Tài sản của các tỉ phú tăng mạnh trong thời gian ngắn
Chỉ trong 10 phiên giao dịch, giá trị tài sản ròng của các tỉ phú giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam đã tăng tới hàng trăm triệu USD.
Ông Trần Đình Long, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Thép Hòa Phát. Ảnh: TL.
Trong hơn 2 tuần giao dịch gần đây, thị trường chứng khoán Việt Nam diễn biến rất tích cực với đà tăng mạnh của chỉ số VN-Index. Lũy kế từ phiên giao dịch 13.10 tới nay, chỉ số VN-Index đã tăng gần 25 điểm với đà tăng mạnh của các cổ phiếu vốn hóa lớn.
Trước những diễn biến tích cực của các cổ phiếu trên thị trường, giá trị tài sản của các tỉ phú cũng tăng nhanh chóng, lên tới hàng trăm triệu USD chỉ trong thời gian ngắn.
Theo số liệu được Forbes cập nhật tại chiều ngày 26.10, Việt Nam đang có 6 đại diện trong danh sách những tỉ phú giàu nhất hành tinh.
Video đang HOT
Giá trị tài sản của các tỉ phú tại ngày 26.10. Nguồn: Forbes.
Nói về sự gia tăng giá trị tài sản trong khoảng thời gian vừa qua, phải kể đến đầu tiên là tỉ phú Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Vingroup (HOSE: VIC) với việc gia tăng 900 triệu USD chỉ trong 10 phiên giao dịch. Tỉ phú Nhật Vượng là người đàn ông giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam và cũng là một trong những nhân vật kỳ cựu đại diện của Việt Nam trong danh sách xếp hạng tỉ phú toàn cầu. Tại thời điểm cuối ngày 26.10, tài sản của ông Vượng trên sàn chứng khoán Việt Nam đạt 6,8 tỉ USD.
Trong những phiên giao dịch vừa qua, cổ phiếu VIC cũng ghi nhận đà tăng khá tích cực, đạt mức tăng 11,9% từ phiên giao dịch 13.10 đến nay (26.10).
Tỉ phú Phạm Nhật Vượng có khối tài sản tăng 900 triệu USD chỉ trong 10 phiên giao dịch. Ảnh: TL.
Bên cạnh VIC, cổ phiếu của Ngân hàng Techcombank (HOSE: TCB) cũng có diễn biến rất tích cực, ghi nhận đà tăng 10,6% trong khoảng thời gian trên. Kéo theo đó, tài sản của ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Techcombank cũng tăng 300 triệu USD so với thời điểm 13.10. Số liệu của Forbes tại ngày 26.10, ông Hùng Anh đang sở hữu khối tài sản trị giá 1,6 tỉ USD. Với khối tài sản này, ông Hùng Anh đã góp mặt vào Top 3 những tỉ phú giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại, theo số liệu của Forbes.
Trong thời gian gần đây, các cổ phiếu vốn hóa lớn đang nhận được sự quan tâm của dòng tiền trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Cổ phiếu của Tập đoàn Hòa Phát (HOSE: HPG) cũng đạt được mức tăng trưởng ấn tượng.
Kết thúc phiên giao dịch 26.10, cổ phiếu HPG đóng cửa ở mức giá 30.800 đồng/cổ phiếu, là vùng giá cao nhất của HPG kể từ khi niêm yết. Lũy kế từ phiên giao dịch 13.10, giá cổ phiếu HPG đã tăng hơn 9%. Đà tăng này của cổ phiếu co thể đến từ kết quả kinh doanh vượt trội trong quý III/2020.
Cụ thể, trong quý III/2020 Hòa Phát đạt 24.900 tỉ đồng doanh thu, tăng 62,7% và 3.785 tỉ đồng lợi nhuận sau thuế, gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm trước. Với mức lợi nhuận này, Hòa Phát đã lập kỷ lục về lợi nhuận sau thuế trong một quý.
