Tài sản không rõ nguồn gốc: Tranh luận ‘nóng’ 2 phương án xử lý
Ngày 25/10, Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề còn ý kiến khác nhau tại dự thảo Luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi.
Liên quan đến điều 52, xử lý tài sản, thu nhập tăng thêm giải trình không hợp lý về nguồn gốc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội hai phương án: Xử lý bằng con đường tòa án và xử lý bằng thu thuế. Hai phương án này tiếp tục nhận được ý kiến trái chiều từ các đại biểu Quốc hội.
Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương
Cần có lộ trình xử lý?
Tại phiên thảo luận, Phó trưởng Ban dân nguyện Lưu Bình Nhưỡng cho rằng, cần bổ sung cơ chế xác minh tài sản thu nhập. Qua đó, cơ quan quản lý tài sản khi nhận được bản kê khai tài sản thu nhập cá nhân thì gửi hồ sơ về địa phương để xác minh, sau đó gửi cho cơ quan chức năng. Trong trường hợp nghi vấn, cơ quan trung ương sẽ thành lập đoàn tiếp tục xác minh.
Về phương án xử lý tài sản tăng thêm không rõ nguồn gốc, ông Lưu Bình Nhưỡng cho rằng, cả hai phương án đưa ra đều không đảm bảo. Theo ông Nhưỡng, nếu sử dụng tòa án hành chính thì không có khái niệm này. Còn nếu sử dụng tố tụng dân sự có hai vấn đề quan trọng, một là phải có hợp đồng, hai là có thiệt hại ngoài hợp đồng.
Còn về phương án đánh thuế, theo ông Nhưỡng lại xuất hiện những vấn đề rất khó giải thích. “Cử tri nói với tôi, kể cả tài sản có được bằng tài sản tham nhũng thì nó cũng đã được mua. Đã được mua thì cũng có nghĩa là nó đã chịu thuế rồi. Vậy chúng ta tiếp tục đánh thuế thì sẽ là biện pháp chồng thuế. Như vậy không ổn cả về khía cạnh chúng ta sử dụng thuế”, ông Nhưỡng cho hay.
Không đồng tình, đại biểu Nguyễn Thanh Hồng (Bình Dương) tranh luận với đại biểu Lưu Bình Nhưỡng. Theo ông Hồng, “nói như đại biểu Nhưỡng thì chúng ta không có lối thoát”. Ủng hộ phương án 2, ông Hồng đưa ra lý lẽ để tranh luận lại với đại biểu có ý kiến về phương án 1. Đại biểu đoàn Bình Dương cho rằng, chúng ta phải dùng giải pháp kinh tế để xử lý những vấn đề kinh tế.
“Hiện nay bí nhất là việc thu hồi tài sản. Đất nước ta đang thiếu nguồn lực, nếu chúng ta xử lý tốt điều này thì sẽ có nguồn lực rất lớn huy động phát triển kinh tế”, tuy nhiên theo ông Hồng, phương án xử lý tài sản này phải có lộ trình, nếu không người dân sẽ đặt vấn đề đang tìm cách hợp thức hóa. “Tôi đề nghị lộ trình đến năm 2025 và cũng có phân loại từng loại tài sản để xử lý. Ví dụ với nhà đất, buộc phải đăng ký, buộc phải sang tên, đóng thuế tài sản chứ không phải thuế tiêu thụ đặc biệt”, ông Hồng nêu.
Khó xử lý tại tòa hay mất niềm tin?
Cũng liên quan đến phương án xử lý tài sản, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) đề nghị Quốc hội xem xét thật kỹ lưỡng và “không thể đồng tình” với phương án xử lý tài sản, thu nhập tăng thêm mà người có nghĩa vụ kê khai không giải trình được nguồn gốc sẽ chuyển cho tòa án. Ông phân tích, cơ quan thanh tra, kiểm toán, cơ quan điều tra mà không chứng minh được tài sản thu nhập do vi phạm pháp luật mà có thì không thể có chứng cứ, không có cơ sở pháp lý để quy tội và không thể chuyển cho Tòa án xét xử.
Video đang HOT
“Thực tế nhiều vụ án phạm tội nhận hối lộ người ta khai là đưa cho ông A, ông B nhưng tòa cũng không thể kết tội cho ông A, ông B được, bởi vì không có căn cứ. Trong thực tế có những vụ án chủ tịch xã với trưởng phòng quản lý đất đai khi nhận tiền của người dân nhưng bị truy tố thì chủ tịch xã không bị tội mà phòng quản lý đất đai bị tội. Vì có ghi đầy đủ ngày tháng nhận tiền nhưng không có căn cứ cụ thể.
