Tại sao các nước trên thế giới quan tâm đến tình hình Biển Đông?
- Hỏi: Tôi thấy không chỉ có những nước ven biển quan tâm đến tình hình Biển Đông mà rất nhiều nước lớn trên thế giới cũng quan tâm, vì sao lại như vậy? Ảnh hưởng của Biển đông với Việt Nam ra sao
Đó là câu hỏi của độc giả Trịnh Văn Khải, Hà Nội (email: khaitrinhvan23xx@gmail.com)
Trả lời: Biển Đông mang nhiều giá trị không chỉ tài nguyên, khí hậu với các nước ven biển mà còn là huyết mạch hàng hải quốc tế quan trọng. Do đó an toàn an ninh trên Biển Đông không chỉ các nước ven Biển Đông quan tâm mà là mối quan tâm của thế giới nhất là những nước có nền hàng hải phát triển như Mỹ, Nga, Ấn Độ và các nước EU…
Mặt khác, an ninh ở Biển Đông là điều quan trọng, cần thiết để không chỉ khu vực và các nước trên thế giới cùng phát triển hòa bình, ổn định.
Khu vực Biển Đông
Thêm vào đó, theo Sách 100 câu hỏi về biển đảo dành cho tuổi trẻ Việt Nam của Ban Tuyên giáo Trung ương do NXB Thông tin và Truyền thông ấn hành, Biển Đông là một biển nửa kín, có diện tích khoảng 3,5 triệu km2, trải rộng từ 3o vĩ Bắc đến 26o vĩ Bắc và từ 100o kinh Đông đến 121o kinh Đông; là một trong những biển lớn nhất trên thế giới với 90% chu vi được bao bọc bởi đất liền.
Có 9 nước tiếp giáp với Biển Đông là Việt Nam, Trung Quốc, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xia, Bru-nây, Ma-lai-xia, Xin-ga-po, Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. Theo ước tính sơ bộ, Biển Đông có ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của khoảng 300 triệu dân các nước này. Biển Đông không chỉ là địa bàn chiến lược quan trọng đối với các nước trong khu vực mà còn của cả Châu Á – Thái Bình Dương và Châu Mỹ.
Biển Đông còn là nơi chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên biển quan trọng cho đời sống và sự phát triển kinh tế của các nước xung quanh, đặc biệt là nguồn tài nguyên sinh vật, khoáng sản, du lịch, đồng thời đây cũng là khu vực đang chịu sức ép nhiều về bảo vệ môi trường sinh thái biển.
Video đang HOT
Biển Đông được coi là một trong năm bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới. Theo đánh giá của Bộ Năng lượng Mỹ, lượng dự trữ dầu đã được kiểm chứng ở Biển Đông là 07 tỉ thùng với khả năng sản xuất 2,5 triệu thùng/ngày. Theo đánh giá của Trung Quốc, trữ lượng dầu khí ở Biển Đông khoảng 213 tỷ thùng, trong đó trữ lượng dầu tại quần đảo Trường Sa có thể lên tới 105 tỷ thùng. Với trữ lượng này, sản lượng khai thác có thể đạt khoảng 18,5 triệu tấn/năm duy trì liên tục trong vòng 15 – 20 năm tới.
Ngoài ra, theo các chuyên gia, khu vực Biển Đông còn chứa đựng lượng lớn tài nguyên khí đốt đóng băng (băng cháy). Trữ lượng loại tài nguyên này trên thế giới ngang bằng với trữ lượng dầu khí và đang được coi là nguồn năng lượng thay thế dầu khí trong tương lai.
Biển Đông nằm trên tuyến đường giao thông biển huyết mạch nối liền Thái Bình Dương – Ấn Độ Dương, Châu Âu – Châu Á, Trung Đông – Châu Á. Đây được coi là tuyến đường vận tải quốc tế nhộn nhịp thứ hai của thế giới. Mỗi ngày có khoảng 150 – 200 tàu các loại qua lại Biển Đông. Nhiều nước và vùng lãnh thổ ở khu vực Đông Á có nền kinh tế phụ thuộc sống còn vào tuyến đường biển này như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Xin-ga-po và cả Trung Quốc. Hơn 90% lượng vận tải thương mại của thế giới thực hiện bằng đường biển và 45% trong số đó phải đi qua Biển Đông. Biển Đông có những eo biển quan trọng như eo biển Ma-lắc-ca, eo biển Đài Loan là những eo biển khá nhộn nhịp trên thế giới. Do đó, Biển Đông có vai trò hết sức quan trọng đối với tất cả các nước trong khu vực về địa – chiến lược, an ninh quốc phòng, giao thông hàng hải và kinh tế.
