Tại sao bạn cảm thấy nóng ruột?
Khi bạn cảm thấy nóng ruột kéo dài, đó là cảnh báo tình trạng viêm loét dạ dày, hội chứng ruột kích thích…
Nóng ruột hay nóng dạ dày kéo dài là một vấn đề phổ biến và khó giải quyết. Cảm giác nóng rát, đau nhói ở dạ dày có thể làm bạn khó chịu, đôi khi đi kèm với các triệu chứng khác cảnh báo sức khỏe có vấn đề.
Ảnh minh họa: Monashivf
Các triệu chứng
Tình trạng nóng ruột xảy ra khi chất lỏng trong dạ dày khô, gây khát, khô miệng và táo bón. Hơi nóng trong dạ dày làm giảm cảm giác thèm ăn, bạn cảm thấy no ngay cả khi ăn ít. Điều này là do không có đủ dịch dạ dày để nghiền nát thức ăn.
Nóng dạ dày sẽ gây ra các vấn đề như buồn nôn và nôn, hôi miệng, chảy máu và đau nướu răng, viêm dạ dày.
Nguyên nhân
Tình trạng này thường xuất phát từ lối sống không lành mạnh và các vấn đề sức khỏe.
Khi đó, một lượng nhiệt quá mức sản sinh khiến quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh hơn. Nếu bạn không để tâm kịp thời có thể xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng với sức khỏe. Có một số nguyên nhân phổ biến gây nóng ruột như sau:
- Viêm dạ dày: Đây là tình trạng viêm niêm mạc dạ dày. Ngoài việc gây nóng, viêm dạ dày còn có thể làm bạn buồn nôn, nôn mửa, cảm giác đầy bụng sau khi ăn. Trong trường hợp nặng hơn, bạn có thể bị loét, chảy máu dạ dày và nguy cơ ung thư dạ dày.
- Loét dạ dày: Đây là những vết loét phát triển trên niêm mạc bên trong của dạ dày và phần trên của ruột non. Triệu chứng phổ biến nhất của vết loét là nóng, rát dạ dày. Bạn cũng dễ cảm thấy đầy hơi, chướng bụng, ợ hơi liên tục, ợ chua, buồn nôn và không dung nạp một số loại thực phẩm.
Video đang HOT
- Hội chứng ruột kích thích: Đây là một rối loạn phổ biến và có thể ảnh hưởng đến ruột và dạ dày. Bạn sẽ thấy khó chịu ở bụng, đôi khi đau rát kèm theo đầy hơi, táo bón, buồn nôn và tiêu chảy.
- Khó tiêu: Chứng đau bụng, khó tiêu gây khó chịu ở vùng bụng trên. Nó có thể là một triệu chứng của một vấn đề tiêu hóa khác.
- Trào ngược axit: Khi axit trong dạ dày trào ngược vào thực quản, bạn sẽ có cảm giác nóng rát ở ngực hoặc dạ dày kèm theo đau ngực và khó nuốt.
Ảnh minh họa: Eatthis
- Ăn thực phẩm cay: Chất capsaicin trong một số thực phẩm cay có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày hoặc ruột và gây ra đau bụng cùng các triệu chứng tiêu hóa khác.
- Nhiễm khuẩn HP: Vi khuẩn Helicobacter pylori phát triển dẫn đến nóng dạ dày.
- Thuốc: Một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc giảm đau, có thể gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa, làm đau rát dạ dày.
Một số nguyên nhân khác khiến nóng dạ dày là ăn quá no, ăn khuya, uống nhiều rượu bia, lối sống ít vận động, hút thuốc lá.
Cách điều trị
Cách tốt nhất để điều trị chứng bốc hỏa trong dạ dày là ngừng tiêu thụ thức ăn và đồ uống nóng để giải nhiệt cho dạ dày và bồi bổ niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, bạn nên áp dụng một lối sống lành mạnh (hạn chế bia rượu, thuốc lá, ngủ sớm, tập thể thao).
Nếu đã áp dụng các giải pháp trên mà không hiệu quả, bạn cần đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và có cách chữa chuẩn xác.
3 loại virus rất nguy hiểm dễ lây truyền khi hôn nhau, các cặp đôi nên đặc biệt đề phòng
Hôn môi là hành động mà bất kì cặp đôi yêu nhau nào cũng đều làm nhưng hãy coi chừng 3 loại virus gây bệnh nguy hiểm có thể dễ dàng lây truyền chỉ qua 1 nụ hôn.
Nụ hôn được xem là khởi đầu của một tình yêu, không chỉ thể hiện tình cảm mà còn tiết lộ một phần nội tâm bên trong và cách 2 người sẽ mặn nồng. Bên cạnh đó, khoa học cũng đã chứng minh, hôn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như: đốt cháy calo, giải tỏa căng thẳng, ngăn ngừa lão hóa, phòng bệnh nha khoa, giảm triệu chứng dị ứng, tăng cường hệ miễn dịch và làm giảm các cơn đau bụng, đau đầu...
