Tài sản chỉ có căn phòng 10m2, người mẹ lo con gái không thể lấy chồng
Người ta vẫn thường nói đất Thủ đô tấc đất, tấc vàng nên không khó để bắt gặp những căn phòng chỉ vỏn vẹn 10m2.
Vậy nhưng đó lại là nơi cư trú của gia đình nhiều thế hệ sinh sống mấy chục năm qua. Nhất là ở khu vực phố cổ Hà Nội, có không ít hộ gia đình lâm vào tình cảnh này. Mặc dù cuộc sống chật chội, ngột ngạt nhưng họ vẫn chấp nhận bởi điều kiện kinh tế không cho phép. Như trường hợp của cặp vợ chồng dưới đây chính là một ví dụ.
Cụ thể, báo Vietnamnet đăng tải câu chuyện về vợ chồng ông Nguyễn Phùng Hải (88 tuổi) và bà Nguyễn Thị Sâm (78 tuổi) đã sống trên nóc nhà vệ sinh chung ở phố Hàng Bạc (Hoàn Kiếm, Hà Nội) hơn 40 năm nay. Trước đây, con ngõ nhỏ trong phố Hàng Bạc chỉ có gia đình ông Hải ở nhưng sau này đã có thêm vài hộ gia đình khác. Sau năm 1975, vì không muốn làm phiền gia đình, ông Hải đã tự lợp mái, quây cót ép, giấy dầu làm thành một căn phòng nhỏ trên nóc nhà vệ sinh chung để ở riêng. Tới năm 1989, ông Hải kết hôn với bà Nguyễn Thị Sâm (hiện 78 tuổi).
Căn phòng nhỏ được dựng tạm bợ trên nóc nhà vệ sinh chung ở phố Hàng Bạc, Hà Nội. (Ảnh: Vietnamnet)
Sau khi có thêm thành viên, ông Hải cơi nới căn phòng rộng hơn một chút làm nơi sinh hoạt của gia đình. Cứ như thế, họ đã sinh sống ở đó suốt hơn 40 năm kể cả sau này khi đã có thêm 2 người con. Dù cuộc sống đầy rẫy những khó khăn, vất vả nhưng cặp vợ chồng già vẫn kiên trì tới ngày hôm nay.
Những tấm tôn được quấn quanh căn phòng đã han gỉ. (Ảnh: Vietnamnet)
Khu vực nhà vệ sinh bên dưới chồng đỡ căn phòng tạm bợ của gia đình bên trên. (Ảnh: Vietnamnet)
Chia sẻ với Vietnamnet, bà Sâm cho hay khi lấy ông Hải bà đã 37 tuổi. Thời điểm đó cứ mai mối là cưới chứ không hề biết hoàn cảnh nhà trai. Chính vì thế, khi nhìn thấy nơi sinh hoạt chỉ là căn phòng nhỏ tạm bợ trên nóc nhà vệ sinh bà không khỏi sốc nặng. Tuy nhiên, “thuyền theo lái, gái theo chồng”, bà chấp nhận đồng hành cùng ông vượt qua khó khăn.
“Hồi lấy ông Hải, tôi chẳng nghĩ nhiều. Hồi xưa cưới hỏi đơn giản lắm. Được người ta mai mối ở tuổi 37, tôi không hề băn khoăn. Nhà chồng thế nào tôi cũng không biết, còn chưa từng về thăm. Lúc cưới về, tôi mới thấy hoàn cảnh nên hoảng quá. Nhưng lấy chồng thì phải theo chồng chứ biết làm sao?”, bà Sâm chia sẻ với Vietnamnet.
Cầu thang nhỏ và hẹp từ dưới nhà vệ sinh dẫn lên căn phòng. (Ảnh: Vietnamnet)
Bên trong căn phòng chỉ kê vừa một chiếc giường, đồ đạc ngổn ngang. (Ảnh: Vietnamnet)
Được biết, căn phòng này chỉ rộng khoảng 10m2 được quây lại bằng cót ép. Hiện tại toàn bộ phần tường đều bong tróc, ẩm mốc. Vì diện tích có hạn nên cả căn phòng chỉ đủ kê một chiếc giường nhỏ, nóc tủ được tận dụng làm bàn thờ. Diện tích còn lại được tận dụng làm khu vực để đồ. Phần sàn được bà Sâm trải chiếu xuống để nằm luôn cho tiện.
Suốt hơn 40 năm qua, bà Sâm chỉ có thể nấu ăn bằng chiếc bếp gas nhỏ kê sát tường. Hàng ngày cặp vợ chồng thay phiên nhau dọn dẹp nhà vệ sinh để bớt mùi bốc lên. Những ngày mùa đông gió lạnh thấu xương, mùa hè thì oi bức lại bị mùi nhà vệ sinh bốc lên cực kỳ khó chịu. Chính vì thế, ban ngày ông bà thường tìm cách ra khỏi nhà nhiều nhất có thể.
