Tài sản tăng chóng mặt theo ngày, tỷ phú Phạm Nhật Vượng vươn lên xếp thứ 195 top người giàu thế giới
Sau 3 ngày, khối tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã tăng thêm 150 triệu USD qua đó giúp ông lần thứ 2 có mặt trong top 200 người giàu nhất hành tinh.
Tạp chí Forbes vừa cập nhật danh sách tỷ phú thế giới ở thời điểm hiện tại với sự tăng hạng nhanh chóng của ông Phạm Nhật Vượng. Tính đến chiều ngày 31/7, vị này sở hữu 8,25 tỷ USD, xếp thứ 195 trong danh sách những người giàu nhất hành tinh.
Trước đó, trong danh sách tỷ phú năm 2019 vừa công bố hôm 28/7, Chủ tịch Vingroup đứng thứ 239 với khối tài sản 8,1 tỷ USD. Như vậy, trong 3 ngày, khối tài sản của tỷ phú giàu nhất Việt Nam đã tăng thêm 150 triệu USD.
Trong 3 ngày, khối tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã tăng thêm 150 triệu USD đưa ông trở thành người giàu thứ 195 trên thế giới.
Chỉ tính riêng giá trị tài sản trên sàn chứng khoán của ông Phạm Nhật Vượng hiện đã vượt qua vốn hóa của hàng loạt doanh nghiệp lớn của Việt Nam như Vinamilk, PVGas, Sabeco, BIDV, Masan, Vietjet Air, Petrolimex, Vietinbank, Bảo Việt…
Nguyên nhân tăng mạnh tài sản của ông Vượng được cho là nhờ sự tăng trưởng cổ phiếu của Vingroup, đặc biệt là VHM và VRE.
Cụ thể, giá cổ phiếu VHM của Vinhomes đã tăng từ 87.800 đồng ngày 29/7 lên 88.200 đồng thời điểm hiện tại. Giá cổ phiếu VRE của Vincom Retail cũng tăng từ 36.750 đồng lên 36.950 đồng trong 2 ngày qua.
Video đang HOT
Trong quý 1/2019, VinGroup ghi nhận doanh thu hợp nhất 21.823 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 1.010 tỷ đồng.
Bảng xếp hạng của Forbes cho thấy tỷ phú Phạm Nhật Vượng đứng thứ 195 vào ngày 31/7/2019
Lại nói về bảng xếp hạng tỷ phú của Forbes, đây là lần thứ 2 Chủ tịch tập đoàn Vingroup lọt vào danh sách này. Hồi đầu tháng 3/2019, ông Phạm Nhật Vượng đã trở thành người giàu thứ 198 trên thế giới với khối tài sản ròng 7,5 tỷ USD.
Xếp sau ông Vượng, bà Nguyễn Thị Phương Thảo – CEO Vietjet Air cũng đã nâng thứ hạng của mình từ 1.008 hôm 28/7 lên 1.002 với tổng giá trị tài sản hiện tại là 2,49 tỷ USD.
Trong khi đó, 3 tỷ phú khác của Việt Nam là Chủ tịch Thaco Trần Bá Dương, Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang và Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh lại tụt hạng khá nhanh.
Trong 3 ngày, ông Trần Bá Dương rớt 75 thứ hạng, về vị trí thứ 1.424 với khối tài sản 1,72 tỷ USD.
Ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch Ngân hàng Techcombank từ vị trí 1.349 nay cũng rơi xuống vị trí 1.557 với tổng tài sản 1,6 tỷ USD. Trong khi đó, ông Nguyễn Đăng Quang rớt xuống vị trí thứ 1.717 với khối tài sản ròng 1,3 tỷ USD.
Lê Lan
Theo nguoiduatin.vn
Sabeco chi 3,3 tỷ đồng mỗi ngày cho quảng cáo, tiếp thị
Với khoản lợi nhuận trước thuế cao nhất từ trước đến nay, Sabeco đã móc hầu bao 3,3 tỷ mỗi ngày chỉ để phục vụ cho hoạt động quảng cáo, tiếp thị.
Tổng công ty Cổ phần Bia - Rư.ợu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II với khoản lợi nhuận trước thuế đạt kỷ lục 1.872 tỷ đồng.
