu thế không ai chạm vào Sự tồn tại của những "nốt sần" trên cổng Tử Cấm Thành là thứ được hoàng đế coi trọng, thậm chí ban hẳn quy định để trừng phạt kẻ nào dám mạo phạm. Những ai đã từng đến Tử Cấm Thành hoặc biết đến qua các bộ phim điện ảnh và truyền hình đều biết rằng cửa nào của công trình này có...