Tại sao cánh tay bị đau khi tiêm chủng?
Đau và phát ban là phản ứng bình thường khi mọi người tham gia tiêm chủng phòng Covid-19. Tuy nhiên, mức độ đau mà mỗi người gặp phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, giới tính, thậm chí là gen di truyền.
Người dân thế giới tham gia tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19.
Phản ứng phòng vệ của cơ thể
Đối với nhiều người, tham gia tiêm chủng vắc-xin ngừa Covid-19 không phải vấn đề lớn. Tuy nhiên, một vài giờ sau đó, một số bị đau nhức ở bắp tay hoặc cánh tay.
Các chuyên gia y tế khẳng định cảm giác đau ở cánh tay, thậm chí phát ban, là phản ứng bình thường khi các chất lạ được tiêm vào cơ thể.
Việc đau nhức bắp tay sau khi tiêm vắc-xin là do các tế bào trình diện kháng nguyên (APC). Những tế bào này di chuyển liên tục trong cơ, da và mô người. Khi phát hiện “kẻ xâm lược”, chúng tạo ra chuỗi phản ứng sinh kháng thể, có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi mầm bệnh. Quá trình này được gọi là phản ứng miễn dịch.
Ngoài ra, trong vài phút, thậm chí vài giây, sau khi phát hiện chủng ngừa hoặc virus xâm nhập, cơ thể con người sẽ nảy sinh phản ứng miễn dịch bẩm sinh.
Khi vắc-xin được tiêm vào bắp tay, các tế bào miễn dịch sẽ tập trung tại khu vực này, tạo ra các protein như cytokine, chemokine, prostaglandin.
Trong đó, cytokine làm giãn mạch máu để tăng lưu lượng máu nhưng gây sưng tấy và đỏ tại vị trí tiêm. Chúng cũng có thể kích thích dây thần kinh cảm giác tạo nên cảm giác đau đớn. Chemokine có thể gây viêm, gây đau đớn.
Phản ứng miễn dịch bẩm sinh không chỉ xuất hiện ở cánh tay. Một số người có thể sốt, đau nhức khớp, đau nhức cơ thể, đau đầu hoặc bị phát ban.
Một số vắc-xin gây ra nhiều tác dụng phụ hơn các loại khác do thành phần của chúng. Ví dụ, vắc-xin phòng bệnh sởi, quai bị và rubella được sản xuất từ virus sống, có thể gây ra nhiễm trùng dạng nhẹ và kích thích phản ứng miễn dịch bẩm sinh của cơ thể.
Video đang HOT
Tác động của vắc-xin Covid-19
Vắc-xin phòng Covid-19 có thể gây ra đau, phát ban ở cánh tay.
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã phê duyệt sử dụng ba loại vắc-xin Covid-19 gồm Moderna, Pfizer-BioNTech và Johnson&Johnson (J&J).
Điểm chung của chúng là tiêm trực tiếp vào bắp tay, tạo ra cảm giác đau nhói khi bị kim châm. Tuy nhiên, theo dữ liệu do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) tổng hợp, các loại vắc-xin gây ra tác dụng phụ khác nhau.
Tỷ lệ người bị đau ở bắp tay sau khi tiêm vắc-xin Pfizer và Moderna cao hơn vắc-xin J&J. Nguyên do có thể liên quan đến công nghệ điều chế. Vắc-xin J&J theo cơ chế một liều, sử dụng virus cảm lạnh vô hại đưa protein nCoV vào tế bào người, kích thích phản ứng của hệ miễn dịch.
Trong khi vắc-xin Pfizer và Moderna theo cơ chế hai liều, điều chế trên công nghệ RNA, kích thích tế bào người tạo ra protein virus. Sau đó, các tế bào miễn dịch sẽ phát hiện và tiêu diệt mầm bệnh.
Trên thực tế, công nghệ RNA được nghiên cứu từ khoảng 30 năm trước. Tuy nhiên công nghệ này kích thích nhiều tác dụng phụ trên cơ thể người nên nhiều chuyên gia đã bác bỏ. Tình huống cấp bách của Covid-19 thúc đẩy các nhà khoa học tạo ra đột phá trong công nghệ RNA.
Bằng cách phủ các hạt nano lipid (nano béo) ngoài các sợi RNA có thể hạn chế tác dụng phụ khi tiêm lên người. Bản thân lớp phủ nano lipid hoạt động như chất bổ trợ có thể gây tê cục bộ.
Cảm giác đau là khác nhau
Sau khi vắc-xin Moderna được phê duyệt vào tháng 12, nhà nghiên cứu dị ứng học Kimberly Blumenthal nhận được các bức ảnh chụp cánh tay đồng nghiệp đã tiêm chủng tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts tại Boston, Mỹ.
Các bức ảnh cho thấy xung quanh vết tiêm của bệnh nhân xuất hiện những vệt đỏ lớn. Một số bị phát ban hai lần tương đương với hai mũi tiêm, số khác nổi vết đỏ có hình dạng vòng tròn trên khuỷu tay và bàn tay.
Blumenthal đã trấn an các bác sĩ về khả năng gây ra phản ứng chậm với vắc-xin. Bà khẳng định trước những phản ứng này, người được tiêm không phải uống thuốc kháng sinh.
Không giống như phản ứng phản vệ hiếm gặp và nguy hiểm có thể xảy ra ngay sau khi tiêm, bị phát ban hay nổi mẩn đỏ thường không cần điều trị. Đây là phản ứng bình thường của hệ miễn dịch.