Về tài sản thực tế của cá nhân, theo ông Phương, cơ quan có thẩm quyền không chứng minh được vi phạm pháp luật mà có nhưng lại giao cho tòa xử lý để thu hồi, điều này có vi phạm với Hiến pháp hay không? “Điều 32 Hiến pháp có quy định “mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải, nhà ở, tư liệu sinh hoạt… Như vậy, nhà ở của tôi là tôi có sổ đỏ, pháp luật đã công nhận; xe của tôi đăng ký tên của tôi, tất cả những điều này đã được pháp luật thừa nhận, bây giờ tôi không kê khai thu nhập lại cho đây là bất hợp lý thì cũng không được”, ông Phương phân tích và đồng ý với phương án thu thuế.
Tranh luận với quan điểm này, đại biểu Phạm Hồng Phong (Hậu Giang) cho rằng, Hiến pháp quy định giao cho Tòa án thực hiện quyền tư pháp. Tòa án là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhân danh nhà nước phán quyết bảo vệ quyền và lợi ích của công dân, của nhà nước, bảo vệ công lý, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa.
“Tòa án là một công cụ của Đảng, Nhà nước mà đại biểu Phương lại không có niềm tin vào Tòa án thì sẽ là mất tất cả”, ông Phong bày tỏ.
Cũng liên quan đến phương án xử lý tài sản, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) đề nghị Quốc hội xem xét thật kỹ lưỡng và “không thể đồng tình” với phương án xử lý tài sản, thu nhập tăng thêm mà người có nghĩa vụ kê khai không giải trình được nguồn gốc sẽ chuyển cho tòa án” .
THÀNH NAM
Theo TPO
'Truy' tài sản bất minh: Không thể áp dụng quyền công dân thông thường
Nêu giải pháp xử lý tài sản bất minh không giải trình được, ĐB Ngô Trung Thành (Đắk Lắk) cho rằng chủ thể của khối tài sản này là chủ thể đặc thù - người có chức vụ, quyền hạn, do vậy phải chịu trách nhiệm khác với công dân bình thường.
ĐBQH Trương Trọng Nghĩa - Ảnh: TTXVN
Thảo luận tại Quốc hội chiều 25.10 về Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi), các đại biểu vẫn có quan điểm khác nhau về việc xử lý tài sản không giải trình hợp lý về nguồn gốc.
Thu thuế hay ra tòa đều không đảm bảo?
Theo ĐB Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre), cả hai phương án như dự thảo luật đều không đảm bảo. Nếu khẳng định rằng sử dụng tòa án hành chính thì ở đây không có khái niệm tòa án hành chính, phải sử dụng tố tụng dân sự. Nếu sử dụng khái niệm thu hồi tài sản thì có nghĩa đã khẳng định rằng đó là tài sản không hợp pháp. Vậy, sẽ giải quyết mối quan hệ này như thế nào? Nếu không có cơ sở thì rất nguy hiểm.
"Nếu chuyển cho toà thì đang vô tình "hình sự hoá trá hình" các vụ việc dân sự. Đánh thuế cũng không ổn bởi sẽ gây ra tình trạng thuế chồng thuế. Nếu tài sản trong diện nghi vấn thì dứt khoát phải tiến hành điều tra, nếu điều tra thấy tham nhũng thì cho thu hồi", ông Nhưỡng nói.
ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng - Ảnh: VPQH
ĐB Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) cho rằng không thể nói vì tài sản đó chủ sở hữu không chứng minh được nguồn gốc mà thu hồi hoặc giao cho toà án xử lý.
"Điều này liệu có vi phạm Hiến pháp không? Pháp luật đã quy định mọi người có quyền sở hữu tài sản và được pháp luật bảo hộ. Không chứng minh được vi phạm mà tiến hành thu hồi thì không đủ cơ sở để thực thi, dễ gây ra sự chống đối", ông Phương nói và đồng ý với phương án thu thuế.
ĐB Vũ Thị Lưu Mai (Hà Nội) cho rằng thuế thu nhập cá nhân xét về tính chất thì không phải là công cụ trực tiếp trong công tác phòng, chống tham nhũng và cũng không mang ý nghĩa răn đe hay ngăn chặn hành vi tham nhũng.
Trong khi đó, đối với tài sản có được bởi hành vi tham nhũng, nếu như áp dụng với thuế suất 45% thì lại quá nhẹ. Nhưng nếu như đối với tài sản vì một lý do nào đó mà không chứng minh được nguồn gốc mà áp dụng thuế suất 45% thì lại rất nặng. Hệ lụy trong trường hợp này có thể để lọt tội phạm và không đảm bảo tính công bằng.