Xét về an ninh, quốc phòng, Biển Đông đóng vai trò quan trọng là tuyến phòng thủ hướng đông của đất nước. Các đảo và quần đảo trên Biển Đông, đặc biệt là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, không chỉ có ý nghĩa trong việc kiểm soát các tuyến đường biển qua lại Biển Đông mà còn có ý nghĩa phòng thủ chiến lược quan trọng đối với Việt Nam.
Nước ta giáp với Biển Đông ở ba phía Đông, Nam và Tây Nam. Các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam là một phần Biển Đông trải dọc theo bờ biển dài khoảng 3.260 km, từ Quảng Ninh đến Kiên Giang, với nhiều bãi biển đẹp như Trà Cổ, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Cửa Lò, Cam Ranh, Vũng Tàu… Như vậy, cứ 100 km2 lãnh thổ đất liền có 1 km bờ biển, tỷ lệ này cao gấp 6 lần tỷ trung bình của thế giới (600 km2 đất liền có 1 km bờ biển). Không một nơi nào trên lục địa của Việt Nam lại cách xa bờ biển hơn 500 km.
Việt Nam có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa rộng lớn theo Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982; có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm giữa Biển Đông và hàng nghìn đảo lớn, nhỏ, gần và xa bờ, hợp thành phòng tuyến bảo vệ, kiểm soát và làm chủ các vùng biển và thềm lục địa.
Biển Đông đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cả trong lịch sử, hiện tại và tương lai. Không chỉ cung cấp nguồn thức ăn cho cư dân ven bờ từ hàng nghìn năm nay, Biển Đông còn tạo điều kiện để phát triển các ngành kinh tế và là cửa ngõ để Việt Nam có quan hệ trực tiếp với các vùng miền của đất nước, giao thương với thị trường khu vực và quốc tế, là nơi trao đổi và hội nhập của nhiều nền văn hoá.
Về kinh tế, Biển Đông tạo điều kiện để Việt Namphát triển những ngành kinh tế mũi nhọn như thủy sản, dầu khí, giao thông hàng hải, đóng tàu, du lịch…
Ngoài ra, ven biển Việt Nam còn chứa đựng tiềm năng to lớn về quặng sa khoáng như titan, zircon, thiếc, vàng, đất hiếm… trong đó cát nặng, cát đen là nguồn tài nguyên quý giá của đất nước.
Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm ở trung tâm Biển Đông, rất thuận lợi cho việc đặt các trạm thông tin, xây dựng các trạm dừng chân và tiếp nhiên liệu cho tàu thuyền… phục vụ cho tuyến đường hàng hải trên Biển Đông.
Theo Infonet
Mỹ đề xuất 'Đông kết', không phá nguyên trạng trên biển Đông
Trao đổi về nội dung làm việc trong chuyến thăm Mỹ hồi đầu tháng 10.2014, Phó thủ tướng - Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh có nói xuất &'Đông kết' của Mỹ quán triệt nguyên tắc không được mở rộng sự căng thẳng trên biển Đông, không phá nguyên trạng, nhất là trong bối cảnh Trung Quốc leo thang hoạt động vi phạm trên biển.
Bộ trưởng Ngoại giao VIệt Nam Phạm Bình Minh trong một cuộc gặp với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry.
Chuyến đi Mỹ của Phó Thủ tướng được chú ý với tin vui đưa về từ việc Mỹ chính thức gỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Việc này có ý nghĩa với quá trình phát triển quan hệ Việt - Mỹ?
Việc gỡ bỏ lệnh cấm này thể hiện quan hệ bình thường giữa hai nước. Điều này cũng mang ý nghĩa quan hệ về mặt chiến lược. Động thái từ phía Mỹ khi gỡ bỏ một phần cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam thể hiện một bước tiến trong quan hệ bình thường giữa hai nước nhưng việc đó cũng phản ánh mối liên hệ giữa 2 nước vẫn còn những trở ngại. Vì thế, dư địa để hai nước tiếp tục đưa mối quan hệ phát triển sâu sắc, thực chất hơn nữa vẫn còn.
Tuy nhiên, cần nhấn mạnh, nhu cầu mua sắm vũ khí của Việt Nam nói chung đều chỉ nhằm mục đích phòng vệ và Việt Nam có quyền mua vũ khí của bất cứ nước nào để phục vụ cho mục đích này, không có nghĩa Việt Nam chỉ dựa vào nguồn của Mỹ.
Liên quan đến dấu mốc trong quan hệ Việt - Mỹ khi sắp tới dịp kỷ niệm 20 bình thường hóa quan hệ, Thượng nghị sĩ Mỹ đã từng ngỏ ý kỳ vọng 2 nước sớm thiết lập quan hệ đối tác chiến lược. Ông suy nghĩ gì về kỳ vọng này, liệu dư địa này có thể sớm đạt được khi hai nước vừa xác lập khuôn khổ quan hệ đối tác toàn diện?