Diễn biến tích cực của cổ phiếu HPG đã kéo tài sản của Chủ tịch Hội đồng Quản trị Trần Đình Long tăng 200 triệu USD chỉ trong 10 phiên giao dịch.
Trong cùng khoảng thời gian trên, tài sản của ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (HOSE: MSN) cũng tăng thêm 200 triệu USD. Tại thời điểm 26.10, ông Quang đang sở hữu khối tài sản trên sàn chứng khoán trị giá 1,4 tỉ USD, là một trong 6 đại diện của Việt Nam trong danh sách những tỉ phú giàu nhất hành tinh.
Trong những phiên giao dịch gần đây, cổ phiếu MSN gây ấn tượng mạnh với giới đầu tư khi đạt một mức tăng trưởng mạnh mẽ về giá. Lũy kế 10 phiên giao dịch gần đây, giá cổ phiếu MSN đã tăng hơn 25,2% trong khi lũy kế từ đầu tháng 10 đến nay, MSN đã tăng 60,9% từ vùng giá 54.600 đồng/cổ phiếu lên mức 87.900 đồng/cổ phiếu (kết phiên 26.10).
Dragon Capital nâng lượng nắm giữ HPG lên 138 triệu cổ phiếu
Dragon Capital mua thêm tổng cộng 560.000 cổ phiếu HPG và trở thành cổ đông lớn từ 18/5.
Số cổ phiếu HPG mà Dragon Capital nắm giữ có giá thị trường hơn 3.710 tỷ đồng.
Ngày 14/5, Grinling International đã mua vào 380.000 cổ phiếu Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG) và Norges Bank mua thêm 180.000 cổ phiếu. Các giao dịch trên khiến tổng tỷ lệ sở hữu của nhóm Dragon Capital tăng từ 4,99% lên 5,01% và chính thức trở thành cổ đông lớn của Hòa Phát.
Phiên 19/5, cổ phiếu HPG tiếp tục tăng trần lên mức 26.850 đồng/cp. Theo đó số cổ phiếu HPG mà Dragon Capital nắm giữ 138,3 triệu cổ phiếu có giá trị thị trường vào khoảng hơn 3.713 tỷ đồng. Quỹ thành viên nắm giữ nhiều nhất là Norges Bank với 44 triệu cổ phiếu, tiếp đến là Vietnam Enterprise Investment Limited (VEIL) có 38,3 triệu cổ phiếu. Báo cáo danh mục mới nhất, VEIL quản lý khối tài sản gần 1,18 tỷ USD tại 6/5 và Hòa Phát đứng thứ 5 trong danh mục với tỷ trọng 6,27% (73,7 triệu USD).
Tại cuộc gặp gỡ chuyên viên phân tích cuối tuần trước, Hòa Phát cho biết sẽ đặt kế hoạch doanh thu năm nay từ 85.000 - 90.000 tỷ đồng (tăng 31-39% so với năm 2019). Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế là 9.000 - 10.000 tỷ (tăng từ 18-32% so với năm 2019). Mức cổ tức chia năm 2019 dự kiến sẽ là 20% bằng cổ phiếu và 5% bằng tiền mặt.
Năm 2020, Hòa Phát đặt kế hoạch 3,6 triệu tấn thép xây dựng, 800.000 tấn phôi, 500.000 tấn HRC (bắt đầu chạy từ tháng 9). Dự kiến sau khi 4 lò cao đi vào hoạt động, Hòa Phát sẽ sản xuất 8 triệu tấn thép mỗi năm, vượt Formosa (6 triệu tấn), trở thành công ty thép lớn nhất Việt Nam từ năm 2020.
Cú "bẻ lái" ngoạn mục của "vua thép" Trần Đình Long khi vượt qua 2 đại gia Đông Âu Bất ngờ đã diễn ra trong bảng xếp hạng các tỷ phú chứng khoán Việt trong tuần vừa qua khi "vua thép" Trần Đình Long có bước "đại nhảy vọt" từ vị trí thứ 6 lên vị trí thứ 3. Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát cũng là người duy nhất trong top 5 ghi nhận mức tăng về tài sản sau khi...