Tại sao bé hay giật mình khi ngủ?
Các bé có thể thức dậy giữa đêm, la hét, khóc lóc. Nguyên nhân khiến bé bị giật mình khi ngủ có thể là do bé vừa gặp ác mộng. Cũng có thể chỉ là Hội chứng sợ hãi về đêm vô hại đối với bé.
Đa số bố mẹ đều gặp ác mộng nên dễ suy đoán con chúng ta không ngon giấc do ác mộng
Mỗi khi bé bị giật mình khi ngủ, thức giấc giữa đêm và căng thẳng, ba mẹ thường cố tìm nguyên nhân tại sao. Có khi nguyên nhân rất rõ ràng nhưng cũng có khi bạn không biết là do đâu. Một lý thuyết cho rằng bé thức giấc vì gặp ác mộng. Cảnh bé khóc lóc căng thẳng có thể làm bố mẹ lo lắng, nhất là khi trước đó bé ngủ rất bình yên.
Mặc dù có nhiều nghiên cứu về hoạt động của não bộ trong giấc ngủ của trẻ sơ sinh, nhưng không ai dám chắc 100% là bé đang mơ thấy gì. Chu kỳ ngủ của các bé rất khác nhau và đa số giấc ngủ của bé là giấc ngủ nhanh REM (Rapid Eye Movement – giai đoạn mà khi ngủ mắt chuyển động nhanh). Đây cũng là giai đoạn mà các giấc mơ hay xuất hiện.
Trong giai đoạn REM, các bé thường co giật và nhấp nháy mí mắt, hơi thở không đều và có vẻ ngủ không yên. Nhiều bé sẽ la lên hoặc khóc, có vẻ như thức tới nơi. Bố mẹ chỉ nên quan sát bé và giữ im lặng xem thế nào, dù rằng không làm được gì cho con sẽ khiến bạn bối rối một chút. Đa số chúng ta đều gặp ác mộng rồi nên dễ suy đoán con chúng ta ngủ không ngon là do ác mộng.
Mặc dù bạn rất lo cho con nhưng cố đừng ẵm con lên khi bé bị giật mình hoặc có dấu hiệu ngủ không yên. Điều này có thể làm cho bé luôn cần có ba mẹ để ngủ trở lại. Nếu bé thực sự cần vỗ về, bé sẽ thức hẳn và khóc theo một cách rất khác.
Vai trò của giấc ngủ REM
Giấc ngủ REM giữ vai trò quan trọng giúp đường dẫn truyền thần kinh ở não bé phát triển đúng. Nó cũng góp phần hỗ trợ xử lý các thông tin góp nhặt trong ngày. Khi não bắt đầu nghỉ ngơi thì giấc ngủ REM lại bắt đầu hoạt động. REM là yếu tố quan trọng của giấc ngủ. Các hình ảnh hình thành trong não sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển lúc nhỏ lẫn khi trưởng thành.
Video đang HOT
Nguyên nhân gây ra ác mộng?
Một số người cho rằng quá trình được sinh ra cũng đủ gây ác mộng cho bé rồi. Ý kiến khác không đồng tình vì cho rằng não của bé chưa đủ trưởng thành để hiểu được các kinh nghiệm vừa trải qua. Nếu được phát triển trong một ngôi nhà ổn định có ba mẹ biết yêu thương và chăm sóc thì sẽ tốt hơn cho bé. Chúng ta không ảnh hưởng trực tiếp đến giấc mơ của các bé mặc dù chúng ta vẫn kiểm soát mọi đáp ứng cho bé.
Bé gặp ác mộng
Trẻ con nếu gặp ác mộng sẽ ngồi dậy và khóc lớn cho bố mẹ nghe. Các bé có thể miêu tả nỗi sợ và nhớ được giấc mơ lúc vừa thức giấc. Thỉnh thoảng, các bé còn vội vã kể lại giấc mơ vừa thấy.
Những giấc mơ đó có thể rất hỗn loạn. Cũng có lúc bé vẫn nhớ những giấc mơ đó khá lâu và bé có thể không phân biệt được đâu là thật đâu là mơ.
Bố mẹ cần làm gì?
Có mặt lúc bé thức giấc trong sợ hãi.
Ôm và trấn an bé.
Cho bé uống nước, đợi đến khi bé bình tĩnh kể lại giấc mơ. Điều làm bé sợ sẽ giúp bé quên dần những hình ảnh không đẹp trong mơ.
Không cần thiết giải thích về giấc mơ vì các bé cũng quá nhỏ để hiểu hết.
Hội chứng sợ hãi về đêm
Hội chứng sợ hãi về đêm hoàn toàn khác với ác mộng. Các bé thường thức giấc nhưng không tỉnh hẳn nên cũng khó để trấn an bé. Hội chứng này xuất hiện vài giờ sau khi đi ngủ. Lúc đó bé sẽ ngồi dậy, mắt mở, vừa khóc vừa la.
Bố mẹ bé sẽ có thể rất căng thẳng. Nhưng sáng thức dậy, bạn sẽ thấy bé chẳng có vấn đề gì liên quan đến chuyện tối qua cả.
Hội chứng sợ hãi về đêm thường xảy ra nhiều nhất vào giai đoạn nhà trẻ. Nó liên quan đến sự tưởng tượng – yếu tố quan trọng trong cuộc sống của các bé. Nó không phản ảnh cảm xúc hay các vấn đề về thần kinh. Nó cũng không phải là vấn đề gì trong tương lai bé cả. Hội chứng này vô hại đối với các bé.
Theo Thùy Chi
Gia đình Online
Ngáo đá, nam thanh niên leo cột điện la hét
Công an huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh cho biết, tại địa bàn thị trấn huyện này, vừa xảy ra sự việc hi hữu, khi một nam thanh niên bị ngáo đá đã treo lên cột điện hạ thế cao 8m và la hét
Trước đó, khoảng 18h ngày 1-9, trước cổng Bệnh viện Đa khoa huyện Đức Thọ, một thanh niên đã leo lên cột điện hạ thế cao 8m và liên tục la hét. Một số người đã lại khuyên ngăn, nhưng anh này nhất định không trèo xuống.
Nhận được tin báo, Công an huyện Đức Thọ đã có mặt tại hiện trường, căng nệm xung quanh cột điện, đồng thời thuyết phục và tổ chức các phương án giải cứu.
Ngáo đá, Minh leo lên cột điện và la hét.
Sau 3h đồng hồ, người này đã nhảy từ cột điện xuống, nhưng do nhảy không trúng nệm nên đã bị thương nặng.
Sau khi xác minh, người này tên là Vũ Hồng Minh (SN 1984 tuổi, trú TP Vinh, Nghệ An).
Qua khám nghiệm, Minh có biểu hiện phê thuốc lắc trước khi trèo lên cột điện. Do nhảy từ trên cao xuống nên đã gãy 4 xương sườn, đồng thời não bị chấn thương.
Hiện, Minh đang được các bác sĩ cấp cứu tại khoa cấp cứu, bệnh viện ĐK Đức Thọ.
Khánh Trình - Bùi Trung
Theo ANTD
Thiếu nữ bị bắt cóc, suýt bị mổ lấy thận? Những ngày qua dư luận xã K'Dang, Đắk Đoa, Gia Lai, xôn xao chuyện một thiếu nữ tên Dung bị một nhóm người lạ mặt bắt cóc lên xe ô tô để mổ lấy thận, nhưng đã trốn thoát được. Theo dư luận địa phương, chúng tôi tìm về thôn Cầu Vàng, xã K'Dang để gặp Lê Thị Dung (SN 1991), cô gái...