Theo bà Mai, nếu cứ xem tài sản thu nhập giải trình chưa hợp lý là đối tượng chịu thuế thì với đặc thù của kinh tế tiền mặt như hiện nay, công cụ để tổ chức thực hiện chưa sẵn sàng, tính khả thi cũng chưa cao.
Cần phải ra cơ quan điều tra
ĐB Võ Đình Tín (Đăk Nông) cho rằng, trách nhiệm của cán bộ, công chức là phải chấp hành nghiêm chỉnh Luật Phòng, chống tham nhũng. Trong đó có nghĩa vụ trung thực, minh bạch trong kê khai tài sản, thu nhập.
"Đối với tài sản thu nhập tăng thêm mà người có nghĩa vụ không giải trình được hợp lý về nguồn gốc tòa án sẽ ra quyết định thu hồi tài sản tăng thêm cho Nhà nước. Song, trước khi chuyển cho tòa án cần phải chuyển cho cơ quan điều tra làm rõ căn cứ pháp lý để tòa án phán quyết chính xác", ông Tín nói.
Theo ĐB Hoàng Văn Cường (Hà Nội), không kê khai tài sản tức là cố tình che giấu, cố tình gian dối. Trường hợp này phải xử lý thật nghiêm khắc, thậm chí là tịch thu và xử lý kể cả về mặt hành chính.
Đối với tài sản kê khai không chứng minh được nguồn gốc nhưng cơ quan quản lý thấy có dấu hiệu bất minh thì phải chuyển tài sản đó cho cơ quan điều tra. Còn nếu cơ quan quản lý không phát hiện ra dấu hiệu bất minh thì tài sản này sẽ chuyển qua cơ quan thuế để thu thuế theo phương án 2.
Theo ĐB Ngô Trung Thành (Đắk Lắk) chủ thể của khối tài sản này là chủ thể đặc thù, đó là những công chức, người giữ chức vụ, quyền hạn, do vậy phải chịu trách nhiệm khác với công dân bình thường.
Vì vậy, không thể áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội ở trong trường hợp này. Theo đó, dù phương án 2 hay phương án 1 thì bản chất của việc này là tịch thu tài sản đối với tài sản không giải trình được một cách hợp lý.
"Những tài sản này không chỉ liên quan đến công chức mà còn liên quan đến tài sản chung của cả gia đình, vì vậy, việc kết luận tài sản này không giải trình được một cách hợp lý nên để tòa án và chỉ có tòa án mới đảm bảo sự minh bạch", ông Thành nói.
Theo ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM), cán bộ, công chức nhiều trường hợp không thể sống và lo cho gia đình bằng thu nhập từ lương, cho nên thu nhập ngoài lương là bình thường. Theo đó, nhiều người đã giàu lên nên chuyện cán bộ, công chức giàu không phải là chuyện kỳ thị. Vấn đề là thu nhập ngoài lương và giàu lên này phải hợp pháp.
Ở nhiều quốc gia tư bản, tài sản hợp pháp phải dựa trên thu nhập hợp pháp. Yêu cầu đối với công chức cao hơn với người dân bình thường nên tính minh bạch rất cao, đi vào từng khoản thu nhập nhỏ, siết vấn đề quà cáp rất ghê gớm.
"Không thể dùng quyền tài sản, quyền công dân thông thường để áp dụng một công chức. Đối với nước Đảng cộng sản lãnh đạo chúng ta, những người cộng sản thì không thể đặt ra tiêu chuẩn về hợp pháp và minh bạch thấp hơn nước tư bản được", ông Nghĩa nói.
Do đó, ông Nghĩa đề nghị chia tài sản bất minh ra nhiều loại. Thứ nhất, cán bộ không khai báo trước hết vi phạm kỷ luật cán bộ, công chức. Nếu đó là tài sản hợp pháp thì không xử lý.
Còn khi tìm hiểu thấy tài sản có vấn đề, có thể là không đóng thuế thì sẽ phải thu thuế thu nhập. Những bất minh dạng này có thể xử ở mức độ hành chính, thậm chí không đưa vào xử lý tài sản. Có trường hợp phải chuyển cơ quan điều tra. Nếu điều tra ra tài sản đó là hợp pháp thì không tịch thu tài sản, nhưng nếu điều tra xác minh là có tội thì tịch thu tài sản đó.
Lam Thanh
Theo motthegioi
ĐBQH Trương Trọng Nghĩa - Ảnh: TTXVN
Phòng chống tham nhũng, sao không kiểm soát 'doanh nghiệp sân sau'? Đối tượng ở khu vực tư đang tiếp tay cho tham nhũng ở khu vực công chính là các doanh nghiệp sân sau, cần phải được đưa vào đối tượng kiểm soát. Tại Quốc hội sáng nay, sau khi Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga trình bày Báo cáo...