Tuy nhiên, đôi khi nụ hôn cũng đem đến những điều rắc rối, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng trong một nụ hôn, hai bên trao nhau 9ml nước, 0.7mg protein, 0.45mg muối, 0.18mg hợp chất hữu cơ và khoảng 80 triệu vi khuẩn. Trong hàng chục triệu vi khuẩn đó, có 3 loại virus nguy hiểm, thậm chí là có thể gây ung thư rất dễ lây nhiễm qua đường miệng - miệng, trong đó bao gồm cả việc hôn nhau, các cặp đôi nên đề phòng.
1. Virus Epstein-Barr
Virus Epstein-Barr (EBV) còn được gọi là virus herpes ở người loại IV, là một thành viên của chi Lymphophilus thuộc họ Herpesviridae và chủ yếu lây truyền qua nước bọt.
Nó lây lan qua các chất dịch cơ thể giữa người với người, bao gồm cả việc dùng chung đồ dùng vệ sinh cá nhân, truyền máu, dùng chung kim tiêm... đặc biệt là cực kỳ dễ lây lan qua nụ hôn. Do đó, bệnh do virus Epstein-Barr còn được gọi là "bệnh hôn".
Virus Epstein-Barr dưới ống kính hiển vi (Ảnh: ucsfhealth..org).
Loại virus này có thể gây ra các bệnh chết người như ung thư vòm họng, ung thư hạch và ung thư thanh quản.
2. Vi khuẩn Helicobacter pylori (HP)
Nhiễm khuẩn HP được xem là loại nhiễm khuẩn phổ biến nhất trên thế giới, chỉ sau vi khuẩn sâu răng. Loại nhiễm khuẩn này rất lặng lẽ nên khó phát hiện, nhưng nó là tác nhân gây ra các cơn đau dạ dày mãn tính như viêm dạ dày mãn tính hoặc loét dạ dày, thậm chí ung thư dạ dày.
Xác suất lây nhiễm HP của những người trong độ tuổi 20-40 là khá cao (khoảng từ 40-60%), và tỷ lệ nhiễm của người già và trẻ em thậm chí còn cao hơn nữa.
Vi khuẩn HP dưới ống kính hiển vi (Ảnh: Cara Care).
Cách lây truyền chính của HP là lây truyền qua đường miệng - miệng, bao gồm việc dùng chung bát đĩa, mớm cơm, hôn hoặc thậm chí là hít phải giọt bắn khi người bị bệnh hắt hơi... tất cả đều có thể lây truyền virus sang những người xung quanh qua nước bọt!
Do đó, các bác sĩ luôn khuyến cáo chúng ta không nên gắp thức ăn cho nhau trong các bữa ăn, không dùng chung dụng cụ ăn uống như bát, thìa, đũa... và đặc biệt với trẻ em là không nên nhai, mớm cơm cho trẻ.
3. Bệnh giang mai
Trên thực tế, dù tiếp xúc với da, niêm mạc bằng hình thức nào với người bệnh giang mai đều có nguy cơ lây nhiễm bệnh chứ không chỉ tiếp xúc với vùng kín.
Theo thống kê, khoảng 50% bệnh nhân mắc giang mai thứ phát sẽ có tổn thương ở môi, khoang miệng, amidan, niêm mạc họng, các nốt niêm mạc hoặc viêm niêm mạc, niêm mạc nhợt nhạt, niêm mạc sưng tấy và các triệu chứng bất thường khác. Vì vậy, trong trường hợp này, người mắc bệnh giang mai có khả năng lây nhiễm khi hôn người khác.
Xoắn khuẩn giang mai (Ảnh: News Medical).
Ngoài ra, nếu bệnh nhân giang mai cho trẻ em ăn thức ăn đã được nhai, mớm bởi họ thì cũng có thể truyền bệnh giang mai cho trẻ em. Điều này là bởi vì nếu khoang miệng của người lớn có tổn thương và dịch mô vi trùng, thức ăn cũng có thể chứa vi trùng, giống như tiếp xúc trực tiếp khi hôn và dẫn đến việc nhiễm trùng.
Ngoài 3 loại virus nêu trên, các bệnh như cúm mùa, cảm cúm, các virus thuộc họ coronavirus, mà điển hình nhất là SARS-CoV-2, SARS-CoV, MERS-CoV... và một số bệnh khác đều là những loại virus có thể lây truyền qua đường nước bọt, bao gồm cả việc hôn nhau.
Bé gái 8 tuổi chảy máu mũi, xuất hiện ban đỏ và vết bầm tím, bác sĩ cảnh báo trường hợp nghiêm trọng có thể tử vong Cô bé bị chảy máu mũi trong nhiều ngày liên tiếp, chân tay xuất hiện ban đỏ và vết bầm tím kì lạ khiến bố mẹ lo lắng vội đưa đến bệnh viện khám. Bác sĩ Tô Mân Dục, khoa nhi huyết học, bệnh viện CMU Children's Hospital, chia sẻ về trường hợp một bệnh nhi (8 tuổi) sống tại Đài Loan. Cô...