Bà Sâm nấu ăn bằng chiếc bếp gas nhỏ kê ở sát tường. (Ảnh: Vietnamnet)
Ông Hải hiện tại làm nghề bơm vá xe. Công việc này cũng gắn bó với ông nhiều năm. Tuy không kiếm được nhiều tiền nhưng nó cũng là thú vui tuổi già giúp ông khuây khỏa. Hàng ngày, ông lão đứng cạnh chiếc xe đạp ở góc con phố đợi người đến bơm vá xe. Nó cũng giúp ông tránh được cuộc sống bí bách, ngột ngạt trong căn phòng chưa tới 10m2.
“Tôi coi bơm vá xe đạp là công việc cũng là niềm vui tuổi xế chiều. Ra đường, ngắm phố phường, ngắm người qua lại thấy sảng khoái. Ở nhà chật hẹp, ngột ngạt, tôi thấy bí bách lắm.” - ông Hải chia sẻ với Vietnamnet.
Còn bà Sâm, trước đây từng làm đủ nghề để mưu sinh từ bán rau đến buôn hoa quả. Sau này, bà chuyển sang bán bún riêu và cháo ở đầu đường để kiếm thêm thu nhập. Tuy nhiên, những năm gần đây, bà bị xương khớp nên đi lại khó khăn, không thể tiếp tục bán hàng được nữa. Cũng từ đó bà chủ yếu ở nhà. Vì chiếc cầu thang từ nhà vệ sinh lên phòng nhỏ lại dốc nên mỗi lần xuống đi vệ sinh, nấu nướng bà đều phải đi ngược lại để tránh chóng mặt, bị ngã. Nếu không có việc gì hầu như người phụ nữ chỉ ở trên nhà nhìn ngó xung quanh.
Ông Hải mưu sinh bằng nghề bơm vá xe đẹp nhiều năm nay. (Ảnh: Vietnamnet)
Điều khiến cặp vợ chồng già an ủi nhất là các con đều đã khôn lớn, trưởng thành. Họ có một cậu con trai và một cô con gái. Cậu con trai đã lấy vợ và dọn ra ngoài ở riêng. Hiện tại ông bà sống cùng cô con gái. Mặc dù cậu con trai ngỏ ý muốn đón bố mẹ về sống chung cho thoải mái nhưng ông bà không muốn phiền con cháu. Hơn nữa họ vẫn muốn ở cùng để chăm lo cho cô con gái chưa lập gia đình.
Video đang HOT
Điều bà Sâm lo lắng nhất chính là hoàn cảnh gia đình của mình khiến con gái khó có được một người chồng tốt. Người phụ nữ cũng không mong con cái có thể báo hiếu hay được chuyển đến một nơi khang trang hơn. Bởi cả cuộc đời bà đã quen với cái khổ, chỉ mong cuộc đời con cái sau này sẽ vơi bớt khó khăn, kinh tế vững vàng.
“Giờ tôi chỉ mong con gái tìm được tấm chồng như ý. Tôi luôn mặc cảm gia đình khó khăn và cũng lo con gái vì chuyện này mà khó kiếm người yêu. Nhưng lúc nào tôi cũng khuyên con không nên giấu hoàn cảnh của mình. Chỉ có như vậy con mới tìm được người thực lòng yêu thương”, bà Sâm chia sẻ với Vietnamnet.
Đôi vợ chồng già chỉ mong đời con cái sau này của mình bớt khổ. (Ảnh: Vietnamnet)
Trước đó, mạng xã hội cũng xôn xao chia sẻ hoàn cảnh gia đình 3 thế hệ, 12 người chen chúc trong căn nhà vỏn vẹn 10m2 ở khu vực Mả Lạng nằm trong con hẻm 245 Nguyễn Trãi, Quận 1, TP.HCM. Cụ thể đó là gia đình của bà Hồng (59 tuổi) sống trong căn nhà rộng vỏn vẹn 9,9m2 (ngang 2,2m, dài 4,5m). Người phụ có 4 người con, sau khi dựng vợ gả chồng tính hết dâu rể và các cháu là 12 người. Toàn bộ 12 thành viên này đều sống trong căn nhà chưa tới 10m2. Vì nhà chật không có chỗ để xe nên buổi tối một số chiếc phải mang ra khóa cổ dựng ở bên ngoài.
“Tôi có 4 đứa con, dựng vợ gả chồng, thêm dâu rể, cháu nữa là 12 người, cứ chia ra mỗi thành viên một chút mà ở. Tối 6 đứa ngủ ở gác, dưới đủ dựng 2 chiếc xe và thêm vài người ngủ, chiếc nào còn dư thì khóa cổ dựng bên ngoài…”, bà Hồng chia sẻ với Dân trí.
