Tại sao bạn vẫn mãi chưa có bầu?
Nếu không có sự tồn tại của một đứa trẻ, thì không là một gia đình trọn vẹn. Khi mong có em bé, bạn có biết một số lý do tại sao vợ chồng bạn lại chưa có con?
Vợ hoặc chồng gặp vấn đề về khả năng sinh sản
Lý do đầu tiên là một trong hai người không có khả năng sinh sản. Vô sinh là một vấn đề nghiêm trọng đối với một cặp vợ chồng muốn có con. Tuy nhiên, có một số yếu tố có thể gây vô sinh, một số vấn đề sinh sản có thể tồn tại ở người mẹ hoặc người cha.
Nếu bạn đang gặp vấn đề vô sinh, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để đánh giá và điều trị sớm. Ngoài ra còn có những cách tự nhiên để điều trị vô sinh mà bạn có thể áp dụng như là uống các loại thảo mộc hoặc sử dụng biện pháp y học cổ truyền cũng có khả năng chữa bệnh vô sinh.
Tuổi của các chị em
Ngoài yếu tố vô sinh, có những yếu tố khác cũng khiến một cặp vợ chồng gặp khó khăn để có thai. Đó là tuổi của mẹ. Phụ nữ ngoài 30 tuổi trở đi sẽ có nhiều khả năng khó khăn để mang thai hơn so với những phụ nữ trong độ tuổi 20.
Video đang HOT
Kích thích tố
Ngoài ra, vấn đề kích thích tố cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng mang thai của cơ thể để một phụ nữ có thể thụ thai bình thường.
Tiêu thụ rượu và cà phê
Ngoài ra, tiêu thụ caffeine có thể giảm số lượng tinh trùng và làm giảm cơ hội mang thai của bạn.
Stress kéo dài
Cuối cùng, căng thẳng cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, vì nhiều nghiên cứu đã chứng minh mối quan hệ nào giữa stress với việc hạn khả năng sinh sản của các chị em.
Lưu ý:
Nếu khi quan hệ tình dục mà không áp dụng bất cứ biện pháp tránh thai nào mà hơn 1 năm rồi vợ chồng bạn vẫn chưa có tin vui thì lúc này bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám nhé.
Bởi vì để nhanh chóng có bầu, bạn cần biết nguyên nhân tại sao bạn lại chưa thể có thai và xác định cách làm thế nào để giải quyết dứt điểm tình trạng này.
Theo PLXH
5 mẹo để các sản phụ không bị thiếu ngủ sau sinh
Sau khi sinh em bé, nhiều bà mẹ trẻ rơi vào tình trạng ngáp ngắn ngáp dài, mệt mỏi vì bị thiếu ngủ trầm trọng.
Làm thế nào để các sản phụ vẫn ngủ đủ giấc và có sức khỏe chiến đấu với em bé trong suốt thời gian dài đây?
Bước 1: Bạn nên tranh thủ ngủ khi em bé của bạn đã và đang ngủ. Các việc nhà khác có thể cứ đợi đấy, lúc khác bạn hãy giải quyết từ từ.
Bước 2: Trốn hoặc lén đi ngủ trong nháy mắt khi bạn đang được ai đó giúp đỡ trông bé hay giải quyết việc nhà hộ. Ví như khi người nhà đến thăm bé, bạn có thể chào hỏi họ và hãy để họ chơi với em bé trong khi bạn lén đi nghi ngơi 1 lúc.
Bước 3: Bạn nên tập thể dục vào ban ngày. Ngay cả khi bạn chỉ đi bộ nhanh trong 15 phút cũng có thể giúp bạn thư giãn và ngủ tốt hơn.
Bước 4: Hãy tạo sự thoải mái nhất khi ngủ cho bạn: Mặc bộ đồ ngủ yêu thích, trải tấm đệm thoải mái nhất lên giường để giúp bạn ngủ ngon và sâu hơn.
Bước 5: Hãy tạo cho mình thói quen có thể ngủ được ngay sau khi buộc phải thức dậy để chăm bé. Ví như, bạn có thể dễ dàng tiếp tục ngủ sau khi đã thay tã hoặc cho trẻ ăn đêm.
Lời khuyên
Trước khi áp dụng một chế độ tập thể dục mới sau sinh, bạn nhất định phải đến bác sĩ để có được những tư vấn hữu ích và những bài tập phù hợp với thể lực và sức khỏe của bạn hiện tại.
Nếu bạn vẫn cảm thấy thiếu ngủ sau khi sinh em bé, đừng ngần ngại xin một cuộc hẹn gặp bác sĩ chuyên khoa để thảo luận về các triệu chứng bạn đang có với bác sĩ.
Theo PLXH
Tầm soát ung thư vú định kỳ cần thiết đối với phụ nữ Ung thư vú giai đoạn đầu thường không có triệu chứng rõ rệt. Tầm soát ung thư vú định kỳ bao gồm tự kiểm tra, khám lâm sàng và chụp MRI chuyên biệt vú cần thiết đối với chị em phụ nữ. Nếu được phát hiện ở giai đoạn đầu, điều trị đúng phương pháp, ung thư vú có thể chữa khỏi. Nhiều...