Tại sao bụng ‘réo’ mỗi khi đói?
Mỗi khi đói, bụng bạn lại phát ra những tiếng ọc…ọc…ọc…Âm thanh ấy từ đâu ra?
Lý giải trên tờ Scientific American, Phó Giáo sư sinh lý học Mark A.W.Andrews (Mỹ) cho biết, đường tiêu hóa là một ống rỗng chạy từ miệng đến hậu môn và được bao bọc chủ yếu từ những lớp cơ trơn. Âm thanh óc ách phát ra từ bụng là do không khí, thức ăn, chất lỏng di chuyển trong quá trình co bóp của cơ trơn quanh ống tiêu hóa. Thức ăn sẽ cản bớt tiếng ồn trong dạ dày và ruột nên khi bụng rỗng, bạn sẽ nghe bụng phát tiếng kêu rõ hơn.
Các chuyên gia đã tiến hành một thí nghiệm để làm rõ hơn chu trình này. Họ sử dụng 1 quả bóng bay gắn ống khí và để một người đói bụng nuốt quả bóng ấy vào như nuốt thức ăn. Quả bóng đã được thổi đầy hơi khi xuống tới dạ dày. Điều đó chứng tỏ, nguyên nhân chính gây ra những âm thanh òng ọc chính là lượng khí không nhỏ trong bụng mỗi người. Những khí này thường bao gồm nito, oxy do chúng ta hít vào, carbon dioxit, hydro, methan do phân giải thức ăn sinh ra. Những tiếng kêu ọc ọc có ý nghĩa cho ta thấy hệ tiêu hóa của ta hoạt động tốt.
Cụ thể, lúc đói bụng, nhu động ruột tăng lên, dạ dày co bóp tiết ra dịch vị tiêu hóa. Nếu trong ruột có thức ăn, chúng sẽ cản bớt tiếng ồn trong dạ dày, còn ngược lại khi bụng rỗng – âm thanh phát ra sẽ kêu to hơn, và đương nhiên bạn sẽ nghe rõ tiếng sôi bụng. Các chuyên gia nói hiện tượng này là cách để cơ thể tự làm sạch, đẩy thức ăn thừa, vi khuẩn ra ngoài. Quá trình làm sạch kéo dài khoảng 10 – 20 phút và lặp lại sau 2 giờ – cho đến khi bụng được nạp thêm thức ăn.
Một số lời khuyên của chuyên gia để dạ dày khỏe hơn:
Không nên ăn quá no. Nếu ăn quá nhiều, hệ tiêu hóa sẽ buộc phải làm việc quá sức, bụng sẽ kêu thường xuyên hơn.
Video đang HOT
Hạn chế thức ăn khó tiêu. Một số loại chất bột (carb) có tính kháng tiêu hóa. Tuy nhiên bạn không nên kiêng chất bột hoàn toàn vì chúng cung cấp năng lượng và đóng vai trò quan trọng cho sức khỏe của hệ tiêu hóa. Bạn chỉ cần ăn chừng mực để tốt cho dạ dày mà vẫn giúp giảm tiếng kêu òng ọc trong bụng.
Nhận biết dấu hiệu bụng đói. Đừng quên rằng tình trạng bụng “đánh trống” diễn ra cả khi bạn vừa ăn xong và khi đã lâu chưa ăn. Để tránh ăn quá nhiều và bụng kêu ầm lên, hãy học cách phân chia thời gian trong chế độ ăn thường ngày là cách tốt nhất để tuân thủ đúng và tránh ăn uống tùy tiện.
Ăn chậm và nhai kỹ. Những người nuốt nhiều không khí thường bị sôi bụng nhiều hơn những người khác. Nếu ăn quá nhanh hoặc nói chuyện nhiều khi ăn, bạn thường nuốt nhiều không khí vào bụng. Nên ăn chậm hơn để tránh tình trạng này.
Tập thể dục đều đặn. Lối sống ít vận động có thể dẫn đến các vấn đề về dạ dày, từ đó bụng thường phát ra âm thanh lớn. Hơn nữa, việc không tập luyện cũng tác động tiêu cực đến cân nặng và sức chịu đựng của cơ thể đối với một số thực phẩm gây đầy hơi và tiếng kêu trong bụng.
Phương Ly
Theo ngaynay
Nuốt phải xương cá kìm nhưng nghĩ có thể tự tiêu nên không đi viện, người phụ nữ bị thủng ruột non sau 2 tuần
Theo người nhà bệnh nhân, cách đây 2 tuần bệnh nhân có ăn cá kìm và không biết mình nuốt phải xương cá.
Ngày 26/8, các bác sĩ Khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện E vừa mổ cấp cứu thành công cho một trường hợp bệnh nhân nữ (38 tuổi, ở Bắc Từ Liêm, Hà Nội) bị thủng ruột non do xương cá kìm sắc nhọn và mảnh.
