Tại sao Anh gia nhập CPTPP?
Từ đầu mùa hè năm 2021, Bộ trưởng Thương mại Anh, bà Liz Truss từng tuyên bố, nước này mong muốn gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vào năm 2022.
Việc Anh Quốc mong muốn gia nhập CPTPP được đánh giá là một biểu tượng mới của tham vọng hậu Brexit.
Từ tháng 2/2021, Vương quốc Anh đã nộp đơn xin gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), nhằm tìm kiếm thêm cơ hội hợp tác kinh tế. Bộ trưởng Thương mại Anh Liz Truss chia sẻ về nỗ lực đàm phán để tham gia Hiệp định CPTPP trong một trả lời phỏng vấn của báo Nikkei Asia vào đầu mùa Hè 2021: “Tôi dự đoán quá trình chỉ kéo dài vài tháng, chứ không phải nhiều năm… Tôi hy vọng chúng tôi có thể đạt được thỏa thuận trong năm 2022″.
Có thể nói, CPTPP là một phần quan trọng trong chính sách thương mại của Anh, sau khi rời Liên minh châu Âu (EU). Đây là một hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, gồm 11 nước thành viên là: Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mehico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam.
Để tham gia Hiệp định này, các quốc gia phải đàm phán về quy định thuế quan, cũng như các điều kiện trong cách tiếp cận thị trường của nhau. Nếu mọi việc trôi chảy, Anh sẽ trở thành quốc gia mới đầu tiên tham gia Hiệp định này kể từ khi CPTPP được thực thi vào năm 2018.
Video đang HOT
Theo bà Bộ trưởng Liz Truss, Hiệp định CPTPP sẽ mở ra những cơ hội rộng lớn cho nước Anh, một khi các hàng rào quan thuế được giảm đi đáng kể, nhất là đối với thuế đánh vào xe hơi hay rượu Whisky của Anh. Sau khi chia tay với EU sau hơn 40 năm chung sống, Luân Đôn giờ đây kỳ vọng nhiều vào viễn cảnh các tập đoàn Anh dễ dàng tham gia vào các thị trường khác trên thế giới, tạo công việc làm cho người dân Anh.
Ông Karran Bilimora, Chủ tịch Hiệp Hội CBI – Tổ chức lớn nhất quy tụ giới chủ ở Anh quốc – tán đồng quyết định của chính phủ tham gia Hiệp định CPTPP. Ông Karran Bilimora coi đây là “một chương mới trong chính sách thương mại độc lập của Vương quốc Anh”. Tuy nhiên, Đảng đối lập dường như có phần thận trọng hơn khi cho rằng sẽ xem xét kỹ lưỡng thể thức gia nhập hiệp định CPTPP. Nhiều đại diện trong ngành nông nghiệp Anh cũng bày tỏ quan ngại về việc mở cửa thị trường, buộc sản phẩm nội địa phải cạnh tranh ở nước ngoài.
Tuy nhiên, bà Bộ trưởng Thương mại Liz Truss khẳng định rằng, nước Anh tự tin vào việc “đàm phán thành công các điều khoản tiếp cận thị trường”. Bà Truss nói: “Gần đây, chúng tôi đã đạt được thỏa thuận về mặt nguyên tắc cho một hiệp định thương mại tự do với Australia, một thành viên của CPTPP”.
Bà Truss còn tự tin cho rằng, nếu trở thành thành viên chính thức của CPTPP, Vương quốc Anh sẽ đóng vai trò tích cực trong việc sàng lọc những ứng viên mới như Trung Quốc chẳng hạn. Bà Truss nêu thực trạng của Trung Quốc: “Trung Quốc vẫn chưa minh bạch về một số điều khoản mà WTO đặt ra, ví dụ như trợ cấp nông nghiệp, vấn đề về chuyển giao công nghệ bắt buộc hoặc lao động bị cưỡng bức”. Được biết, Trung Quốc trước đó cũng đã bày tỏ mong muốn tham gia CPTPP.
Hiệp định CPTTP yêu cầu các thành viên phải cải tổ khối doanh nghiệp nhà nước, đồng thời loại bỏ hàng rào thuế quan trên nhiều sản phẩm. Đây đều là những thách thức lớn đối với Bắc Kinh. Bộ trưởng Liz Truss nhất trí với nhận định này. Bà cho rằng Trung Quốc “cần phải làm nhiều hơn nữa” để hoàn toàn tuân thủ các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), chưa nói đến các yêu cầu khắt khe hơn dành cho thành viên CPTPP.
Việc cải cách WTO dự kiến là một chủ đề chính trong cuộc họp nhóm Bộ trưởng Thương mại các nước G7 vào tháng 10 tới. Một trong những câu hỏi cấp bách nhất là WTO phân loại các nước “đang phát triển” như thế nào. Thông thường, WTO sẽ dành sự ưu ái và nhiều đặc quyền nhất định cho các nước “đang phát triển”. Những đặc quyền này có thể là khả năng xuất khẩu hàng hóa nông nghiệp và công nghiệp giá rẻ cho các nền kinh tế tiên tiến.
Mỗi quốc gia có thể tự quyết định xem mình có là nước “đang phát triển” hay không. Trong trường hợp của Trung Quốc, nước này tiếp tục khẳng định vị thế “đang phát triển” dù đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. “Khi WTO được thành lập vào năm 1995, nền kinh tế của Trung Quốc có quy mô bằng một phần mười nền kinh tế Mỹ. Giờ đây, chúng ta ở trong một bối cảnh rất khác”, bà Truss nhắc nhở.
