Tại sao Bitcoin mắc kẹt ở mức giá 50.000 USD?
Sự im ắng bao trùm Phố Wall những ngày cuối mùa hè nhưng Bitcoin thậm chí còn khiến nhà đầu tư buồn ngủ khi cứ chững ở vùng giá 50.000 USD.
Giá Bitcoin đã chững lại ở sau nhịp tăng trong tháng 8. Chốt phiên 1/9, tiền điện tử này giao dịch ở ngưỡng 48.279 USD, trước khi vượt qua 50.000 USD ngay phiên sau đó, rồi sau đó lại lùi về vùng 49.700 USD.
Điều này trái ngược với biên độ dao động cao của Bitcoin, vốn làm lên sự nổi tiếng của đồng tiền mã hoá này. Nó từng tăng giá hơn gấp đôi từ tháng 1 đến giữa tháng 4, sau đó giảm khoảng 52% trong ba tháng tiếp theo và tăng trở lại 65% trong hai tháng 7 và 8.
Đồ thị giá Bitcoin trong một tháng gần đây. Ảnh: CoinDesk
Điều gì đang giữ cho Bitcoin phẳng lặng như hiện nay? Đầu tiên, các nhà đầu tư đang chuyển sang các góc khác của thị trường tiền điện tử như Etherum hay NFT.
Video đang HOT
Các quỹ đầu tư Ethereum (ETH) đã được rót 22,4 triệu USD vào tháng 8, theo CoinShares . Các quỹ tập trung vào Cardano (ADA) – một nền tảng blockchain tương tự Ethereum – đã ghi nhận dòng vốn vào 18,7 triệu USD. Trong phiên đầu tuần này, Ethereum đã tăng 10% lên 3.730 USD, mức cao nhất kể từ ngày 15/5. Nếu tính từ đầu năm, đồng tiền thuật toán này đã tăng gấp 5 lần.
NFT – viết tắt của Non-Fungible Token – thuật ngữ chỉ một tài sản số sử dụng công nghệ blockchain, cũng tăng đột biến từ đầu năm và tiếp tục duy trì xu hướng này cho tới gần đây. Tài sản kỹ thuật số này tương tự Bitcoin, với sự khác biệt là mỗi tài sản là duy nhất.
Trên OpenSea – sàn giao dịch NFT lớn nhất hiện nay, khối lượng giao dịch đã đạt tới 3,5 tỷ USD trong 30 ngày qua. Trước đó, tổng khối lượng giao dịch của sàn này từ khi thành lập năm 2016 cho tới trước tháng 8 là khoảng 1 tỷ USD.
Ngoài ra, một động lực tăng trưởng của NFT là sự xuất hiện của những người chơi mới. Hai đại gia công nghệ của Mỹ, gồm Visa và Facebook, đã tham gia vào thị trường NFT. Visa đã mua dự án NFT CryptoPunks, còn Facebook cho biết đang xem xét xây dựng các dịch vụ cho NFT trong ví điện tử sắp ra mắt.
Thông tin về sự tham gia của những đại gia công nghệ, trước đó, từng là động lực tăng giá cho Bitcoin. Trong khi đó, nhịp tăng vào tháng 8 của tiền kỹ thuật số này lại không thu hút được nhiều người mua mới.
Theo dữ liệu từ CoinShares , các quỹ đầu tư vào Bitcoin ghi nhận mức rút ra tới 61 triệu USD trong tháng 8. Các quỹ này đã bị rút ròng 14 trong 16 tuần gần đây.
Bret Oliver, nhà phân tích tại Momentum Structural Analysis, cho rằng mô hình giao dịch của Bitcoin kể từ mức cao nhất vào tháng 4 giống với những gì đã xảy ra sau khi đạt đỉnh vào năm 2017.
Thời điểm đó, giá của đồng tiền này đạt khoảng 20.000 USD, giảm mạnh trong ba tháng tiếp theo, và trải qua hơn một năm suy thoái kéo dài trước khi đợt tăng tiếp theo bắt đầu.
Chuyên gia này cho rằng đợt suy thoái này không nhất thiết phải kéo dài như đợt trước, nhưng ông dự báo thị trường sẽ mắc kẹt trong biên độ đi ngang trước khi xây dựng mặt bằng giá mới. “Điều đó có nghĩa là ngay cả khi mức hỗ trợ trong tháng 7 được giữ vững, sự phục hồi sẽ là một quá trình kéo dài”, Oliver nhận xét.
Nga kêu gọi Mỹ giải phóng tài khoản ngân hàng Afghanistan
Nga kêu gọi Mỹ giải phóng khoản dự trữ của ngân hàng trung ương Afghanistan mà Washington phong tỏa khi Taliban tiếp quản Kabul.
"Nếu các đồng nghiệp phương Tây thực sự lo lắng về số phận người dân Afghanistan thì không nên gây thêm rắc rối cho họ bằng cách đóng băng dự trữ vàng và ngoại hối", Zamir Kabulov, đặc phái viên của Điện Kremlin về Afghanistan, cho biết hôm nay.
Zamir Kabulov, đặc phái viên của Điện Kremlin về Afghanistan. Ảnh: TASS
Ông nhấn mạnh Mỹ cần khẩn trương giải phóng những tài sản này để hỗ trợ "đồng nội tệ đang sụp đổ" của Afghanistan, cảnh báo rằng chính quyền dưới thời Taliban có thể chuyển sang buôn bán thuốc phiện, cũng như tung vũ khí thu được của quân đội Mỹ và Afghanistan ra chợ đen.
Tổng dự trữ của ngân hàng trung ương Afghanistan đạt 9,4 tỷ USD vào cuối tháng 4, theo Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF). Phần lớn số tài sản này gửi bên ngoài Afghanistan.
Washington tuyên bố Taliban không có quyền tiếp cận số tài sản gửi ở Mỹ vàà không nói rõ cụ thể số tiền. Afghanistan là nơi sản xuất và cung ứng thuốc phiện, heroin lớn nhất thế giới. Phần lớn lợi nhuận từ hoạt động này dùng để chi trả cho các hoạt động của Taliban.
Ngoài ngăn cản Taliban tiếp cận các khoản tiền gửi của chính quyền cũ, Mỹ có thể ngăn IMF hay Ngân hàng Quốc tế viện trợ cho Afghanistan, giống như cách nước này từng làm với Venezuela.
Sau khi hoàn thành quá trình kiểm soát Afghanistan hôm 15/8, Taliban tuyên bố chiến tranh đã kết thúc ở nước này và kêu gọi hòa bình với cộng đồng quốc tế. Lực lượng này cũng cam kết phụ nữ Afghanistan sẽ không chịu phân biệt đối xử và có cơ hội học tập, làm việc trong khuôn khổ luật Hồi giáo.
Taliban sẽ làm gì với kho vũ khí tinh vi, đắt đỏ tịch thu của Mỹ? Taliban đang khoe kho vũ khí trị hiện đại giá hàng tỷ USD thu được của Mỹ, nhưng vấn đề đặt ra là họ có thể sử dụng các vũ khí hiện đại, đắt đỏ này hay không. Một trực thăng Black Hawk của Mỹ hiện do Taliban quản lý (Ảnh: Twitter). Khi Taliban nắm quyền kiểm soát trên khắp Afghanistan, nhóm này...