Tài sản tăng 109% chỉ trong 7 tuần, CEO công ty sản xuất vắc xin trở thành tỷ phú mới nhờ Covid-19
Theo Forbes, tài sản của vị CEO này đã tăng từ 717 triệu USD vào thời điểm ngày 11/3/2020 lên tới 1,5 tỷ USD vào ngày 1/5/2020; mức tăng phi mã ba con số chỉ trong vài tuần ngắn ngủi.
Cuối tháng 3, khi chỉ số S&P 500 ghi nhận kết quả tồi tệ nhất kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và kéo theo tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ tăng gấp đôi ở thời điểm, hầu hết các nhà đầu tư tin rằng khó có thể xuất hiện thêm bất cứ tỷ phú mới nào trên thị trường chứng khoán.
Tuy nhiên, Stéphane Bancel – Giám đốc điều hành của Công ty công nghệ sinh học Moderna Therapeutics có trụ sở đặt tại Massachusetts trở thành trường hợp ngoại lệ khi cổ phiếu của công ty tăng 12% sau khi kết thúc phiên giao dịch và đưa vị CEO 47 tuổi vào danh sách tỷ phú thế giới với tài sản tăng phi mã ba con số chỉ trong vài tuần ngắn ngủi.
Sở hữu 9% cổ phần của Moderna Therapeutics, tài sản của Bancel đã tăng từ 717 triệu USD vào thời điểm ngày 11/3/2020 lên tới 1,5 tỷ USD vào ngày 1/5/2020; tức tăng trưởng gần 110% (theo ước tính của Forbes). So với thời điểm mới IPO hồi tháng 12 năm 2018, giá trị cổ phiếu Moderna đã tăng hơn 44%.
Video đang HOT
Trong khi đó, trả lời phỏng vấn trên CNBC, Noubar Afeyan – Chủ tịch Công ty Moderna Therapeutics không đưa ra bất cứ bình luận nào về tài sản tăng đáng kể của vị CEO 47 tuổi mà chỉ tiết lộ rằng Moderna là công ty đầu tiên trên thế giới bắt đầu thử nghiệm vắc xin trị Covid-19 trên cơ thể người từ ngày 16/3.
Vắc xin thử nghiệm trị Covid-19 của Moderna được phát triển bởi các nhà nghiên cứu tại Viện Y tế quốc gia Hoa Kỳ, và là một trong hơn 30 loại vắc xin đang được nghiên cứu thử nghiệm hiện nay.
Theo Forbes, tỷ phú Bancel sinh ra ở Pháp, tốt nghiệp MBA trường Kinh doanh Harvard, đồng thời sở hữu hai bằng thạc sỹ kỹ sư từ Đại học Centrale Paris và Đại học Minnesota. Trước khi gia nhập Moderna vào năm 2011, ông từng là Giám đốc điều hành Công ty BioMérieux của tỷ phú Alain Mérieux. Công ty của tỷ phú Alain Mérieux cũng tham gia vào cuộc chiến chống Covid-19 với việc cho ra đời bộ kit thử nghiệm 45 phút.
Được thành lập vào năm 2010, công ty Moderna tập trung phát triển các loại thuốc và vaccine bằng cách sử dụng RNA thông tin (messenger RNA). Các loại thuốc của công ty sử dụng mRNA tạo ra protein giúp các tế bào miễn dịch nhận diện virus để tiêu diệt chúng.
Trước đó, kết thúc năm tài chính 2019, Moderna ghi nhận khoản lỗ khoảng 514 triệu USD, tuy nhiên, nhà sản xuất thuốc này đã có kết quả đầy hứa hẹn cho hai thử nghiệm vắc xin mRNA khác vào tháng 9 năm 2020. Đó là vắc xin phòng bệnh do virus chikungunya lây truyền từ muỗi sang người, chủ yếu ở châu Phi và châu Á và vắc xin cytomegalovirus vốn gây ra dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ. Kể từ đó đến nay, Moderna trở thành nhà tiên phong trong ngành công nghiệp vắc xin.
Tháng 3 vừa qua, Moderna cũng trở thành một trong những công ty tiên phong trong việc phát triển thử nghiệm vắn xin điều trị Covid-19 trên cơ thể người. Tuy vậy, đây vẫn là một lộ trình dài hơi và hứa hẹn nhiều thách thức.
