Tài sắc vẹn toàn nhưng cớ sao các nghệ sĩ của Pledis Entertainment lại có kết cục này?
Tất cả những nghệ sỹ dưới trướng Pledis Entertainment vừa có tài, vừa có sắc, những tưởng họ đều sẽ đạt được một sự nghiệp rạng rỡ. Thế nhưng, sự thật lại không khỏi khiến người hâm mộ cảm thấy xót xa.
Pledis Entertainment được thành lập vào năm 2007. Chỉ sau một thời gian ngắn hoạt động, Pledis đã tìm được chỗ đứng cho mình trong ngành công nghiệp giải trí với dàn sao “khủng” như Son Dambi, After School và NU’EST. Thế nhưng có vẻ như con đường sự nghiệp của họ khi dưới trướng Pledis lại không mấy suôn sẻ. Gần đây, sự việc PRISTIN tan rã chỉ sau 2 năm hoạt động ngắn ngủi như giọt nước tràn ly, khiến người hâm mộ vừa bất bình, vừa xót xa.
Đường đi gặp quá nhiều khó khăn
Những ngày gần đây, việc PRISTIN tan rã đang làm dậy sóng người hâm mộ. Với 2 năm hoạt động ngắn ngủi, nhưng PRISTIN đã chứng tỏ sức hút của mình khi đã tẩu tán được 23.000 bản cho album đầu tay. Không những thế, nhóm còn có độ phủ sóng công chúng khá tốt khi đội hình có sự góp mặt của 2 cựu thành viên I.O.I là Nayoung và Kyulkyung, chưa kể các thành viên còn lại cũng tham gia Produce 101 nên nhận được rất nhiều sự quan tâm. Càn quét một loạt giải thưởng dành cho tân binh, các cô gái được kì vọng sẽ là đối thủ của TWICE trong tương lai.
PRISTIN được kì vọng sẽ là đối thủ của TWICE
Thế nhưng, mọi chuyện lại không đi theo đúng dự tính ban đầu khi PRISTIN liên tục bị đóng băng hoạt động. Thậm chí, các fan đã cùng nhau trend cụm từ “Tìm kiếm PRISTIN mất tích suốt 400 ngày” nhưng cũng không nhận được phản hồi nào cho đến tận ngày 24/5 vừa rồi, Pledis đã chính thức thông báo về sự tan rã của nhóm khiến các fan sửng sốt. Không chỉ tiếc cho tiềm năng của 10 cô gái, người hâm mộ còn thấy xót xa thay cho những thành viên đã dành cả thanh xuân ở Pledis.
Siyeon đã dành 10 năm thanh xuân ở Pledis
Video đang HOT
PRISTIN không phải nhóm nhạc duy nhất của Pledis gặp trắc trở. Người hâm mộ không khỏi cảm thấy đau lòng khi nhớ về những tháng ngày mà NU’EST – đàn anh của PRISTIN, bị ghẻ lạnh ngay tại chính quê nhà vì một thời gian quá dài chỉ quảng bá tại Nhật Bản. Thành viên Minhyun từng ngậm ngùi chia sẻ: “Fansign của bọn em có 100 chỗ, nhưng chỉ có khoảng 50-70 người tới… Bọn em thậm chí không thể lấp đầy 100 ghế trống…”
NU’EST đã từng có thời gian khó khăn ở quê nhà
Ngay cả After School, đầu tàu của Pledis, cũng vấp phải trở ngại tương tự. Sau những tháng ngày quảng bá tại Nhật Bản, tên tuổi của nhóm tại Hàn Quốc đã bị bỏ xa. Chưa kể, mô hình tốt nghiệp cũng là một khó khăn cho nhóm, khi mà từng thành viên nổi trội đều rời đi. Sự việc lên đến đỉnh điểm khi trưởng nhóm Kahi tuyên bố kết thúc hợp đồng. Đội hình còn lại của After School không thể gây được tiếng vang như xưa dù vũ đạo múa cột trong First Love được đánh giá rất cao.
After School không còn gây được tiếng vang như xưa
Vì đâu nên nỗi?
