Tại sao các nước Mỹ Latinh không chống Nga do xung đột ở Ukraine?
Xét về mặt truyền thống, các nước Mỹ Latinh không chỉ được coi là “sân sau” của Mỹ, mà còn là khu vực phụ thuộc nhiều nhất vào “ trật tự thế giới” do phương Tây thiết lập.
Xung đột ở Ukraine không dẫn đến quan điểm chống Nga ở nhiều nước Mỹ Latinh. Ảnh: CNN
Tuy nhiên, bất chấp sức ép lớn từ Mỹ liên quan đến chiến dịch trừng phạt chống Nga, các quốc gia này không chỉ thể hiện sự độc lập về chính trị và kinh tế, mà còn ủng hộ Moskva theo nhiều cách.
Theo báo Nezavisimaya Gazeta (Nga), kể từ khi Moskva tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, các nước trên thế giới đã có những phản ứng khác nhau về cuộc xung đột này. Một số nước mới trước đó nói về sự hữu nghị và tầm quan trọng của sự hợp tác với Moskva bỗng nhiên trở thành “kẻ thù không đội trời chung” với Nga.
Một số nước đang có lợi dựa trên cơ sở mối quan hệ với Nga “đột nhiên” từ bỏ và bắt đầu tự gây ra thiệt hại cho mình thông qua các biện pháp trừng phạt. Các quốc gia châu Âu, trong đó có những nước láng giềng của Nga trong không gian hậu Xô Viết, cùng nhiều “đối tác” khác đang làm mọi thứ có thể để cô lập Nga.
Trong bối cảnh rất tiêu cực này đối với Moskva, các nước Mỹ Latinh đang cho thấy sự khác biệt. Bất chấp sức ép mạnh mẽ từ Mỹ lôi kéo họ tham gia chiến dịch trừng phạt chống Nga, phá vỡ mọi liên kết của họ với Moskva, các quốc gia này không chỉ thể hiện sự độc lập về chính trị và kinh tế, mà còn công khai ủng hộ Moskva theo nhiều cách.
Video đang HOT
Xét về mặt truyền thống, Mỹ Latinh không chỉ được coi là khu vực “sân sau” của Mỹ, mà còn là phần phụ thuộc nhiều nhất vào trật tự thế giới do phương Tây thiết lập trong nhiều năm. Vậy tại sao các nước Mỹ Latinh và các nhà lãnh đạo của họ không chống Nga để giành lấy sự ủng hộ của Washington, như một số nước châu Âu?
Trước hết, cần lưu ý rằng đối với đại đa số dân số các nước Mỹ Latinh, xung đột Ukraine hoàn toàn “không phải là việc của họ”. Các nước này có rất ít sự kết nối với Ukraine, cả về thương mại cũng như không có cộng đồng người Ukraine nào có ảnh hưởng tại khu vực (trừ Canada, vì chính sách đối ngoại của Canada phần lớn gắn liền với Mỹ và không có mối liên hệ nào với chương trình nghị sự của Mỹ Latinh).
Theo đó, các nhà lãnh đạo Mỹ Latinh không có lý do gì để phá vỡ mối quan hệ hiện có với Nga. Đối với họ, xung đột Ukraine đã dẫn đến các biện pháp trừng phạt vô lý từ phương Tây, gây ảnh hưởng tiêu cực không chỉ cho Nga mà cả toàn thế giới.
Điều đáng chú ý là, ngay sau khi chiến dịch quân sự của Nga được tiến hành, Mỹ đã tích cực củng cố tâm lý chống Nga ở khu vực này, đặc biệt là những nước có mối quan hệ hơp tác chặt chẽ nhất với Moskva. Nhưng nhiều nước đã “không lên án” Nga mà còn bày tỏ sự “đồng cảm” với Moskva như Venezuela, Nicaragua, Bolivia.
Đối với các cường quốc khu vực như Mexico, Brazil và Argentina, họ đã từ chối thảo luận về bất kỳ biện pháp trừng phạt nào chống lại Nga với Mỹ, đồng thời lưu ý rằng “chính Washington đã tạo ra tất cả tình trạng hỗn loạn này ở trung tâm châu Âu”.
Ngoài ra, với sự mất cân bằng đáng kể hiện nay trong tất cả các cơ chế tài chính và thương mại thế giới, sẽ có lợi cho các nước Mỹ Latinh nếu những người chơi “không phải phương Tây”, bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Nam Phi, Nigeria và Indonesia, đóng một vai trò tích cực hơn trên trường quốc tế.
Mỹ triển khai HIMARS tới quốc gia láng giềng khác của Nga
Không chỉ viện trợ cho Ukraine, Washington còn đang gửi hệ thống tên lửa HIMARS cùng nhân viên hỗ trợ đến một nước láng giềng khác của Nga.
Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao M142 (HIMARS). Ảnh: Getty Images
Theo RT, Bộ tư lệnh Lục quân Mỹ tại châu Âu và châu Phi ngày 25/9 thông báo sẽ chuyển hai Hệ thống Tên lửa Pháo binh Cơ động cao (HIMARS) cùng với khoảng một chục nhân viên đến Latvia, để tham gia các cuộc tập trận quân sự sẵn sàng cấp quốc gia do NATO dẫn đầu.
Các hệ thống M142 HIMARS được chuyển đến quốc gia vùng Baltic nói trên trong ngày 26/9 để tham gia vào giai đoạn mùa thu của cuộc tập trận NAMEJS, kéo dài từ ngày 5/9 đến ngày 9/10.
Các hệ thống tên lửa do Mỹ sản xuất sẽ được sử dụng vào ngày 26 và 27/9 nhằm thể hiện việc triển khai nhanh chóng các vụ phóng chính xác tầm xa tới biên giới phía đông của NATO.
"NAMEJS được thiết kế để tăng khả năng sẵn sàng, khả năng sát thương, hiện đại hóa và khả năng tương tác thông qua tập trận năng lực nhanh chóng triển khai các khả năng bắn chính xác tầm xa của Lục quân Mỹ ở châu Âu và châu Phi trong sự phối hợp với các đồng minh và đối tác của chúng tôi, đồng thời tích hợp hỏa lực chung trong một môi trường đa quốc gia", thông báo trên trang web của Bộ tư lệnh cho biết.
Các cuộc tập trận cũng sẽ có sự tham gia của Hệ thống Tên lửa đất đối không tiên tiến quốc gia (NASAMS) của Tây Ban Nha để huấn luyện khả năng bảo vệ phòng không. Thông tin này được cung cấp bởi Đại úy Matiss Students, sĩ quan lập kế hoạch của Không quân NATO, người đã cảnh báo người dân Latvia rằng sẽ có các chuyến bay huấn luyện quân sự độ cao ở các vùng phía đông đất nước trong cuộc tập trận.
Ngoài NAMEJS 2022, NATO dự định thực hiện các cuộc tập trận bổ sung trong khu vực với biệt danh "Mũi tên bạc". Liên minh quân sự do Mỹ đứng đầu thông báo rằng khoảng 4.200 binh sĩ từ 17 quốc gia thành viên sẽ tham gia các cuộc tập trận này nhằm "tăng cường sự thống nhất của các lực lượng trên bộ và trên không", đồng thời cải thiện khả năng chiến đấu và khả năng sẵn sàng "răn đe và phòng thủ".
Cuộc tập trận diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Moskva và NATO tiếp tục gia tăng trong bối cảnh xung đột Ukraine đang tiếp diễn sau hơn 7 tháng. Sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố động viên quân nhằm huy động khoảng 300.000 lính dự bị, một số quốc gia vùng Baltic và Ba Lan đã kêu gọi tăng cường sự hiện diện của NATO ở sườn phía Đông của khối.
Moskva cảnh báo rằng Nga sẽ không ngần ngại sử dụng "bất kỳ phương tiện nào theo ý mình" để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của mình, đề cập đến những vùng lãnh thổ Ukraine đang tiến hành trưng cầu dân ý về sáp nhập vào Liên bang Nga. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov trong bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York hôm 24/9 cho biết lãnh thổ Nga, bao gồm cả lãnh thổ "được ghi trong hiến pháp của Nga trong tương lai", sẽ được nhà nước bảo vệ hoàn toàn.
Đáp lại, Mỹ cũng cảnh báo Nga về "hậu quả thảm khốc" nếu Moskva sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine, trong bối cảnh các cuộc trưng cầu dân ý vẫn đang diễn ra tại bốn khu vực miền đông và nam Ukraine, gồm Luhansk, Donetsk, Zaporizhzhia và Kherson. Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan ngày 25/9 nhấn mạnh trên kênh NBC News rằng Washington sẽ đáp trả bất kỳ hành động sử dụng vũ khí hạt nhân nào của Nga chống lại Ukraine và đồng thời cảnh báo về "những hậu quả khốc liệt" nếu Moskva "vượt qua ranh giới này".
Các cuộc bỏ phiếu nhằm sát nhập lãnh thổ vào Nga ở bốn khu vực này bắt đầu ngày 23/9 và dự kiến kết thúc ngày 27/9. Quốc hội Nga có thể tiến tới chính thức hóa việc sáp nhập trong vòng vài ngày. Ukraine và các đồng minh gọi cuộc trưng cầu dân ý là "giả tạo", tuyên bố không có giá trị pháp lý.
Nigeria thu giữ khối lượng cocain kỷ lục, trị giá 278,5 triệu USD Người phát ngôn Cơ quan phòng chống ma túy quốc gia Nigeria ngày 19/9 thông báo lực lượng chức năng nước này đã thu giữ lượng lớn kỷ lục 1,8 tấn cocain trong một nhà kho ở Lagos. Lô hàng này trên thị trường chợ đen có giá lên tới 278,5 triệu USD. Nigeria thu giữ khối lượng cocain kỷ lục, trị giá...