Tại sao các con sông đều uốn khúc?
Không có con đường dễ dàng trong mọi hành trình, gian nan và thử thách chính là thước đo ý nghĩa của điểm đến, chỉ cần kiên trì vượt qua, chúng ta sẽ đến được nơi cần phải đến.
Trong giờ học, một vị thiền sư chỉ vào một bản đồ và hỏi: “Các dòng sông trên hình ảnh này có đặc điểm gì?”. Các môn đồ trả lời: “Chúng luôn lượn vòng thay vì chảy theo một đường thẳng”.
Vị thiền sư lại tiếp tục hỏi: “Tại sao như vậy? Nói cách khác, tại sao những con sông này không đi thẳng mà cứ phải đi đường vòng?”.
Mọi người bắt đầu thảo luận: “Vì khi đi đường vòng, sông sẽ được kéo dài nên chứa được nhiều nước hơn. Hoặc nhờ thế mà khi lũ mùa hè kéo đến, nước sông sẽ không bị dâng quá cao và tràn ra ngoài”.
Một người khác lại nói: “Bởi vì con sông trải dài nên lưu lượng nước trên mỗi khúc sông tương đối thấp, áp lực dưới đáy sông cũng giảm đi. Điều này góp phần quan trọng trong việc bảo vệ bờ sông,…”
Video đang HOT
“Tất cả mọi người nói đều đúng” – vị thiền sư nói – “còn bản thân tôi thì cho rằng sông không đi đường thẳng mà phải đi đường vòng, đơn giản chỉ vì đi đường vòng là chuyện bình thường, đi đường thẳng mới là chuyện khác thường. Bởi trên hành trình của mình, các con sông sẽ phải gặp nhiều và đa dạng trở ngại, có cái vượt qua được, có cái không. Nên con sông chỉ có thể đi vòng để tránh các chướng ngại. Mục đích cuối cùng là hòa vào biển khơi”.
Ông thiền sư đột nhiên trầm mặc hơn: “Cuộc sống của chúng ta cũng như vậy. Khó khăn, trắc trở trong cuộc sống là chuyện bình thường. Không bi quan, tuyệt vọng, không thở dài, buồn phiền hay bỏ cuộc mới là thái độ sống đúng đắn. Như dòng sông kia không khuất phục trước gian nan, thử thách, luôn kiên trì tiến về phía trước, tiến về biển khơi bao la”.
Không có con đường dễ dàng trong mọi hành trình, gian nan và thử thách chính là thước đo ý nghĩa của điểm đến, chỉ cần kiên trì vượt qua, chúng ta sẽ đến được nơi cần phải đến.
Theo Guu
Chờ con sóng quý I/2016
Vừa khởi sắc nhờ thông tin TPP sắp chính thức được ký kết thì TTCK lại chịu áp lực giảm điểm trước sóng tỷ giá diễn ra khá mạnh. Trong 2 ngày đầu tuần, tỷ giá nóng lên, một số ngân hàng niêm yết tỷ giá kịch trần biên độ cho phép của NHNN.
Biên độ tỷ giá tại Việt Nam đã điều chỉnh khá mạnh trước đó, nhưng tác động từ thị trường tiền tệ thế giới vẫn đang tạo áp lực không nhỏ cho việc giữ vững biên độ tỷ giá hiện nay.
Dự kiến, nếu FED tăng lãi suất vào tháng 12 tới thì Việt Nam sẽ đứng trước áp lực điều chỉnh tỷ giá mạnh hơn nữa. Tuy nhiên, theo thông lệ, NHNN thường ra thông điệp về việc điều chỉnh tỷ giá vào đầu năm, trong khi với TTCK, thời gian chờ đợi luôn tạo ra áp lực tâm lý khá lớn đến hành vi giao dịch. Chỉ khi biên độ tỷ giá được điều chỉnh và tỷ giá chính thức đã phản ánh hết áp lực tăng giá vào giá mua, giá bán cổ phiếu thì TTCK mới được giải tỏa áp lực.