Để mọi việc đến cơ sự này, có lẽ mọi nguyên do đều nằm ở khâu quản lý yếu kém của Pledis Entertainment. Nắm trong tay những quân cờ tiềm năng nhưng có vẻ Pledis không hề biết cách sử dụng. Trong trường hợp của PRISTIN, thay vì đưa ra những chiến lược quảng bá tích cực để đẩy danh tiếng vốn có lên cao thì công ty lại liên tục trì hoãn hoạt động của các cô gái. Trừ Kyulkyung có thị trường ở Trung Quốc, hầu như các thành viên còn lại của PRISTIN đều không được tham gia các chương trình truyền hình để quảng bá. Công ty không có định hướng hình ảnh cụ thể cộng với việc lựa chọn bài hát chủ đề kén người nghe cũng là một phần nguyên do khiến các cô gái không thành công như mong đợi.
Sự quản lý yếu kém của công ty là nguyên nhân chính dẫn đến việc tan rã của PRISTIN
Chìm đắm trong tham vọng chinh phục và mở rộng thị trường hoạt động của các nghệ sỹ tại nước ngoài, Pledis gần như quên đi Hàn Quốc mới là thị trường ổn định nhất để idol có thể phát triển. Sai lầm lớn nhất của Pledis là đã quên mất phải củng cố fandom trong nước – trong khi họ sẽ là chỗ dựa vững chắc nhất cho idol về sau, mà chỉ tập trung khai thác người hâm mộ nước ngoài, để đến khi đưa nghệ sỹ quay trở lại quê nhà thì danh tiếng đã không còn như xưa nữa.
Sai lầm của Pledis…
… đã kìm hãm danh tiếng của gà nhà
Những tưởng sau thành công của SEVENTEEN cùng với sự hồi sinh đầy ngoạn mục của NU’EST, Pledis có thể rút kinh nghiệm trong việc quảng bá cho nghệ sỹ nhưng không, thất vọng vẫn hoàn thất vọng. Thờ ơ khi “gà nhà” bị công kích về ngoại hình, không có động thái bảo vệ nghệ sỹ khi họ bị dính tin đồn thất thiệt, và sự tan rã trong tiếc nuối của PRISTIN càng khiến người hâm mộ phẫn nộ trước Pledis Entertainment. Nếu có một công ty quản lý tốt, có lẽ không chỉ PRISTIN mà cả NU’EST hay After School cũng sẽ nhận được những thành quả xứng đáng hơn.
Theo Trí Thức Trẻ
SỐC: PRISTIN tan rã chỉ sau 2 năm debut, 7/10 thành viên rời công ty quản lý
Thậm chí, PRISTIN chỉ mới có vỏn vẹn 2 đợt quảng bá.
Đại diện truyền thông của Pledis Entertainment xác nhận rằng nhóm nhạc nữ của họ - PRISTIN, đã chính thức ran rã.
Theo đó, có tổng cộng 7 thành viên trong PRISTIN quyết định chấm dứt hợp đồng với công ty, họ gồm Nayoung, Roa, Yuha, Eunwoo, Rena, Xiyeon và Kyla. Đối với 3 thành viên còn lại gồm Kyulkyung, Yehana và Sungyeon, họ sẽ tiếp tục hoạt động dưới quyền quản lý của Pledis.
Tin đồn về việc PRISTIN tan rã bắt đầu nổ ra từ khi Kyla rút khỏi mọi hoạt động quảng bá hồi cuối năm 2017. Nhóm nữ 10 thành viên debut với album "Hi! Pristin", comeback thêm một lần nữa với "Schxxl Out" rồi nhanh chóng giật lấy hàng loạt giải thưởng tân binh của năm. Kể từ đó, PRISTIN bắt đầu đóng băng hoạt động.
Đến tháng 5/2018, một unit 5 thành viên có tên là PRISTIN V debut cùng "Like a V".
Chào tạm biệt, PRISTIN!
Theo tinnhac.com
Nu'est, Seventeen và Pristin liên tục gặp bình luận ác ý, Pledis Entertainment quyết sử dụng biện pháp mạnh để bảo vệ 'gà cưng' Đại diện công ty đã thông báo quyết định nhờ đến sự can thiệp của pháp luật hiện hành để giải quyết vấn đề. Thời gian gần đây, các nghệ sĩ, nhóm nhạc trẻ thành viên của Pledis Entertainment liên tục gặp phải những bình luận, lời đồn ác ý, thậm chí là phỉ báng nhân cách, gây tổn hại nghiêm trọng đến...