Đại gia đình bà Hồng có tới 12 thành viên sống trong căn nhà chỉ vỏn vẹn 10m2. (Ảnh: Dân trí)
Dù cuộc sống chật chội, khó khăn nhưng người phụ nữ vẫn hài hước đùa rằng đây chính là “căn nhà cổ”. Bởi từ năm 1982 đến giờ bà mới chỉ xây tường gạch duy nhất một lần. Với gia đình bà Hồng, dù cuộc sống chật chội, khó khăn nhưng bà vẫn mong muốn được ở lại đây vì các con của bà đều làm việc, học tập tại nơi này, chuyển đi xa sẽ bất tiện hơn.
Những đứa trẻ phải học tập trong môi trường chật chội, đồ đạc la liệt xung quanh. (Ảnh: Dân trí)
Bạn thấy cuộc sống của các gia đình trong căn nhà chỉ vỏn vẹn 10m2 này như thế nào? Cùng để lại bình luận bên dưới với YAN nhé. Và đừng quên theo dõi Camera Xóm để cập nhật thêm nhiều tin tức đời sống xã hội thú vị.
2 mẹ con người Nhật lên sóng truyền hình bởi lối sống kém vệ sinh
Những đống rác trong nhà không phải sự lộn xộn hay lười biếng, mà là trái tim của họ đã mắc bệnh.
Ở Nhật Bản có hai mẹ con trở nên nổi tiếng vì "không có việc làm, sống nhờ tiền cho thuê nhà 400 nghìn yên (hơn 66 triệu đồng) mỗi tháng".
Điểm nổi bật nhất chính là căn nhà "độc đáo" của hai người.
Không lâu trước đó, chương trình thực tế Nhật Bản Có thể đến nhà bạn không?(tạm dịch) đã có một chuyến ghé thăm đến nhà của hai mẹ con.
Hai người phụ nữ này sống ở Tokyo, con gái Tanaka Akane, 47 tuổi và bà mẹ là Tanaka Nachiko, 83 tuổi.
Họ sống trong tòa nhà gồm 7 căn phòng, trong đó 3 căn cho thuê, 4 căn còn lại là không gian sinh hoạt của hai mẹ con.
Sau khi bố qua đời 3 năm trước, anh chị em khác trong nhà đều kết hôn nên đã dọn ra ngoài sống, mẹ già và con gái độc thân sống cùng với nhau.
Còn chưa về đến nhà, hai mẹ con đã vui vẻ chuẩn bị tinh thần cho đoàn phim: "Nói trước nhé! Cảnh trong nhà chúng tôi, các anh có lẽ phải cắt bỏ nhiều lắm đấy!".
Ekip tò mò, không biết nhà của hai người phụ nữ này gì hay ho mà lại cần phải "làm công tác tư tưởng" như thế!
Đến trước cửa nhà, đoàn ekip cảm thán, xung quanh nhà của họ rất yên tĩnh, mặc dù tòa nhà được xây dựng hơn 30 năm nhưng trông vẫn còn khá mới và sạch sẽ.
Hai mẹ con hơi do dự, nhỏ tiếng hỏi: "Đến đây được chưa? Có cần phải vào luôn không? Nhà tôi dơ lắm".
"Dơ đến mức nào vậy ạ?".
Bà Nachiko nói: "Dơ đến mức không thể bước vào nổi".
Vừa mới mở căn phòng đầu tiên, cảnh tượng trước mắt khiến đoàn ekip phải toát mồ hôi lạnh. Đồ đạc ngập cả căn phòng, tràn ra tận cửa. Đừng nói đến người ở, ngay cả việc đi lại bên trong cũng vô cùng khó khăn.
Tanaka Akane nói rằng muốn đi vào phòng cũng phải có kỹ năng, tìm vị trí thích hợp để đặt chân.
Được biết, căn phòng này được bỏ trống, hai mẹ con chỉ dùng 3 gian còn lại để sinh hoạt hằng ngày. Nhưng tình hình ở 3 gian còn lại cũng tương tự. 4 căn phòng đều ngập tràn trong đồ đạc, bao gồm cả nhà bếp, nhà vệ sinh, phòng ngủ...
Nói là rác lại không quá đúng vì trong "núi rác" kia còn có thức ăn, quần áo, vật dụng hằng ngày... Cửa không thể mở rộng hoàn toàn vì đồ đạc bên trong quá nhiều.
Ekip hỏi: "Làm sao hai người có thể ngủ trong căn phòng thế này?".
