Tài sản của người thân, thuộc cấp bà Trương Mỹ Lan được phán quyết như thế nào?
Do nguồn gốc số tiền trong 14 tài khoản của con gái và cháu trai bị cáo Trương Mỹ Lan chưa được cơ quan điều tra làm rõ nên tòa tiếp tục phong tỏa để xác minh.
Sau khi kết thúc phiên xét xử sơ thẩm vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2, TAND TPHCM đã phát hành Bản án và đăng công khai lên Cổng thông tin của tòa.
Ngoài mức án cụ thể của từng bị cáo, tòa buộc bị cáo Trương Mỹ Lan phải bồi thường toàn bộ hơn 30.081 tỷ đồng cho 35.824 người bị hại. Ngoài ra, bị cáo Lan còn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm là 30,2 tỷ đồng.
Đối với việc phong tỏa và ngăn chặn giao dịch tài khoản mở tại các ngân hàng, tại phiên tòa, các bị cáo Lan, Trương Vincent Kinh và Nguyễn Hữu Hiệu đề nghị dùng toàn bộ số dư trong tài khoản để khắc phục hậu quả. Nhận định việc yêu cầu trên là tự nguyện, không trái quy định pháp luật nên HĐXX ghi nhận và tiếp tục duy trì phong tỏa tài khoản để đảm bảo nghĩa vụ bồi hoàn của bị cáo Lan trong toàn bộ vụ án.
Tại phiên tòa, bị cáo Lan đề nghị HĐXX hủy bỏ phong tỏa đối với các tài khoản và sổ tiết kiệm cho 2 con gái là Chu Duyệt Hằng và Chu Duyệt Phấn. Tuy nhiên, theo HĐXX, 3 tài khoản tiết kiệm liên kết với 3 sổ tiết kiệm có tổng số tiền hơn 45 tỷ đồng do bà Chu Duyệt Hằng đứng tên đã được giải quyết theo Bản án sơ thẩm 157 (giai đoạn 1), nên tòa không xem xét giải quyết trong vụ án này.
Đối với 7 tài khoản do bà Chu Duyệt Phấn đứng tên có tổng số tiền gần 47 tỷ đồng và 7 tài khoản do ông Trương Lập Hưng (cháu bị cáo Lan) đứng tên với tổng số tiền hơn 64 tỷ đồng, cơ quan điều tra hiện chưa xác minh làm rõ nguồn gốc. Do đó, HĐXX giao cho Cơ quan cảnh sát điều tra – Bộ Công an (C03) tiếp tục làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.
Với tài khoản của bị cáo Chu Lập Cơ (chồng bị cáo Lan), HĐXX xét thấy quá trình điều tra, xét xử bị cáo đã nộp khắc phục toàn bộ hơn 33 tỷ đồng liên quan đến hành vi “Rửa tiền”. Bị cáo này cũng không có nghĩa vụ bồi thường dân sự liên quan đến hành vi phạm tội của bị cáo khác. Do đó, HĐXX đã hủy bỏ lệnh phong tỏa tài khoản của bị cáo Chu Lập Cơ.
Video đang HOT
Đối với tài khoản đứng tên em trai bị cáo Lan là ông Trương Mễ mở tại Ngân hàng Eximbank có số dư 10 tỷ đồng, HĐXX nhận định quá trình điều tra chưa đủ căn cứ xác định tài sản trên liên quan đến hành vi phạm tội của các bị cáo. Đồng thời, vợ ông Trương Mễ là bị cáo Ngô Thanh Nhã cũng không có nghĩa vụ bồi thường trong vụ án này và bị cáo cũng đã tự nguyện nộp khắc phục hậu quả 10 tỷ đồng. Vì thế, HĐXX đã hủy bỏ việc ngăn chặn giao dịch đối với tài khoản của ông Mễ.