Theo người nhà bệnh nhân, cách đây 2 tuần bệnh nhân có ăn cá kìm và không biết mình nuốt phải xương cá. Chỉ đến khi cách đây 4 ngày, bệnh nhân mới có biểu hiện đau âm ỉ vùng bụng dưới mới đi khám ở một cơ sở y tế trên địa bàn Hà Nội và được có chẩn đoán có dị vật trong ống tiêu hóa. Nhưng nghĩ là xương cá có thể tự tiêu nên bệnh nhân không mổ, xin điều trị ngoại trú.
Tuy nhiên, đến ngày 25/8, cơn đau bụng của bệnh nhân có biểu hiện tăng lên, đau liên tục vùng bụng dưới. Bệnh nhân được đưa cấp cứu vào Bệnh viện E. Sau khi làm các xét nghiệm, chiếu chụp cần thiết, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị thủng ruột non do dị vật sắc nhọn, mảnh đâm và được chỉ định mổ nội soi ổ bụng cấp cứu.
ThS.BS Nguyễn Quốc Đạt - Khoa Ngoại tổng hợp BV E - người trực tiếp tiến hành ca mổ nội soi cho bệnh nhân này cho biết, khi nội soi vào ổ bụng, các bác sĩ phát hiện một xương cá dài gần 4cm đâm xuyên thủng hồi tràng (đoạn cuối ruột non). Lỗ thủng được mạc nối lớn (tổ chức mỡ trong bụng) bọc lại. Lỗ thủng ruột non kích thước 5mm, bờ viêm dày. Bác sĩ đã tiến hành lấy xương cá, làm sạch, khâu lỗ thủng ruột non qua nội soi ổ bụng hoàn toàn.
Người đàn ông ngồi không được, nằm cũng không xong vì xương cá lọt qua ruột dính vào chỗ hiểm
" Đây là trường hợp khá may mắn vì dị vật được mạc nối lớn bao bọc nên không gây tràn dịch tiêu hóa ra ổ bụng. Các bác sĩ tiến hành thăm dò các tạng khác trong ổ bụng không phát hiện thấy tổn thương khác do dị vật này gây nên. Điều đáng nói, tất cả các công đoạn đều được các BS thực hiện qua nội soi nên giảm biến chứng, giảm đau đớn, giảm thời gian nằm viện cho bệnh nhân" - ThS Đạt cho hay.
ThS.BS Nguyễn Quốc Đạt phân tích thêm: Mức độ nguy hiểm khi nuốt phải xương cá là dị vật có thể mắc ở bất kỳ vị trí nào trên ống tiêu hóa (từ thực quản đến hậu môn) và gây nên những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Nếu xương mắc ở vùng họng - thanh quản sẽ được các bác sĩ tiến hành nội soi gắp ra. Trường hợp khi xương qua được vị trí này có thể đi xuống những phần dưới của ống tiêu hóa như thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già.
Nếu xương đâm thủng thực quản sẽ gây áp xe trung thất, đây là một biến chứng nguy hiểm nhất, nguy cơ tử vong rất cao. Nếu xương đi xuống đâm thủng dạ dày, ruột non, ruột già sẽ gây biến chứng viêm phúc mạc (nhiễm trùng trong ổ bụng) khu trú hoặc toàn thể. Thậm chí, dị vật có thể thoát ra ngoài ổ bụng gây tổn thương các tạng khác. Đây là những biến chứng nặng và thường phải phẫu thuật sớm, nếu không được chẩn đoán, xử trí cấp cứu kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Để tránh những biến chứng đáng tiếc trên, ThS Đạt khuyến cáo: Khi ăn uống, đặc biệt là những thực phẩm có xương như cá, gà... nên người dân nhai kỹ, lựa xương cẩn thận. Nếu không may nuốt phải xương thì đừng cố nuốt hoặc không tự ý móc bỏ xương mà cần đến bệnh viện sớm để được chẩn đoán và xử trí sớm, tránh trường hợp dị vật đi sâu xuống hệ tiêu hóa, gây đâm thủng thành ống tiêu hóa.
Dị vật trong ống tiêu hóa chưa gây thủng, ở vị trí thuận lợi như hầu họng, thực quản, dạ dày thì có thể xử trí bằng phương pháp nội soi qua đường miệng gắp dị vật. Trong trường hợp dị vật gây thủng hoặc ở vị trí khó lấy như ruột non thì cần chẩn đoán và mổ sớm để gắp dị vật và xử trí tổn thương.
Theo Helino
Hà Nội: Bệnh nhân 38 tuổi bị thủng ruột thừa do nuốt tăm xỉa răng Theo các bác sỹ chuyên ngành phẫu thuật tiêu hóa, khi bệnh nhân vô tình nuốt phải dị vật sắc nhọn, thông thường dị vật di chuyển trong lòng ống tiêu hóa, có thể gây thủng ruột non, đại tràng, dạ dày. Bác sỹ thăm khám cho bệnh nhân sau phẫu thuật. (Ảnh: PV/Vietnamplus) Các bác sỹ Bệnh viện Trung ương Quân đội...