Tại sao chính phủ mới của Myanmar vẫn chưa ‘lộ diện’?
Đảng của bà Aung San Suu Kyi đã giành quyền kiểm soát quốc hội Myanmar, chấm dứt hơn nửa thế kỷ quân đội nắm quyền, tuy nhiên ai sẽ là người đứng đầu chính phủ và những ưu tiên trong chính sách vẫn còn là điều bí mật.
Điều duy nhất biết được cho đến bây giờ, đó là Quốc hội được bầu cử tự do lần đầu sau cuộc đảo chính năm 1962 sẽ dành cho đa số đại diện từ Liên minh quốc gia vì dân chủ (NLD) của bà Suu Kyi. Dù không được làm Tổng thống nhưng bà Suu Kyi cũng chưa đưa ra nhiều gợi ý về ứng viên mà bà đã chọn cho những vị trí chủ chốt trong nội các Myanmar.
Joshua Kurlantzick, cố vấn cao cấp về Đông Nam Á tại Hội đồng quan hệ quốc tế ở Washington, nhận định: “Tôi không nghĩ rằng mọi vị trí đã được quyết định. Có thể do đảng của bà Suu Kyi chưa có kinh nghiệm trong vấn đề này và đây lại là lần đầu tiên nên họ cần cân nhắc kỹ lưỡng những cái tên thích hợp”.
Đối với sự thay đổi dân chủ ở Myanmar, có thể phần lớn các chính sách vẫn không biến chuyển, điều này sẽ khiến các nhà đầu tư e dè. Quân đội vẫn có một quyền lực nhất định theo như hiến pháp quy định, gồm cả các ghế trong quốc hội, có quyền can thiệp vào thay đổi chính sách và kiểm soát các vị trí bộ trưởng chủ chốt. Những quy định đó cũng khiến bà Suu Kyi không thể trở thành Tổng thống.
Đảng của bà Suu Kyi vẫn chưa đưa ra ứng viên cho vị trí lãnh đạo đất nước. Nguồn: Bloomberg
Bà Suu Kyi, 70 tuổi, từng cam kết sẽ lãnh đạo chính phủ, rất cẩn trọng trong việc không kích động các lãnh đạo quân đội, thậm chí còn yêu cầu những người ủng hộ bà không ăn mừng chiến thắng của NLD. Bà cũng đã tổ chức gặp mặt cựu Tổng thống Thein Sein cũng như người đứng đầu quân đội Min Aung Hlaing để có thể tiến hành chuyển giao quyền lực trong hòa bình.
Video đang HOT
NLD dường như vẫn còn mơ hồ về kế hoạch của mình. Mặc dù bản tuyên ngôn tranh cử của đảng trải rộng từ vấn đề kinh tế tới giáo dục và các mối quan hệ sắc tộc nhưng tài liệu này lại không đưa ra những chi tiết chắc chắn. Ví dụ, về cải cách kinh tế, NLD cam kết những việc như mở rộng hệ thống thuế và tăng cường đầu tư nước ngoài nhưng không nói là làm như thế nào.
“Tôi nghĩ đã đến lúc NLD tuyên bố những lĩnh vực và vấn đề mà họ tập trung. Cho đến nay, chúng tôi chưa biết cái gì chính xác cả”, Kyaw Lin Oo, một nhà phân tích chính trị ở Yangon nói.
Nhiệm kỳ của ông Thein Sein sẽ kết thúc và cuối tháng 3 tới vì vậy NLD còn có chút thời gian trước khi phải đưa ra ứng viên Tổng thống để quốc hội bỏ phiếu. Các ứng viên tiềm năng được đề cập trên truyền thông địa phương đó là người đồng sáng lập NLD Tin Oo, cựu lãnh đạo đảng những năm 1980 cho tới bác sĩ riêng của bà Suu Kyi, Tin Myo Win.
Chính phủ mới sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm thu hút đầu tư, xây dựng cơ sở vaatj chất, giảm tệ quan liêu, chiến đấu chống tham nhũng và nâng cao chất lượng giáo dục. NLD cần đảm bảo không xảy ra các xung đột sắc tộc và cho cộng đồng quốc tế thấy được rằng đảng này nghiêm túc trong việc bảo vệ quyền lợi của nhóm người thiểu số. NLD cũng cần phải cải cách luật pháp trong vấn đề đầu tư, khai thác, sở hữu tài sản, sở hữu trí tuệ, những vấn đề còn tồn tại của bộ luật trước đó.
Sau nhiều thập kỷ là một quốc gia cô lập nhất ở châu Á, chính phủ của ông Thein Sein bắt đầu mở cửa sau khi giành chiến thắng năm 2010. Đầu tư trực tiếp nước ngoài được rót vào, tăng trưởng kinh tế đã khởi sắc. Ngân hàng phát triển châu Á dự đoán nền kinh tế Myanmar đã tăng trưởng 8,3% trong năm ngoái và vẫn giữ được phong độ như vậy trong năm nay. Đầu tư nước ngoài đạt mức 8 tỷ USD trong năm tài khóa 2015, gấp 20 lần so với năm 2010.
Herve Lemahieu, nhà nghiên cứu của Viện Quốc tế về nghiên cứu chiến lược ở London, phân tích: “Chính phủ của NLD sẽ được hưởng lợi từ việc mở cửa kinh tế và tiếp cận với các nguồn lực quốc tế cũng như đầu tư nước ngoài. Nhưng việc đưa ra những quyết định hợp lý, cân bằng lợi ích giữa ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản và phương Tây ở quốc gia đang thay đổi mạnh mẽ này sẽ không phải là điều dễ dàng”.