Cũng theo nhận định của chính phủ mới ở Anh, khu vực tự do thương mại châu Á – Thái Bình Dương mang lại nhiều cơ hội, giúp doanh nghiệp tiếp cận các nền kinh tế lớn nhất hiện tại và tương lai. “Khu vực châu Á – Thái Bình Dương là một phần của thế giới, nơi mang lại những cơ hội lớn nhất cho Anh. Tham gia CPTPP sẽ là một “kết quả quan trọng hậu Brexit mà chúng tôi muốn đạt được”, truyền thông quốc tế trích lời bà Truss.
Chính phủ Anh đặt nhiều hy vọng vào CPTPP. Bản thân bà Bộ trưởng Liz Truss từ lâu đã bày tỏ tin tưởng rằng trở thành thành viên của Hiệp định sẽ giúp thúc đẩy hoạt động thương mại của quốc gia này với khối CPTTP, vốn đã đạt trị giá 111 tỷ Bảng (152 tỷ USD) vào năm 2020 và đạt mức tăng 8% mỗi năm kể từ 2016 tới nay.
Việc Anh gia nhập CPTPP còn được đánh giá mang ý nghĩa biểu tượng tham vọng hậu Brexit. Được biết, với các thỏa thuận mà Anh đã có với 8 trong số 11 nước tham gia CPTPP, việc tham gia hiệp định có thể chỉ góp thêm 0,1% vào quy mô nền kinh tế Anh. Bà Bộ trưởng Liz Truss cũng nhận thấy, với tư cách thành viên CPTPP sẽ giúp bổ trợ cho các hiệp định tự do thương mại mà nước Anh đã ký với Nhật Bản, Canada, Mexico, Chile và Việt Nam sau khi quốc gia này rời EU.
Kể từ khi gia nhập Quốc hội Anh vào năm 2010, bà Liz Truss đã kinh qua một số chức vụ quan trọng, bao gồm Bộ trưởng về môi trường, thực phẩm và các vấn đề nông thôn và Bộ trưởng Tư pháp. Bà cũng đạt được mức tín nhiệm cao nhất so với bất kỳ thành viên nội các nào thuộc Đảng Bảo thủ Anh. Khi được hỏi về tham vọng đối với chiếc ghế Thủ tướng trrong tương lai, bà Liz Truss cho biết bà muốn tập trung vào vị trí hiện tại.
Anh kêu gọi chấm dứt các hành vi thương mại 'nguy hại'
Bộ trưởng Thương mại Anh kêu gọi Mỹ và Nhóm Các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) phối hợp cải tổ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) trước thềm Hội Nghị Bộ trưởng Thương mại G7 được tổ chức theo hình thức trực tuyến vào ngày 31/3.
Bộ trưởng Thương mại Anh Liz Truss. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại London, phát biểu trước thềm hội nghị, với tư cách là nước Chủ tịch G7 năm 2021, Bộ trưởng Thương mại Anh Liz Truss kêu gọi Mỹ và các nước G7 cần gây sức ép để cải tổ WTO, đồng thời cho biết Anh sẽ thúc đẩy các nước đồng minh hành động hơn nữa để cấm "các hành vi nguy hại" về thương mại như lao động cưỡng bức, đánh cắp tài sản trí tuệ.
Bà Truss nhấn mạnh: "Mọi người không thể tin vào thương mại tự do nếu thương mại không công bằng. Niềm tin công chúng đang bị bào mòn bởi những hành vi nguy hại từ việc sử dụng lao động cưỡng bức đến suy thoái môi trường và đánh cắp tài sản trí tuệ". Bộ trưởng Truss không đề cập trực tiếp đến Trung Quốc, song những vấn đề trên đều là những điều London đã đề cập trước đây liên quan đến Bắc Kinh. Kể từ khi Anh rời Liên minh châu Âu (EU), nước này tăng cường chỉ trích những hành vi thương mại của Trung Quốc. Trong khi đó, Bắc Kinh đều phủ nhận đã có những hành vi trên.
Hiện các nước đồng minh khác của Anh trong G7 và Trung Quốc đều nhất trí rằng cần cải cách WTO cũng như đổi mới các quy định về thương mại toàn cầu.
WTO đã "bất động" trước cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Cơ quan Phúc thẩm, một tòa án thương mại toàn cầu, đã bị vô hiệu hóa sau khi cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump chặn việc bổ nhiệm các thẩm phán mới. Đại diện thương mại mới của Mỹ Katherine Tai dự kiến sẽ xem xét lại quyết định này.
Tham dự Hội Nghị Bộ trưởng Thương mại G7 sẽ có Bộ trưởng Thương mại các nước thành viên nhóm và tân Tổng Giám đốc WTO Ngozi Okonjo-Iweala.
Anh nộp đơn gia nhập CPTPP Anh nộp đơn gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) nhằm tăng liên kết thương mại với khu vực này sau khi rời EU. "Việc tham gia CPTPP sẽ tạo cơ hội to lớn cho các doanh nghiệp Anh, vốn không còn là một phần của Liên minh châu Âu (EU), và làm sâu...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Lực lượng diễu binh hát dưới mưa tối 25.4 trên đường Lê Duẩn ở TP.HCM