Theo đó, tính riêng quý II, doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của Sabeco đã giảm nhẹ 1%, đạt 9.088 tỷ đồng. Tuy vậy, giá vốn hàng bán giảm tới 6% giúp cho lãi gộp doanh nghiệp này thu về tăng trưởng 15% so với cùng kỳ và đạt 2.414 tỷ đồng.
Từ khi những lãnh đạo do tỷ phú người Thái Lan đề cử tham gia điều hành, Sabeco có xu hướng chi rất nhiều tiền cho hoạt động bán hàng, đồng thời tiết giảm chi phí quản lý doanh nghiệp.
Quý II, trong khi chi phí bán hàng của hãng bia này tăng 12% (chủ yếu là chi phí quảng cáo và tiếp thị) thì chi phí quản lý doanh nghiệp cũng giảm tương ứng 10% cùng kỳ.
Sabeco chi số tiền kỷ lục cho hoạt động tiếp thị, quảng cáo. Ảnh: T.L
Cùng với doanh thu tài chính và tiền lãi từ hoạt động liên doanh, liên kết, Sabeco thu về tổng cộng 1.872 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế quý II, tăng tới 19% so với cùng kỳ năm 2018.
So với lợi nhuận thu về quý I, kết quả này cũng đã tăng tới 18%. Đây là con số lợi nhuận trong một quý cao nhất từ trước đến nay của Sabeco, kể cả thời điểm cổ đông Nhà nước chưa thoái vốn khỏi doanh nghiệp này.
Lũy kế nửa đầu năm, doanh thu thuần hợp nhất của ông chủ hãng Bia Sài Gòn thu về ước đạt 18.425 tỷ đồng, vẫn tăng 9%. Qua đó giúp hãng bia này ghi nhận tổng cộng 3.456 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 16%, tương ứng gần 477 tỷ đồng so với cùng kỳ.
Báo cáo của Sabeco cũng cho thấy hãng này đã chi số tiền khủng cho hoạt động tiếp thị, quảng cáo. 6 tháng đầu 2019, Sabeco đã chi ra tổng cộng 1.336 tỷ đồng chi phí bán hàng, tăng 166 tỷ đồng so với cùng kỳ. Trong đó, 50% số tiền được trả cho các chi phí quảng cáo, tiếp thị và hỗ trợ hoạt động bán hàng.
Theo tính toán, hoạt động quảng cáo của Sabeco trong nửa năm qua lên tới 603 tỷ đồng, tăng hơn 203 tỷ so với cùng kỳ năm ngoái. Tính bình quân, cứ mỗi ngày Sabeco chi hơn 3,3 tỷ đồng cho hoạt động quảng cáo và tiếp thị các sản phẩm bia, nước giải khát. Con số này cũng đạt kỷ lục từ trước đến nay đối với hãng.
Chiến lược tăng mạnh chi phí marketing dược lãnh đạo Sabeco đưa ra tại Đại hội cổ đông 2019. Tổng giám đốc Sabeco Neo Bennett khẳng định, luôn đánh giá cao hiệu quả của kinh phí đầu tư vào marketing. CEO Sabeco cũng từng chia sẻ các thương hiệu bia của Sabeco đã hơi cũ và thiếu cá tính so với một số đối thủ trên thị trường trong khi lại không hướng tới một nhóm khách hàng cụ thể nào cả nên cần phải được định vị, phân loại rõ ràng, khác biệt hơn.
Trên sàn chứng khoán hiện nay, cổ phiếu SAB được giao dịch với giá 278.000 đồng/cổ phiếu. Tính từ đầu năm đến nay, cổ phiếu này đã tăng khoảng 12%. Tại mức định giá trên, vốn hóa của Sabeco đạt 179.000 tỷ đồng và nằm trong nhóm 10 doanh nghiệp có vốn hóa thị trường lớn nhất hiện nay.
ĐÀO BÍCH
Theo vtc.vn
Doanh thu quý II của Sabeco giảm nhẹ Dù doanh thu quý II giảm nhẹ nhưng lợi nhuận sau thuế của Sabeco vẫn trên đà tăng lên, đạt 2.658 tỷ đồng. Tổng Công ty Bia rượ.u Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 2 với doanh thu đạt 9.088 tỷ đồng, giảm nhẹ so với mức 9.170 tỷ của cùng kỳ năm...