Tại sao có chứng bệnh sợ hãi?
Sợ hãi là cảm giác sợ đến khiếp xảy ra một cách đột ngột, không báo trước, mạnh mẽ, có giới hạn về thời gian, đi kèm với những triệu chứng toàn thân khác.
Những triệu chứng này gồm:
- Nhịp tim nhanh hoặc các cơn đánh trống ngực (dễ lầm tưởng là bệnh tim mạch).
- Đau ngực hoặc khó chịu ở ngực (dễ nhầm với bệnh tim).
- Ra mồ hôi (lầm tưởng bị cường thần kinh giao cảm).
- Hơi thở ngắn, khó thở (dễ nhầm bị bệnh phổi).
- Cảm giác nóng hoặc ớn lạnh (lầm tưởng rối loạn trung tâm điều hòa nhiệt độ ở não).
- Chóng mặt hoặc ngất xỉu (dễ bị cho là rối loạn tuần hoàn não).
Video đang HOT
- Buồn nôn hoặc khó chịu ở bụng (dễ nhầm với bệnh đường tiêu hóa).
- Cảm giác ngộp thở.
- Run rẩy hoặc lắc lư thân thể.
- Đánh mất nhân cách hoặc đánh mất nhận thức.
- Sững sờ hoặc dị cảm.
- Sợ chết.
- Sợ bị điên hoặc mất kiểm soát.
Chẩn đoán bệnh đòi hỏi bệnh nhân bị ít nhất 4 cơn sợ hãi trong thời gian 4 tuần. Các cơn sợ hãi đòi hỏi có 4 hoặc nhiều hơn các triệu chứng kèm theo kể trên. Các triệu chứng này xảy ra đột ngột, không có nguyên nhân thực thể rõ ràng và giữ cường độ trong vòng 10 phút kể từ khi khởi phát triệu chứng đầu tiên. Thời gian của một cơn sợ hãi có thể rất khác nhau nhưng điển hình là hơn 10 phút.
Thời gian của một cơn sợ hãi có thể rất khác nhau nhưng điển hình là hơn 10 phút.
Chính vì các triệu chứng kèm theo ở bệnh nhân mà đa số thầy thuốc tại các chuyên khoa khác nhau đã chẩn đoán nhầm và điều trị mãi mà không dứt bệnh. Cho đến khi gặp thầy thuốc tâm thần, bệnh nhân mới được chẩn đoán đúng bệnh và điều trị tận gốc.
Chứng bệnh sợ hãi đôi lúc xảy ra trên một số bệnh nhân bị một căn bệnh khác. Chẳng hạn stress sau chấn thương, bệnh tâm thần phân liệt, bệnh ở tuyến giáp, thiếu máu, ngộ độc một số thuốc gây nghiện. Các cơn sợ hãi xảy ra ở trẻ em có thể dẫn đến học hành sa sút như ở lại lớp, tránh đến trường học, xa lánh cha mẹ, nghiện hút, trầm cảm, ý nghĩ tự sát. Vì vậy, cha mẹ cần thường xuyên theo dõi con mình.
Về vấn đề điều trị, cần một bác sĩ tâm thần giỏi và am hiểu các chuyên khoa khác để vừa điều trị căn nguyên vừa điều trị triệu chứng. Lưu ý rằng bệnh nhân không được tự mua thuốc điều trị mà cần phải đến bác sĩ chuyên khoa tâm thần để được khám và cho thuốc uống, như vậy mới mong khỏi bệnh và tránh được những sự cố đáng tiếc.
Theo TTVN
4 loại quả vừa giữ nước vừa giải nhiệt ngày hè
Khi nhiệt độ cơ thể cao thường dễ bị mất nước, nếu không bù đủ nước cơ thể sẽ trở nên mệt mỏi. Ngoài khẩu phần nước phải bù bạn nên bổ sung thêm 4 loại hoa quả tự nhiên dưới đây đảm bảo sẽ làm mát và giữ cơ thể luôn tươi tắn với làn da căng mịn.
Dưa chuột
Dưa chuột chứa nhiều kali giúp duy trì và cân bằng khoáng chất trong cơ thể. Ngoài ra, nó cũng rất giàu thành phần lipid có tên là 'sterol' có thể làm giảm nồng độ cholesterol. Vỏ dưa chuột chứa nhiều sterol nhất do vậy các bà nội trợ nên cân nhắc kỹ trước khi gọt bỏ phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe này nhé. Hơn nữa, dưa chuột cũng chứa rất ít calo - là món rau củ lý tưởng trong chế độ ăn kiêng.
Nước ép dưa hấu
Hoa quả tươi và mọng nước như dưa hấu có hàm lượng calo thấp lại chứa nhiều nước, đây là loại quả tuyệt vời nhất giúp bạn nhanh bù lại phần nước đã mất do ra mồ hôi khi đi nắng hoặc làm việc vất vả.
Dâu tây
Dâu tây không chỉ được xếp hạng là loại quả chứa nhiều nước mà còn giàu vitamin C, chất chống ô-xy hóa giúp cải thiện và hồi phục nhanh vùng da bị tổn thương do bỏng hoặc khô da do rám nắng.
Cà chua
Ngoài cuộc chiến chống ung thư và các bệnh khác, cà chua cũng là một trong những loại rau quả giữ nước nhiều. Bên cạnh đó, chất lycopene trong cà chua giúp bảo vệ da khỏi tác hại của tia cực tím do tiếp xúc với ánh mặt trời vào mùa hè.
Theo TPO
Ô nhiễm có thể gây bệnh tự kỷ Nghiên cứu mới đã chứng minh được rằng, không khí bị ô nhiễm có thể làm thay đổi bộ não con người và có thể gây ra bệnh tự kỷ hoặc tâm thần phân liệt, đặc biệt là đối với trẻ em. Không những gây ra các bệnh như tự kỷ, tâm thần phân liệt mà ô nhiễm không khí còn làm giảm...