Tài sản của công ty đứng sau đồng USDT
Hành động cắt giảm thương phiếu của Tether sẽ giúp USDT bớt chịu áp lực từ những quy định pháp luật, tăng khả năng ổn định mức giá so với đồng USD.
Tether, công ty phát hành đồng stablecoin được sử dụng nhiều nhất trên thế giới, vừa công bố cơ cấu tài sản đảm bảo trong quỹ dự trữ cho stablecoin trị giá 74 tỷ USD.
Họ tiết lộ việc cắt giảm thương phiếu gần đây nhằm giảm tác động từ các quy định chặt chẽ từ những cơ quan quản lý đối với các loại tài sản được mua bằng USD.
Tính đến ngày 31/3, Tether Holdings có tổng tài sản ít nhất vào khoảng 82,4 tỷ USD, kèm theo khoản nợ 82,2 tỷ USD phải trả liên quan đến các token do công ty phát hành, theo dữ liệu từ công ty quản lý tài sản MHA Cayman.
Giá của USDT có thời điểm không còn sở hữu tỉ lệ 1-1 với đồng USD sau các biến động của thị trường gần đây
Tether là nhà phát hành USDT, loại stablecoin dựa trên nguồn dự trữ bằng USD và các tài sản tương đương nhằm duy trì tỷ giá 1-1. Theo Bloomberg, chất lượng của những khoản dự trữ của Tether trước đây không được đánh giá cao do phụ thuộc nhiều vào các tài sản có tính thanh khoản thấp. Ngoài ra, Tether cũng chịu nhiều chỉ trích do thiếu minh bạch về vấn đề này.
Cho đến khi đồng UST sụp đổ, Tether lại bị chú ý do USDT nhanh chóng tụt khỏi mức neo của nó với USD trong giai đoạn thị trường đang không ổn định. Trong tuyên bố vào ngày 19/5, Tether lưu ý rằng giá trị số thương phiếu mà công ty đang nắm giữ đã giảm 17% vào cuối quý I/2022 so với quý trước, xuống còn 20,1 tỷ USD. Công ty cũng cho biết rằng họ đã tiếp tục giảm thêm 20% số tiền đó kể từ ngày 1/4.
Video đang HOT
Tether cho biết họ tăng cường đầu tư vào các quỹ tiền tệ và tín phiếu Kho bạc Mỹ, tăng hơn 13% lên tổng cộng 39,2 tỷ USD. Xếp hạng trung bình của thương phiếu và chứng chỉ tiền gửi của công ty đã tăng từ A-2 (nhạy cảm với các hoàn cảnh bất lợi của thị trường) lên A-1 (khả năng cam kết tốt nhất), trong khi các khoản cho vay có bảo đảm đã giảm 1 tỷ USD.
Vào tháng 2/2021, Tether và các công ty liên kết đã đồng ý cung cấp báo cáo hàng quý cho phố Wall như một phần của thỏa thuận minh bạch trong các vấn đề tài chính.
Song, giá trị của USDT đã giảm xuống còn 95 xu trên các sàn giao dịch tiền mã hóa trong đợt ngày 12/5. Để giải quyết, Tether cho biết họ đã cung cấp các khoản đổi lại ở mức 1 USD trong suốt thời gian đó.
“Hành động mới nhất này đã chứng minh rằng Tether được hỗ trợ hoàn toàn và nguồn dự trữ rất vững chắc, thận trọng và có tính thanh khoản”, Paolo Ardoino, Giám đốc công nghệ của Tether cho biết trong một bài đăng trên blog.
Theo dữ liệu từ CoinGecko, tổng số tiền lưu hành trên thị trường của Tether đã đạt hơn 8,9 tỷ USD kể từ khi Terra sụp đổ lần đầu tiên vào ngày 7/5. Các đối thủ khác như USDC của Circle cũng đã tăng so với trước.
Theo nhà phân tích Nikolaos Panigirtzoglou của JPMorgan, việc tiếp tục mua lại nhiều USDT sẽ gây ra việc buộc phải bán thương phiếu, dẫn đến ảnh hưởng sang các thị trường tài chính truyền thống. Ông nói thêm rằng việc dự trữ USDC và Binance USD (BUSD) chủ yếu được đầu tư vào tín phiếu Kho bạc Mỹ. Do đó, các khoản đầu tư được rút từ Tether có thể bù đắp bằng việc bán các tài sản tương tự, tạo ra một dòng chảy luân chuyển từ tín phiếu sang stablecoin.
Dư âm cuộc khủng hoảng UST: USDT, stablecoin lớn nhất thế giới, sắp trở thành nạn nhân tiếp theo?
Sau khi UST bị đánh sập, nhiều dấu hiệu cho thấy USDT, đồng stablecoin lớn nhất thế giới hiện nay, đang gặp cuộc tấn công tương tự.
Trong khi dư âm cuộc tấn công bán khống tàn bạo làm sụp đổ đồng stablecoin UST và đồng LUNA của dự án Terra chưa kết thúc, một đồng stablecoin danh tiếng khác có thể đang trở thành đích ngắm mới của loại hình tấn công tiền tệ này.