Ông Chu Lập Cơ (bên phải) và các bị cáo tại tòa. Ảnh: TC
Liên quan đến các tài sản của 3 người đã chết gồm các ông bà Nguyễn Phương Hồng (cựu Phó Tổng giám đốc Ngân hàng SCB), Nguyễn Tiến Thành (cựu Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần chứng khoán Tân Việt) và Nguyễn Ngọc Dương (cựu Tổng giám đốc, Công ty CP Tập đoàn Sài Gòn Peninsula và Công ty CP phát triển hạ tầng và bất động sản Việt Nam), hiện cơ quan điều tra chưa xác minh, làm rõ nguồn gốc tài sản. Do đó, HĐXX kiến nghị C03 tiếp tục xác minh, làm rõ, xử lý theo quy định của pháp luật.
Đối với tài sản của 5 bị can bị truy nã trong giai đoạn 1 (gồm Đinh Văn Thành, Nguyễn Thị Thu Sương, Chiêm Minh Dũng. Trầm Thích Tồn và Nguyễn Lâm Anh Vũ), hiện cơ quan điều tra đã tiến hành ngăn chặn 33 tài khoản ngân hàng và 31 bất động sản.
Trong quá trình chuẩn bị đưa vụ án ra xét xử, một số cá nhân liên quan đã cung cấp tài liệu thể hiện các tài sản trên đã được chuyển nhượng lại cho nhiều người khác hoặc đang thế chấp tại ngân hàng. Thời điểm chuyển nhượng, thế chấp là trước, trong thời gian các bị cáo làm việc tại Ngân hàng SCB. Tuy nhiên, việc chuyển nhượng này chưa được C03 làm rõ. Vì vậy, HĐXX kiến nghị C03 tiếp tục xác minh, làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.
Vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Lời 'gan ruột' của bị cáo Trương Mỹ Lan
Bà Trương Mỹ Lan nghẹn giọng nói cả cuộc đời có ước mơ xây dựng bệnh viện đa khoa quốc tế, nhà ở xã hội, trường học và mái ấm cho người dân khó khăn.
Nhưng đến nay, ước mơ này chưa kịp thực hiện có lẽ do định mệnh.
Phiên xét xử sơ thẩm vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2 đã kết thúc hôm qua với mức án tương xứng với hành vi của từng bị cáo.
Là người giữ vai trò xuyên suốt vụ án từ giai đoạn 1 tới giai đoạn 2, bị cáo Trương Mỹ Lan bị xác định là chủ mưu cho mọi sai phạm của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và tại Ngân hàng SCB. Dù mang trên mình bản án tử hình ở giai đoạn 1 và bản án chung thân ở giai đoạn 2 nhưng bị cáo tỏ ra khá bình tĩnh.
Bị cho rằng nhờ người đứng tên sở hữu cổ phần, bị cáo Lan nắm giữ 81,43% cổ phần của Ngân hàng SCB, nhưng ở cả 2 phiên tòa bà đều phủ nhận và khẳng định bản thân không tham gia vào hoạt động của ngân hàng này.
Bị cáo Lan khai, năm 2012 được Ngân hàng Nhà nước mời vào tái cơ cấu SCB, nhưng bà không tham gia quản lý hay điều hành mà chỉ giữ vai trò cố vấn và cho mượn tài sản. Cũng theo bị cáo, mọi hoạt động do chính cán bộ, nhân viên của SCB điều hành và Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm.
Liên quan tới việc phát hành trái phiếu của Công ty An Đông, bị cáo Lan khẳng định mình cho SCB mượn pháp nhân công ty này. Lý do cho mượn là thời điểm đó, SCB hết sức khó khăn.
"Nếu không cho mượn, ngân hàng sẽ sụp đổ, kéo theo đó là tài sản, tiền bạc của bản thân tôi và sui gia, dòng tộc, bạn bè sẽ mất hết. Khi các em hỏi mượn công ty để phát hành trái phiếu, tôi hỏi phát hành cái này là như thế nào thì Đinh Văn Thành (cựu Chủ tịch HĐQT SCB) nói 'Chị yên tâm, tất cả tụi em đều công khai hết'. Vì vậy, tôi mới tin tưởng cho mượn. Bị cáo rất ân hận vì đã cho mượn công ty, khiến mấy chục người phải vào tù như thế này" - bị cáo Lan trình bày.