Chia sẻ với ngân hàng Goldman Sachs vào ngày 20/3, Bancel tiết lộ vắc xin trị Covid-19 có thể hoàn thiện trong 12-18 tháng nữa nhưng chúng có thể được cung cấp cho nhân viên y tế vào mùa thu năm 2020 trong trường hợp khẩn cấp.
“Mối quan tâm lớn nhất của Moderna là sự an toàn của tất cả nhân viên y tế và người thân của họ. Chúng tôi vẫn tiếp tục triển khai các chương trình phát triển vắc xin song song với kiểm soát dịch bệnh. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tập trung ứng phó với đại dịch thông qua phát triển vắc xin thử nghiệm cho Covid-19 mang tên mRNA-1273. Tôi tin rằng chúng ta sẽ cùng nhau vượt qua đại dịch này”, Bancel chia sẻ trong một bài phát biểu.
Ngoprexco (NGC): Ngừng sản xuất, quý 1 báo lỗ 9 tỷ đồng
Ngoprexco (NGC) cho biết tình hình tài chính công ty đang lâm vào tình trạng vô cùng khó khăn, rủi ro tài chính rất cao.
CTCP Chế biến Thủy sản Xuất khẩu Ngô Quyền (mã CK: NGC) đã công bố BCTC quý 1/2020.
Theo đó doanh nghiệp này công bố doanh thu quý 1 chỉ đạt 6 tỷ đồng doanh thu giảm tới 88% so với cùng kỳ. Giá vốn hàng bán lên tới gần 14 tỷ đồng khiến NGC lỗ gộp gần 8 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lợi nhuận gộp đạt hơn 4,4 tỷ đồng. Sau khi trừ các khoản chi phí NGC báo lỗ hơn 9 tỷ đồng trong khi cùng kỳ LNST đạt 517 triệu đồng.
NGC cho biết tình hình tài chính công ty đang lâm vào tình trạng vô cùng khó khăn, rủi ro tài chính rất cao. Tình trạng mất cân đối vốn tồn tại chưa được khắc phục cộng thêm kết quả SXKD năm 2019 bị thua lỗ nặng nề, tình trạng mất cân đối vốn ngày càng trầm trọng.
Kết thúc năm 2019 NGC báo lỗ 15,6 tỷ đồng - Đây cũng là năm đầu tiên NGC kinh doanh thua lỗ kể từ khi thành lập. Ngoài ra kiểm toán còn cho rằng nợ ngắn hạn của công ty vượt quá TSNH số tiền hơn 31 tỷ đồng do công ty vay ngắn hạn để đầu tư vào tài sản dài hạn. Khả năng hoạt động liên tục của công ty phụ thuộc vào các hoạt động có lãi trong tương lai cũng như việc tái cấu trúc lại nguồn vốn của công ty.
Trước tình hình thua lỗ trên ngân hàng đã cắt giảm hạn mức tín dụng trong khi tài chính của công ty không còn khả năng thu mua nguyên liệu để duy trì sản xuất. Ngoài khó khăn về mặt tài chính, tình trạng thiếu hụt nguyên liệu trong thời gian nghỉ tết Nguyên Đán và ảnh hưởng của dịch Covid - 19. Công ty đã tạm ngừng hoạt động từ đầu năm đến nay. Doanh thu thực hiện trong quý 1/2020 là bán nội địa các nguyên liệu, thành phẩm tồn kho không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
NGC cho biết hiện công ty đang thực hiện các giải pháp để đưa nhà máy trở lại hoạt động sản xuất như thực hiện các hợp đồng hợp tác, gia công chế biến các mặt hàng thủy sản, cho thuê kho trữ đông nhằm tạo nguồn thu, sử dụng hết công suất máy móc thiết bị, gây dựng lại lực lượng công nhân, khôi phục hoạt động SXKD của công ty.
Lãi ròng quý 1 của Địa Ốc Hoàng Quân về đáy 5 năm Lãi ròng của Địa Ốc Hoàng Quân quý 1/2020 giảm hơn 67% chỉ đạt 3,5 tỷ đồng, mức thấp nhất trong quý kể từ 5 năm trở lại đây. Trong quý 1/2020, CTCP Tư vấn Thương mại Dịch vụ Địa Ốc Hoàng Quân (HoSE: HQC) ghi nhận doanh thu thuần hơn 138 tỷ đồng, tăng gần 19% so với cùng kỳ năm trước....