Đối với các triệu chứng như đau cánh tay, các chuyên gia giải thích phụ thuộc vào nhiều yếu tố như di truyền, giới tính, tuổi tác. Chẳng hạn, tuổi tác có thể làm giảm phản ứng miễn dịch. Phụ nữ có thể chịu nhiều tác dụng phụ hơn nam giới mặc dù nam giới có khả năng nhiễm Covid-19 cao hơn.
Ngoài ra, mọi người có cảm giác về cơn đau khác nhau. Nỗi sợ hãi, lo lắng có thể làm tăng cảm giác đau đớn sau khi tiêm. Cảm giác đau sẽ đặc biệt nghiêm trọng hơn ở nhóm người mắc chứng sợ kim tiêm.
Để giảm thiểu cơn đau do việc tiêm chủng mang lại, các chuyên gia y tế khuyến khích người dân mặc áo ngắn tay để nhân viên y tế dễ dàng tiếp xúc vị trí tiêm. Khi đi tiêm chủng, mọi người có thể đi cùng bạn bè, người thân. Khuyến khích các biện pháp gây xao nhãng khi chuẩn bị tiêm.
Ngoài ra, cơ quan, nhân viên y tế nên sử dụng ngôn ngữ trung lập để giải thích về cơ chế tiêm chủng, tránh những mô tả như “chọc, đâm vào cánh tay” làm gia tăng áp lực tâm lý cho người được tiêm.
Tại sao một số tác dụng phụ của vaccine COVID-19 là bình thường?
Không phải tất cả các tác dụng phụ của vaccine COVID-19 đều xấu, thậm chí một số còn quan trọng.
Một số nước đã bước vào giai đoạn thứ 2, thậm chí thứ 3 của quá trình tiêm chủng ngừa COVID-19. Như tại Ấn Độ, nước này đã tiêm hơn 83 triệu liều kể từ khi bắt đầu chiến dịch tiêm chủng từ giữa tháng 1 đến nay. Tuy nhiên, cùng với việc triển khai vaccine COVID-19, cũng có ý kiến "phàn nàn" về những tác dụng phụ khác nhau, đặc biệt là sau khi tiêm liều thứ hai.
Vậy tại sao một số người lại bị các tác dụng phụ và liệu điều này có bình thường không? Theo các chuyên gia y tế, đôi khi những tác dụng phụ này là tốt và thậm chí là quan trọng.
Tác dụng phụ thường gặp của vaccine COVID-19
Một số người nhận vaccine COVID-19 cho biết, những triệu chứng thường gặp sau khi tiêm chủng thay đổi từ sốt nhẹ đến mệt mỏi. Trong khi đó, những người khác nói rằng họ bị các triệu chứng như đau mỏi cánh tay ở khu vực được tiêm chủng, nhiệt độ cơ thể tăng cao, đau đầu nhẹ và đau cơ. Những triệu chứng này liệu có bình thường không?
Theo các chuyên gia, những triệu chứng sau tiêm chủng này chủ yếu thường thấy ở những người trẻ tuổi hơn so với những người già. Một số tác dụng phụ khác bao gồm phát ban, ngứa da và đều được báo cáo tự khỏi sau một ngày.
Tại sao lại có tác dụng phụ?
Vaccine thường được thiết kế như một bản sao của bệnh nhiễm trùng tự nhiên mà không có bệnh toàn diện, do đó khi được tiêm vào cơ thể, nó tạo ra khả năng miễn dịch bảo vệ.
Các phản ứng sau tiêm chủng là kết quả phản ứng của hệ thống miễn dịch đối với một trong những thành phần quan trọng của vaccine: kháng nguyên.
Lý do khiến thân nhiệt tăng sau khi tiêm vaccine?
Theo các chuyên gia, khi cơ thể đối mặt với sự tấn công của vi khuẩn, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ cố gắng bảo vệ nó và tiêu diệt vi khuẩn. Trong quá trình này, cơ thể tiết ra một số hóa chất để tiêu diệt "kẻ xâm lược", dẫn đến làm tăng nhiệt độ cơ thể.
Điều này có nghĩa là theo một cách nào đó, các tác dụng phụ là tốt vì chúng là dấu hiệu cho thấy vaccine đang hoạt động.
Tuy nhiên, hãy nhớ đừng bỏ qua các triệu chứng như phản ứng dị ứng trên da hoặc các vấn đề về hô hấp. Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bất kỳ tác dụng phụ nào ở trên kéo dài hơn dù chỉ là một hoặc hai ngày. Ngoài ra, bạn có thể giảm các triệu chứng của tác dụng phụ bằng cách áp dụng một số mẹo đơn giản:
1. Giữ cho cơ thể đủ nước - uống nhiều nước nhất có thể.
2. Sau khi tiêm phòng, hãy cho cơ thể nghỉ ngơi, hạn chế làm bất cứ công việc nặng nhọc nào.
3. Ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng để giúp hệ thống của bạn hoạt động tốt hơn.
4. Sau khi tiêm phòng, hãy hỏi ý kiến các bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào./.
Những ai cần thận trọng khi tiêm vaccine COVID-19 Bộ Y tế lưu ý những đối tượng dưới đây cần thận trọng khi tiêm chủng vaccine COVID-19 và cần được khám sàng lọc kỹ trước khi tiêm. Tiêm chủng vaccine COVID-19 cho cán bộ y tế tuyến đầu phòng dịch. Ảnh: TN Theo Hướng dẫn tạm thời của Bộ Y tế về khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 của...