Tái phát sau mổ cường giáp phải điều trị ra sao?
Tôi bị cường giáp, đã mổ được 4 tháng. Vừa rồi tôi đi khám bác sĩ nói bệnh tái phát nên bảo làm xét nghiệm FT4, TSH. Kết quả đều “không bình thường”.
Xin hỏi, tôi phải điều trị như thế nào vì tôi mới mổ lần trước cách đây 4 tháng thôi? (Tươi).
Ảnh minh họa: Health.
Trả lời:
Chào chị,
Cường giáp là hội chứng lâm sàng gây ra bởi tình trạng hormone giáp tăng cao và thường xuyên trong máu. Bệnh thường gặp ở phụ nữ lứa tuổi 20-50. Bệnh nhân cường giáp thường gầy còm, tính khí thất thường, dễ cáu gắt, xúc động, ra mồ hồi nhiều, run tay, thường cảm thấy bồi hồi, tim đập nhanh, khó thở khi gắng sức. Nguyên nhân thường gặp của cường giáp là bệnh basedow, bướu giáp nhân cường giáp, viêm tuyến giáp, u tuyến yên, do thuốc…
Video đang HOT
Việc chẩn đoán cường giáp chủ yếu dựa vào các biểu hiện của hội chứng và định lượng nồng độ hormone giáp trong máu. Ba phương pháp chính trong điều trị cường giáp gồm: thuốc kháng giáp tổng hợp, phẫu thuật cắt bán phần hoặc toàn bộ bướu tuyến giáp và xạ trị tuyến giáp.
Việc chỉ định và chọn lựa phương pháp điều trị cường giáp phụ thuộc hoàn toàn vào nguyên nhân, mức độ, biến chứng của bệnh, tuổi, cơ địa người bệnh và các chống chỉ định. Việc điều trị thuốc kháng giáp có thể kéo dài, dễ tái phát và các tác dụng phụ như hủy tế bào gan, giảm bạch cầu hạt do thuốc kháng giáp có thể rất nghiêm trọng. Điều trị phẫu thuật thường không phù hợp với bệnh nhân có thể trạng già, suy kiệt. Xạ trị tuyến giáp có thể gây suy giáp vĩnh viễn hoặc tăng nguy cơ ung thư.
Thời gian điều trị và theo dõi cường giáp là khá dài, và nguy cơ tái phát là có thể xảy ra. Những bệnh nhân điều trị lui bệnh không tái khám trong nhiều năm, có thể nhập viện với tình trạng xấu do cường giáp tái phát.
Việc chị xét nghiệm và tái khám trở lại là điều rất tốt. Cường giáp tái phát sau phẫu thuật có thể do mô giáp được cắt bỏ quá ít hoặc trong nhiều trường hợp do tình trạng lo lắng, stress, sử dụng thực phẩm có chứa nhiều iốt (rau câu, rong biển, phổ tai, hải sản, muối iốt…). Việc điều trị cường giáp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như đã trình bày, chị nên đến khám và trao đổi với bác sĩ chuyên khoa nội tiết để chọn lựa phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.
Chúc chị nhiều sức khỏe.
Bác sĩ Mã Tùng Phát _ Khoa Nội tiết BV Chợ Rẫy
Theo VNE
Bệnh sỏi thận rất dễ tái phát
Bệnh sỏi thận có nhiều cách chữa như uống thuốc để làm tan sỏi, tán qua da, phẫu thuật. Tuy nhiên, có đến 60% số bệnh nhân xuất hiện sỏi trở lại sau đó.
Nguyên nhân gây sỏi thận. Sỏi thận hình thành do lượng nước cung cấp cho cơ thể hàng ngày, hay nồng độ các chất khoáng như canxi, oxalat, muối urat, natri, cystine hay phốt pho tăng cao. Những chất này lắng đọng trong đài, bể thận và kết thành sỏi. Những viên nhỏ có thể tự ra ngoài theo nước tiểu mà không gây triệu chứng gì. Những viên lớn hơn có thể vẫn di chuyển được theo dòng nước tiểu nhưng gây đau đớn và chảy máu đường tiết niệu, hay mắc lại ở những chỗ hẹp của niệu quản, gây viêm tắc niệu quản.