Về tội danh "Rửa tiền", bị cáo Lan cũng khẳng định không chỉ đạo lãnh đạo ngân hàng chi các khoản cho mục đích cá nhân của bản thân.
Về các khoản tiền nộp vào các thẻ tín dụng, bị cáo khai do bản thân thường xuyên sinh sống ở nước ngoài nên chủ yếu sử dụng thẻ tín dụng của các ngân hàng nước ngoài.
"Thời điểm đó, lãnh đạo ngân hàng SCB năn nỉ bị cáo mở thẻ tín dụng nên bị cáo mới mở. Khi chi tiêu thẻ tín dụng, đến hạn bị cáo đều sử dụng tiền của mình để thanh toán các thẻ này, hoàn toàn không sử dụng tiền của SCB để thanh toán", bị cáo Lan giải thích.
Trả lời HĐXX về nguồn tiền chuyển đi nước ngoài từ đâu, bị cáo Lan khai đó là tiền từ nước ngoài cho vay từ trước.
Theo bị cáo, bằng quan hệ và uy tín cá nhân đã thuyết phục được các đối tác nước ngoài cho vay tiền để thực hiện các dự án ở Việt Nam. Các đối tác không đòi hỏi điều kiện hay thủ tục gì mà sẵn sàng cho vay trong thời gian ngắn (3 đến 6 tháng).
"Người ta chịu cho vay là mừng lắm rồi, nếu mình sử dụng sai mục đích thì đối tác nước ngoài sẽ đòi lại tiền nên bị cáo không nghĩ các hợp đồng vay là các hợp đồng khống, hợp đồng giả cách", bị cáo Lan giải thích về việc chỉ đạo thuộc cấp lập các hợp đồng khống.
Cũng theo bị cáo, để tiền được chuyển về Việt Nam phải trải qua quá trình kiểm soát rất khắt khe từ phía cơ quan nhà nước. Ngoài ra, bị cáo Lan khẳng định bản thân không trực tiếp thực hiện hợp đồng mà chỉ lên kế hoạch về dòng tiền. "Bị cáo chỉ biết rằng khi cần tiền thì sẽ nhận được tiền, còn quy trình, trình tự thủ tục bị cáo không biết", bà Lan nói.
Nói lời sau cùng trước khi tòa tuyên án, bị cáo Lan khẳng định sẽ "ưu tiên hàng đầu việc khắc phục hậu quả cho hàng chục nghìn người dân".
"Cả cuộc đời bị cáo không bao giờ quên được việc vì cái tên Trương Mỹ Lan mà hàng trăm gia đình bị ảnh hưởng. Bây giờ, bị cáo chỉ là người dân thấp cổ bé họng, xin HĐXX và VKS xem xét cứu giúp" - bị cáo Lan nghẹn giọng nói.
Trình bày thêm, bị cáo Lan nói tổ tiên của bà hàng trăm năm tạo dựng cơ nghiệp, chưa bao giờ vi phạm pháp luật hay có ý định lừa đảo. "Bị cáo mang mạng sống của mình ra đảm bảo" - bà Lan nhấn mạnh.
Bị cáo còn nói cả cuộc đời có ước mơ xây dựng bệnh viện đa khoa quốc tế, nhà ở xã hội, trường học và mái ấm cho người dân khó khăn. "Nhưng đến nay, ước mơ này chưa kịp thực hiện có lẽ do định mệnh" - bị cáo Lan bày tỏ.
Vì sao VKS đề nghị án tù chung thân với bà Trương Mỹ Lan? Theo VKS, bà Trương Mỹ Lan được ghi nhận nhiều tình tiết giảm nhẹ trong đó có ý thức khắc phục thiệt hại, nhưng xét tính chất, hậu quả vụ án nên cần áp dụng mức án cao nhất của tội danh bị truy tố. Chiều 10/10, phiên tòa xét xử bà Trương Mỹ Lan (Chủ tịch HĐQT Vạn Thịnh Phát) và đồng...