Người phụ nữ mua 58 công ty "ma", giao dịch hóa đơn khống hơn 6.000 tỷ đồng

Hàng nghìn người dân TPHCM đội mưa chờ xem diễu binh

Ba người trú mưa tại lán ruộng bị sét đánh trúng, một người tử vong

Cảnh sát bất ngờ kiểm tra, phát hiện nhân viên gác chắn tàu vi phạm nồng độ cồn

Ghi nhận hơn 23.000 cú sét đánh ở miền Bắc sáng nay

Tài xế ô tô hú hồn khi tàu hỏa sắp đến, barie tự động mở cho xe chạy qua

Biển người giăng kín các địa điểm ở TPHCM đón xem sơ duyệt diễu binh 30/4

Thành Sen thắm màu cờ Tổ quốc đón mừng đại lễ 30/4

Xem trực thăng kéo cờ, tiêm kích xé gió trên bầu trời TPHCM

Trả lại 1 triệu won cho du khách Hàn Quốc đánh rơi ở Phú Quốc

Làm rõ nguyên nhân tử vong của mẹ con sản phụ ở Bảo Lộc
Có thể bạn quan tâm

Mẹ chồng cầm kéo bảo tôi cắt phăng mái tóc dài như cô vợ "hụt" của chồng với lý do khó hiểu khiến tôi muốn ly hôn
Góc tâm tình
21:44:29 25/04/2025
Lợi dụng người chủ tin tưởng, nữ giám đốc tham ô hơn 6 tỉ đồng
Pháp luật
21:43:46 25/04/2025
Trình làng smartphone realme 14 5G và realme 14T 5G dành cho game thủ
Đồ 2-tek
21:41:19 25/04/2025
Nam diễn viên bị ghét nhất phim '12A và 4H' có cuộc sống ra sao?
Sao việt
21:41:17 25/04/2025
Hồng Vân xót xa cảnh chồng mắc bệnh hiểm nghèo, khuyên vợ tìm người mới
Tv show
21:28:29 25/04/2025
Hé lộ thời điểm Samsung phát hành One UI 8
Thế giới số
21:25:33 25/04/2025
"Người vận chuyển" Jason Statham bị chỉ trích vì đi lại bằng phi cơ riêng
Sao âu mỹ
21:10:20 25/04/2025