Thì chỉ thấy bà Nachiko leo lên núi đồ, tiện tay san bằng những chỗ quá chông chênh, sau đó nằm xuống. Đó chính là cách bà ngủ mỗi ngày.
Phóng viên tìm kiếm trong núi đồ đạc kiểm tra, họ phát hiện rất nhiều thực phẩm chưa được mở bao bì, đồ dùng sinh hoạt hằng ngày, thậm chí là đồ gia dụng nhỏ.
"Thích thì tôi sẽ mua về, nhưng lại không có thời gian ăn hết, cứ thế càng trữ càng nhiều".
Bà Nachiko nhặt bừa chiếc bánh kem nhỏ, nhưng đã quá hạn. Có nhiều món còn chưa mở bao bì nhưng đã lên nấm mốc bên trong.
Thật ra, nhà của họ có tủ lạnh, nhưng gần như không được sử dụng.
Ai cũng tò mò, không biết hai mẹ con nhà Tanaka sống như thế nào trong môi trường như thế này.
"Bình thường chúng tôi chỉ ăn ở ngoài, hoặc mua mang về".
Nhưng ekip phát hiện trong nhà có cả nồi cơm điện, nồi áp suất. Hai mẹ con chia sẻ rằng khi gặp đồ giảm giá, chưa cần suy xét đến mục đích sử dụng, họ sẽ mua mang về, nhưng hầu như không mở bao bì để dùng.
Hai mẹ con giải quyết chuyện tắm gội hằng ngày ở nhà tắm công cộng. Giặt đồ lại càng thuận tiện hơn vì gần nhà có tiệm giặt ủi nhét xu sử dụng thoải mái.
Sau khi trò chuyện, ekip mới biết 3 năm trước, hai mẹ con từng có cuộc sống ai cũng mơ ước.
Gia cảnh của họ rất khá. Bà Nachiko là tiểu thư con nhà giàu chính hiệu vì bố mẹ của bà đều là tầng lớp kinh doanh thượng lưu.
Sau khi lấy chồng, mặc dù không giàu có như trước, nhưng chất lượng cuộc sống vẫn xem như đủ đầy dư dả. Trong nhà có nuôi thú cưng, có người giúp việc.
Cô Akane chia sẻ, thuở nhỏ, cô thường đi du lịch nước ngoài, họ hàng tặng quà đều là nhẫn vàng, dây chuyền bạc...
Thế nhưng kể từ 3 năm trước, khi bố qua đời, cuộc sống của hai mẹ con đã bị đảo lộn.
Hai người phụ nữ cũng từng thử dọn dẹp phòng ốc, nhưng làm giữa chừng lại không thể kiên trì.
Êkip hỏi: "Hai mẹ con có dự định gì trong năm nay?".
"Chắc chắn phải dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng".
Sau khi chương trình được phát sóng, hai mẹ con nhà Tanaka đã bị cộng đồng mạng lên án:
"Tự làm tự chịu, không đáng được thông cảm".
"Còn anh chị em nữa mà? Tại sao không cùng nhau dọn dẹp căn nhà? Hoặc có thể mướn dịch vụ dọn dẹp chuyên nghiệp?".
"Có lẽ vì ăn ở quá sung sướng nên đã quen với cái thói lười biếng, không thích làm việc".
Bề ngoài là như thế, nhưng khi nhìn nhận ở góc độ khác, chúng ta có thể nhìn thấy sự thiếu hụt trong tâm hồn của hai mẹ con.
Những đống rác trong nhà không phải sự lộn xộn hay lười biếng, mà là trái tim của họ đã mắc bệnh.
Mất đi người cha, người chồng, cuộc sống của hai mẹ con trở thành không có mục đích, không còn quan tâm đến thế giới, càng không có động lực sống đúng nghĩa như trước.
Trạng thái cuộc sống của họ mang đến cho người khác cảm giác bất lực, như thể sống được ngày này hay ngày đó, chờ đợi tử thần tìm đến.
Bà Nachiko cho biết trong nhà còn có một gian nhỏ đặt bài vị của chồng. Nhưng hiện tại không thể vào được vì mất chìa khóa từ lâu. Nhưng đây cuối cùng cũng chỉ là cái cớ để họ lảng tránh sự mất mát, tạm thời quên đi vết thương trong lòng.
Mất điện quên rút máy sấy, thanh niên tá hỏa khi thấy cảnh trước mắt Mới đây, mạng xã hội xôn xao chia sẻ hình ảnh một nam TikToker gặp phải sự cố với máy sấy tóc. Chỉ vì quên rút máy sấy lúc nhà mất điện mà chàng trai đã phải trả giá tới 100 triệu đồng vì những thiệt hại mà sự cố này gây ra. Nam TikToker kể lại sự cố mình vừa trải qua...