Vài tiếng trước, đồng stablecoin nổi tiếng USDT dường như sẽ trở thành nạn nhân tiếp theo khi bị bán tháo ồ ạt trên 3pool của Curve - đây cũng là pool stablecoin lớn nhất thế giới, bao gồm USDT, USDC và DAI, từng có tổng giá trị đạt tới 3,2 tỷ USD. Một lượng khổng lồ USDT đang bị quy đổi sang 2 stablecoin còn lại là USDC và DAI với tốc độ lớn chưa từng thấy.
Thông thường, các stablecoin trong 3pool này sẽ có tỷ lệ tương đối cân bằng nhau, khoảng 33% cho mỗi đồng tiền mã hóa. Vào đầu tháng 4 vừa qua, thanh khoản của 3pool này đạt tổng giá trị khoảng 3,2 tỷ USD, trong đó DAI chiếm 45,89%, USDC chiếm 38,22% và USDT chiếm 15,89%.
Nhưng hiện tại cán cân tỷ lệ này lệch hẳn về phía USDT khi chiếm đến 83,05% tổng giá trị của 3pool này. Còn lại là DAI với tỷ lệ 8,74% và USDC chỉ 8,21%. Đáng nói hơn, tổng giá trị của 3pool đã sụt xuống chỉ còn 1,913 tỷ USD - giảm hơn 40% so với hồi đầu tháng 4.
USDT đang tràn ngập 3pool trên Curve, kéo tỷ giá USDT-USD tụt xuống thấp
Điều này có nghĩa là USDT đang được bán ra ồ ạt để hoán đổi sang USDC và DAI đồng thời rút ra khỏi 3pool này. Việc USDT tràn ngập trong 3pool này đang khiến tỷ giá USDT-USD sụt giảm, có lúc rơi xuống mức 0,992 USD (hiện đang hồi phục ở mức 0,996 USD), thay vì tỷ lệ 1:1.
Tình trạng tương tự cũng diễn ra đối với UST vài ngày trước khi một lượng lớn UST được bơm vào sàn giao dịch Curve và hút cạn hết nguồn tiền đối ứng của đồng stablecoin này. Điều đó kéo tỷ giá UST-USD sụt giảm mạnh xuống 0,97 và kích thích những người đang nắm giữ đồng stablecoin này đổ ra bán ào ạt trên các sàn giao dịch lớn, càng kéo tỷ giá đồng coin này xuống mức thấp hơn nữa.
Nhưng khác với UST - một stablecoin ổn định bằng thuật toán - USDT được đảm bảo bằng USD pháp định. Tuy vậy nhiều năm nay vẫn có những tin đồn cho rằng Tether, tổ chức đứng sau đồng stablecoin này, không có đủ tài sản để đảm bảo cho giá trị vốn hóa lên tới hơn 80 tỷ USD của USDT. Do vậy nếu khối lượng tài sản của Tether không đủ đảm bảo cho USDT, những cuộc tấn công tiền tệ thế này dần dần có thể làm sụp đổ đồng stablecoin phổ biến nhất thế giới hiện tại.
Tỷ giá của USDT so với USD và USDC đều sụt giảm mạnh
Ngược lại, giờ mọi con mắt chú ý lại đang đổ vào USDC, đồng stablecoin phổ biến thứ hai thế giới sau USDT. Dù giá trị vốn hóa của USDC đã tăng trưởng đến 370% so với đầu năm ngoái, từ mức 10,82 tỷ USD lên gần 50 tỷ USD trong hiện tại, nó vẫn kém xa so với người dẫn đầu USDT.
Tuy nhiên, USDC lại có những người chống lưng vô cùng hùng mạnh, bao gồm BlackRock, quỹ phòng hộ đang quản lý khối tài sản khoảng 10.000 tỷ USD, và Fidelity, tập đoàn tài chính đang quản lý tổng tài sản tới 4.200 tỷ USD. Vào tháng Tư năm nay, hai cá mập phố Wall này cùng nhiều tổ chức tài chính khác đã đầu tư 400 triệu USD vào hãng công nghệ Circle, một trong hai tổ chức sáng lập nên USDC (cùng với sàn giao dịch Coinbase).
Không chỉ tăng vốn cho công ty sáng lập nên USDC, BlackRock còn hợp tác chiến lược với công ty này để trở thành người quản lý tài sản cho lượng dự trữ USDC cũng như khám phá các ứng dụng của nó trong thế giới tiền mã hóa.
Cuộc tấn công đang nhắm vào USDT lại càng làm mọi người chú ý đến mối quan hệ giữa USDC và BlackRock hơn khi có tin đồn cho rằng, quỹ phòng hộ khổng lồ này là người đứng sau cuộc tấn công vài ngày qua đánh sập stablecoin UST cũng như LUNA, native coin của dự án Terra.
Liệu BlackRock có phải là người tấn công USDT với mục đích đánh gục đồng stablecoin àny để đưa đứa con cưng của mình lên vị trí thống trị sân chơi stablecoin trong thế giới tiền mã hóa hiện nay hay không?
Chính quyền đối lập ở Myanmar chấp nhận USDT Nhóm chính quyền đối lập tại Myanmar chấp nhận sử dụng USDT để giảm sức mạnh quân đội, lực lượng đang kiểm soát việc phát hành đồng kyat. Chính phủ Đoàn kết Dân tộc Myanmar (NUG) cho biết sẽ công nhận tiền ổn định giá (stablecoin) Tether làm đơn vị tiền tệ chính thức. Đây là tiền mã hóa dựa trên blockchain do...