Có những viên sỏi nằm lại trong đài bể thận hoặc trong bể thận rồi phát triển to dần, choán hết đài bể thận, gây ra những tai biến nghiêm trọng làm huỷ hoại thận và các chức năng của cơ quan này. Sỏi thận có bề mặt xù xì, lởm chởm, sắc nhọn nên rất dễ làm tổn thương thận tạo nên những vết sẹo, dẫn đến suy thận.
Khi thấy đau là sỏi đã lớn. Quá trình hình thành sỏi không có triệu chứng nên bệnh nhân thường không biết mình bị sỏi thận. Chỉ đến khi sỏi lớn lên gây đau đớn, hay đi tiểu ra sỏi mới biết.
Nhiều cách chữa nhưng hay tái phát. Bệnh sỏi thận có nhiều cách chữa như tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua da, phẫu thuật, uống thuốc làm tan sỏi. Tuy nhiên hơn 60% số người từng bị sỏi thận sẽ bị tái phát, do đó việc ngăn ngừa tái phát sỏi sau điều trị là rất quan trọng.
Làm gì để tránh tái phát. Để ngăn chặn sự hình thành sỏi mới, cần loại bỏ các nguyên nhân hình thành sỏi thận như uống nhiều nước, giảm lượng thức ăn giàu oxalat, canxi như các loại quả hạnh nhân, sô cô la, nước chè, rau chân vịt, dâu tây. Ăn ít chất đạm động vật nếu bị sỏi acid uric.
Ngoài ra có thể uống một một số loại thuốc giúp kiểm soát lượng khoáng chất phát triển trong nước tiểu như thuốc cốm trị sỏi thận Sirnakarang. Từ nhiều năm nay, các thầy thuốc đã sử dụng Sirnakarang trong điều trị sỏi cho rất nhiều bệnh nhân. Phần lớn bệnh nhân sử dụng đều cho thấy hiệu quả điều trị rõ rệt như: giảm kích thước sỏi thận, giảm các cơn đau quặn thận, giảm các biến chứng do sỏi thận gây ra.
Thuốc cốm Sirnakarang chứa cao Kim Tiền Thảo có tác dụng lợi tiểu, pha loãng dòng nước tiểu, làm ngưng sự gia tăng kích thước của hòn sỏi, đồng thời hòa tan sỏi theo cơ chế "nước chảy đá mòn". Sirnakarang có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, làm giảm sự phù nề của niệu quản, tạo điều kiện thuận lợi cho sỏi di chuyển xuống dưới và đái ra ngoài. Đông y gọi đó là tác dụng bài thạch lâm thông (tống sỏi ra ngoài và thông đường niệu). Với tác dụng đa cơ chế đó, Sirnakarang ngăn ngừa sự hình thành sỏi từ mầm mống ban đầu, bào mòn, phá vỡ sỏi cũ và tống chúng ra ngoài, ngăn ngừa tái phát sỏi. Sirnakarang giúp giảm sự đau đớn khi sỏi di chuyển và ngăn ngừa các biến chứng nhiễm khuẩn do sỏi gây ra. Sirnakarang được bào chế dạng cốm dễ hấp thu nên cho hiệu quả cao hơn các dạng bào chế khác. Thuốc cốm Sirnakarang được sản xuất theo tiêu chuẩn GMP-Who và được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Sỏi thận, sỏi đường tiết niệu dễ tái phát, do đó cần tuân thủ chế độ sinh hoạt đủ nước, giảm lượng thức ăn giàu oxalat, canxi, đạm động vật,... Thay đổi môi trường sống cũng là một trong những phương pháp phòng tránh sỏi đường tiết niệu hiệu quả mang lại cho bệnh nhân một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Điện thoại tư vấn : 04.3990 6195 - 043.668 6226
www.soithan.vn
Giấy phép QC:0708/10/QLD-TT
Theo VNE
Phòng tái phát trĩ sau phẫu thuật hiệu quả Đa số bệnh nhân hy vọng rằng, sau phẫu thuật sẽ vĩnh viễn thoát khỏi nỗi ám ảnh của bệnh trĩ. Tuy nhiên, bệnh trĩ có thể xuất hiện trở lại sau vài tháng hoặc lâu hơn. Bệnh trĩ có biểu hiện ban đầu là khó đi đại tiện, chảy máu, ngứa quanh hậu môn, sau đó là sa bũi trĩ. Do tâm...