Theo ông Herve Lemahieu, có thể NLD sẽ được tự do thay đổi luật pháp để hình thành tương lai của đất nước. Nhưng trong bối cảnh hiện nay, việc này chỉ thực hiện được nếu hợp tác với các lực lượng vũ trang. Chỉ có thời gian mới cho thấy biện pháp này có hiệu quả hay không bởi chưa có một truyền thống nào cho việc chia sẻ quyền lực ở Myanmar.
Nội dung được thực hiện qua thảm khảo nguồn tin từ Bloomberg News. Bloomberg News cùng tờ BusinessWeek là hai chuyên trang về kinh tế, phân tích tài chính và cung cấp dữ liệu cho các đối tác doanh nghiệp của Tập đoàn truyền thông Bloomberg.
Theo Infonet
Kỷ nguyên mới ở Myanmar
Myanmar ngày 1.2 đã bước vào kỷ nguyên chính trị mới với phiên họp đầu tiên của tân quốc hội do đảng của bà Aung San Suu Kyi chiếm thế đa số.
Bà Aung San Suu Kyi (giữa) tại phiên khai mạc quốc hội mới - Ảnh: AFP
Sau hơn nửa thế kỷ dưới quyền cai trị của quân đội, Myanmar cuối cùng đã chứng kiến sự khai sinh của quốc hội mới với sự có mặt đông đảo của các đại diện dân cử, cụ thể là các nghị sĩ thuộc đảng Liên minh Quốc gia vì dân chủ (NLD) do bà Aung San Suu Kyi dẫn dắt, theo AFP.
Đây là khoảnh khắc mà nữ lãnh đạo này đã chờ đợi hơn 25 năm qua, kể từ khi NLD giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử vào năm 1990 nhưng bị chính quyền quân sự hủy bỏ kết quả. Đến tháng 11 năm ngoái, NLD một lần nữa giành chiến thắng vang dội, chiếm được 390 trong tổng số 664 ghế của quốc hội, vốn có 25% số ghế mặc nhiên thuộc về phía quân đội.
Đài Channel News Asia dẫn lời các tân nghị sĩ cho hay họ trong tâm trạng "háo hức pha lẫn căng thẳng và lo lắng", nhưng "mang hy vọng cho một sự thay đổi" khi chính thức tuyên thệ nhậm chức tại tòa nhà quốc hội ở Nay Pyi Taw. Trong ngày đầu tiên, các nghị sĩ NLD mặc đồng phục cam, tỏ vẻ hoàn toàn lấn lướt các nghị sĩ của quân đội trong trang phục xanh lá nhạt.
Đồng minh thân cận của bà Aung San Suu Kyi là ông Win Myint đã được bầu làm Chủ tịch Hạ viện. Tuy nhiên, trong một dấu hiệu thể hiện sự mềm dẻo về chính trị của bà Suu Kyi, ông Ti Khun Myat thuộc đảng Liên minh đoàn kết và phát triển (USDP) thân giới quân đội đã được bầu làm Phó chủ tịch Hạ viện. "Hôm nay là ngày đầy tự hào trong chính sử Myanmar và cho quá trình chuyển giao dân chủ", theo Reuters dẫn lời phát biểu mở đầu của ông Win Myint.
Nhiệm vụ đầu tiên và vô cùng quan trọng của lưỡng viện quốc hội là bầu ra tổng thống. Mỗi viện sẽ đưa ra ứng viên cho vị trí này và phía quân đội, với 25% số đại biểu, cũng sẽ đề xuất một người. Kế đến, lưỡng viện quốc hội sẽ bỏ phiếu chọn ra người đảm trách vai trò tổng thống dựa trên 3 ứng viên. Hai người còn lại sẽ trở thành các phó tổng thống. Với thế đa số ở quốc hội, NLD sẽ có toàn quyền chọn ra tổng thống. Tuy nhiên, vị trí này vẫn còn là một ẩn số do bà Aung San Suu Kyi chưa tiết lộ ứng viên có thể thay thế Tổng thống Thein Sein, người chuẩn bị rời ghế vào tháng sau.
Theo hiến pháp sửa đổi vào năm 2008, bà Suu Kyi không thể trở thành tổng thống do lập gia đình với người ngoại quốc và có con cái mang quốc tịch nước ngoài. Mặc dù bà Suu Kyi từng tuyên bố rằng bà thậm chí sẽ còn "cao hơn tổng thống", nhưng NLD vẫn chưa giải thích rõ ràng vai trò chính xác của nhà lãnh đạo 70 tuổi này.
Bất chấp việc ai là tổng thống, 51,5 triệu dân Myanmar đang mong đợi NLD có thể giải quyết những khó khăn mấu chốt lâu nay của quốc gia Đông Nam Á, từ vực dậy nền kinh tế đến mang lại hòa bình cho các khu vực xung đột.
Thụy Miên
Theo Thanhnien
Tổng thống sắp mãn nhiệm Myanmar cam kết hỗ trợ chính phủ mới Tổng thống Myanmar Thein Sein hôm nay kêu gọi các đảng phái chính trị cùng phối hợp vì lợi ích quốc gia, nói ông sẽ hỗ trợ chính phủ mới do bà Aung San Suu Kyi thiết lập. Tổng thống Myanmar Thein Sein (trái) bắt tay bà Aung San Suu Kyi trong cuộc gặp ngày 2/12/2015 tại thủ đô Naypyitaw. Ảnh: AP. "Do...