Trong xu hướng điều chỉnh trên TTCK, một số cổ phiếu vẫn không điều chỉnh, mà tiếp tục tăng giá, chứng tỏ nhà đầu tư đang nhìn vào tiềm năng tăng trưởng của thị trường xa hơn. Đó là bước sang năm 2016, khi mà áp lực tỷ giá được giải tỏa, thời gian thanh toán giảm từ T 3 xuống T 2, việc thoái vốn, nới room của doanh nghiệp niêm yết thêm nhiều bước tiến, doanh nghiệp tổ chức ĐHCĐ quyết định mức chia cổ tức..., sẽ là những động lực cho sự khởi sắc của chứng khoán.
Trong bối cảnh này, diễn biến TTCK cuối năm 2015 như thế nào? Tiếp xúc với lãnh đạo một số CTCK như HSC, Maybank Kim Eng Việt Nam mới đây, ĐTCK ghi nhận câu trả lời chung khá giống nhau là TTCK sẽ "lình xình", khó tăng. Ông Kim Thiên Quang, Tổng giám đốc Maybank Kim Eng Việt Nam nói: "Từ nay đến cuối năm 2015, chúng tôi nghiêng nhiều về kịch bản trung tính". Còn ông Johan Nyvene, Tổng giám đốc HSC dự cảm, phải đến cuối quý I/2016, TTCK mới có diễn biến mới, có thể là khởi sắc hơn.
Thực tế diễn biến TTCK hai tuần qua đúng như những dự đoán của các chuyên gia trong ngành. Thị trường đang tìm điểm tích lũy khi nhiều cổ phiếu đã tạo đỉnh "khá sâu và nhọn" nếu nhìn vào biểu đồ kỹ thuật. Tuy nhiên, một tín hiệu đáng mừng là dòng tiền không rời bỏ chứng khoán và bất chấp xu thế điều chỉnh giảm, dòng tiền vẫn ở lại bám trụ tại các cổ phiếu có kết quả kinh doanh tốt.
Chẳng hạn, cổ phiếu CTD sau khi giảm về 121.000 đồng/CP đã bật trở lại 150.000 đồng/CP, bất chấp xu hướng điều chỉnh giảm giá của nhiều cổ phiếu khác.
Ngày đầu tuần, cổ phiếu HBC tăng gần kịch trần, sau đó lên mức 20.000 đồng/CP nhờ thông tin Công ty ký mới hợp đồng thầu tổng giá trị gần 3.000 tỷ đồng. Cổ phiếu DRH, 1 tháng trước loanh quanh ở 8.000 đồng, nay đã "ngóc" lên mệnh giá, nhờ những diễn biến mới tăng vốn phát hành trước thềm ĐHCĐ. Cổ phiếu MWG có vẻ đang muốn lập đỉnh giá mới, chưa chịu điều chỉnh bởi doanh nghiệp vừa công bố kết quả kinh doanh khả quan.
Trong xu hướng điều chỉnh trên TTCK, một số cổ phiếu vẫn không điều chỉnh, mà tiếp tục tăng giá, chứng tỏ nhà đầu tư đang nhìn vào tiềm năng tăng trưởng của thị trường xa hơn.
Đó là bước sang năm 2016, khi mà áp lực tỷ giá được giải tỏa, thời gian thanh toán giảm từ T 3 xuống T 2, việc thoái vốn, nới room của doanh nghiệp niêm yết thêm nhiều bước tiến, doanh nghiệp tổ chức ĐHCĐ quyết định mức chia cổ tức..., sẽ là những động lực cho sự khởi sắc của chứng khoán.
Sóng chứng khoán thường đến và đi đôi lần trong một năm. Phần thưởng sẽ đến với những nhà đầu tư kiên nhẫn chờ đón những con sóng thị trường.
Người quan sát
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Sau động đất, ác mộng sóng thần ập vào Chile Những đoạn video và hình ảnh ghi lại được ở Chile cho thấy sau trận động đất mạnh 8,3 độ richter và hàng loạt dư chấn sau đó, những con sóng thần đầu tiên đã ập vào bờ, gây lũ lụt và tàn phá ở các con đường của thành phố Concon. Sau động đất, đã có sóng thần xảy ra ở Chile...