Trong chuyến thăm chính thức nước Mỹ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang năm 2013, hai nước đã xác lập mối quan hệ đối tác toàn diện. Duy trì một mối quan hệ phải thực chất, không phải chỉ bề ngoài, cái tên. Quan hệ Việt Nam và Mỹ đi vào khuôn khổ như đã thiết lập thể hiện mức độ quan hệ song phương toàn diện trên các lĩnh vực.
Hai nước hiện tập trung hướng phát triển hợp tác toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, khoa học kỹ thuật, giáo dục đào tạo... và nhiều lĩnh vực còn có tiềm năng phát triển. Những lĩnh vực hợp tác trong quan hệ với Mỹ cũng góp phần giúp Việt Nam thực hiện mục tiêu xây dựng một đất nước công nghiệp hóa. Tôi nghĩ mối quan hệ đối tác toàn diện phải đi vào triển khai cụ thể đã.
Quan hệ giữa Việt Nam và các nước nói chung luôn có rất nhiều dư địa. Với Nga, Trung Quốc, chúng ta là đối tác chiến lược toàn diện nhưng vẫn còn nhiều dư địa hợp tác. Quan hệ của ta với Mỹ mới là quan hệ đối tác toàn diện. Hai bên luôn mong muốn tăng cường mối quan hệ đi vào thực chất, chiều sâu. Việc Việt Nam xác lập khuôn khổ quan hệ với các nước, nhất là các nước quan trọng, điều đó khẳng định vai trò vị thế Việt Nam. Không nước lớn nào đi xây dựng khuôn khổ quan hệ với các nước mà không có vai trò chính trị, không có vai trò về kinh tế.
Trở lại chuyện Mỹ gỡ bỏ một phần cấm vận vũ khí sát thương, việc này mở ra hướng mở trong hoạt động thúc đẩy hợp tác mạnh hơn về an ninh chính trị, an ninh quốc phòng giữa hai nước?
Quan hệ Việt - Mỹ theo khuôn khổ đối tác toàn diện có nghĩa quan hệ toàn diện trong tất cả các lĩnh vực, trong đó có cả quốc phòng an ninh. Điều này thể hiện qua các chuyến thăm như vừa qua có chuyến thăm của Tổng tham mưu trưởng của Mỹ đến Việt Nam. Trước đó, Tổng tham mưu trưởng Việt Nam cũng thăm Mỹ. Sắp tới đây hai bên sẽ tiếp tục trao đổi các chuyến thăm quốc phòng.
Trong các trao đổi gần đây giữa Việt Nam với các nước trong khu vực, trong đó có Mỹ liên quan đế vấn đề biển Đông, các bên đều nỗ lực đưa ra những sáng kiến duy trì giữ nguyên hiện trạng, duy trì hòa bình, ổn định ở biển Đông. Ông đánh giá thế nào về các sáng kiến, đề xuất của Mỹ gần đây trong nỗ lực tìm sự cộng hưởng với các nước trong khu vực về duy trì hòa bình, ổn định ở biển Đông?
Một trong những điều quan trọng mà các bên liên quan, các nước quan tâm đến duy trì hòa bình, ổn định ở biển Đông luôn nhấn mạnh đó là làm sao thực hiện nghiêm túc Tuyên bố về ứng xử của các bên trên biển đông (DOC), nhất là trong bối cảnh vừa qua Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa Việt Nam và một loạt các hành động khác.
Vấn đề đặt ra hiện nay là cụ thể hóa, thực hiện Tuyên bố DOC, trong đó quan trọng nhất là thực hiện nghiêm chỉnh điều 5. Việt Nam đã nêu rất mạnh điều này tại các hội nghị của ASEAN vừa qua.
Đề xuất "Đông kết" của Mỹ cũng nhằm việc không được mở rộng các căng thẳng, không phá nguyên trạng, như điều 5 của DOC. Kể cả sáng kiến 3 bước của Philippines cũng có nội hàm tinh thần tương tự như vậy...
Rõ ràng, các sáng kiến, vấn đề liên quan đến việc triển khai thực hiện điều 5 chúng ta đều hoan nghênh. Đó là không được mở rộng các chiếm đóng, không được xây dựng thêm các căn cứ, các đảo không người trở thành có người. Nội hàm thực hiện điều 5 của DOC là không làm phức tạp hóa tình hình, giữ nguyên trạng. Bây giờ phải thực hiện nghiêm túc điều đó mới đảm bảo không gây căng thẳng trong khu vực.
Theo Dân Trí
Lời đáp giản dị của Việt Nam với chiêu "ngụy" khoa học Trung Quốc "Cuộc khai quật khảo cổ học tại quần đảo Trường Sa đã thu được những kết quả quan trọng, góp phần khẳng định chủ quyền của VN". Đó là khẳng định của TS Bùi Văn Liêm - Phó Viện trưởng Viện Khảo cổ học - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, tại Hội nghị "Thông báo Khảo cổ học lần...