Tái nhiễm Covid-19: Vì sao thời gian và triệu chứng mỗi người mỗi khác?
Thời gian qua, cụm từ tái nhiễm Covid-19 đã quen tai với chúng ta. Nhiều người thắc mắc là tại sao có người tái nhiễm Covid-19 chỉ trong 1 tháng, người lại 3 tháng; hay có người triệu chứng khi tái nhiễm nặng hơn lần nhiễm đầu, người lại nhẹ tênh.
Ba tháng sau khi khỏi Covid-19, chị L.T.T (34 tuổi, ngụ TP.Thủ Đức, TP.HCM) có triệu chứng đau rát vùng họng trên. Chị T. xét nghiệm Covid-19, kết quả dương tính.
Tái nhiễm Covid-19, người nhẹ kẻ nặng
Chị T. cho biết, chị mắc Covid-19 lần đầu vào tháng 11.2021, sau khi tiêm 2 mũi vắc xin Covid-19. Sau khi âm tính, chị tiêm mũi 3 được 2 tháng thì đầu tháng 3 chị tái nhiễm Covid-19. Nếu trong lần nhiễm đầu, chị T. chỉ bị sốt và đau vùng họng dưới, âm tính sau 6 ngày thì lần nhiễm thứ 2 kéo dài hơn 10 ngày.
“Ở lần nhiễm thứ 2, tôi không ho nhiều nhưng rất mệt. Đi bộ vài bước cảm giác như chạy bộ mấy cây số. Nhiều lúc đau ngực không thở được, cảm giác đau như tự lấy tay đấm thình thịch vào ngực. Bình thường nhịp tim tôi khoảng 78-88, nhưng lúc đau đo lên hơn 110″, chị T. nhớ lại.
Sau khi khỏi Covid-19 lần 2, chị bị mất ngủ, khó vào giấc ngủ, đêm dậy nhiều lần, còn chồng và con bị ho khan kéo dài hậu Covid-19.
Chị N.T.B (30 tuổi, ngụ TP.HCM) bị tái nhiễm sau 3 tháng. ẢNH NVCC
Tương tự, cả gia đình chị N.T.B (30 tuổi, ngụ TP.HCM) cũng bị tái nhiễm Covid-19 sau 3 tháng. Theo cảm nhận của chị B. khả năng lần trước gia đình chị nhiễm biến thể Detla nên các triệu chứng nặng hơn, còn lần này chị cảm thấy nhẹ hơn, giống với cảm cúm. Kết quả âm tính chỉ sau 2, 3 ngày. Tuy nhiên, hậu Covid-19, chị bị mất ngủ, khó thở, kèm ho.
Trường hợp của chị N.T.N (28 tuổi, ngụ TP.HCM) thì phát hiện dương tính chỉ sau một tháng. Chị N. cho biết tiếp xúc F0 chỉ trong 3 phút nhưng vẫn bị lây nhiễm Covid-19. Nếu trong lần nhiễm trước chị nếm trải đủ cảm giác từ khó thở, thở hụt hơi, dễ mệt, sợ lạnh thì lần này nhẹ hơn. Các triệu chứng chủ yếu đau họng, nghẹt mũi, có đờm…. Chị âm tính sau 5 ngày phát hiện bệnh.
Có thể tái nhiễm biến thể khác sau 1 tháng
Theo Bộ Y tế, các virus liên tục thay đổi, bao gồm virus gây bệnh Covid-19. Những thay đổi này có thể dẫn tới việc xuất hiện các biến thể, từ đó có thể làm tăng nguy cơ tái nhiễm.
Người nhiễm biến thể Omicron BA.1 vẫn có thể nhiễm BA.2 nên số ca tái nhiễm tăng .ẢNH SHUTTERSTOCK
Video đang HOT
Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM), cho biết có 2 dạng tái nhiễm. Một dạng chung tác nhân, tức cùng một biến thể, dạng thứ hai khác tác nhân tức biến thể khác. Tái nhiễm chung tác nhân theo nghiên cứu khoảng 3 tháng mới tái nhiễm, một số tài liệu ghi nhận 6 tháng. Bởi kháng thể của một bệnh nhân có thể kéo dài đến 6-7 tháng. Ở một số bệnh nhân có trí nhớ miễn dịch thì sẽ không bị nhiễm lại.
“Còn tái nhiễm khác tác nhân thì có thể khoảng 1 tháng. Ví dụ, một người nhiễm Omicron biến thể BA.1 thì khoảng 1 tháng có thể nhiễm biến thể BA.2 chẳng hạn”, bác sĩ Tiến chia sẻ.
Thống kê ca tái nhiễm còn khó khăn
Hiện Bộ Y tế chưa có thống kê cụ thể về tỷ lệ người tái nhiễm. Theo nhận định bác sĩ Tiến, hiện tỷ lệ tái nhiễm là không cao, dù việc thống kê có nhiều khó khăn. Vì người nhiễm lần đầu có thể nhập viện điều trị bệnh viện A nhưng tái nhiễm lại điều trị bệnh viện B. Tỷ lệ này chỉ dao động dưới 0,01%, ví dụ 1.000 trẻ thì có 1 trẻ tái nhiễm.
Về tỷ lệ tái nhiễm Covid-19, PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Trường đại học Y Dược TP.HCM, dẫn nghiên cứu của Đan Mạch cho thấy những trường hợp tái nhiễm nhanh chỉ trong 1-2 tháng thường rơi vào tỷ lệ nhỏ. Theo báo cáo trên thế giới thì tỷ lệ này khoảng 1/1.000. Công bố của nghiên cứu tại Đan Mạch trong hơn 1,8 triệu ca lây nhiễm ghi nhận khoảng 1.700 ca dương tính 2 lần cách nhau từ 20 đến 60 ngày.
Tuân thủ 5K là cách phòng ngừa tái nhiễm Covid-19
DẠ THẢO
Tại Việt Nam số ca mắc Covid-19 khoảng 1 triệu ca, thì số ca tái nhiễm sẽ khoảng 1.000 ca. Tuy nhiên theo nhận định của PGS Dũng, tại Việt Nam thời gian qua nhiều người có tư tưởng chủ quan, đã nhiễm rồi, đã tiêm chủng sẽ không nhiễm lại nên không tuân thủ nghiêm chỉnh thông điệp 5K, do đó tỷ lệ này có thể cao hơn tỷ lệ tái nhiễm, có thể cao hơn 1/200.000, 1/300.000.
Ngoài ra, theo ông Dũng, người nhiễm biến thể Omicron BA.1 vẫn có thể nhiễm BA.2 nên số ca tái nhiễm tăng.
Ghi nhận thực tế trong quá trình tư vấn cho F0, bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng (Trung tâm oxy cao áp Việt – Nga, Bộ Quốc phòng), cho biết trước đây một ngày ông tư vấn cho khoảng 100 F0, hiện tại khoảng 40-50 F0 mỗi ngày. Trong đó có 15-20% bệnh nhân đã khỏi bệnh, song lại xét nghiệm dương tính sau 1,5 – 2 tháng.
Bác sĩ Hoàng nhận định, các bệnh nhân này có thể bị tái nhiễm biến thể mới. “Khả năng cao họ đã nhiễm Detla và hiện giờ là nhiễm Omircon”, ông Hoàng nói.
>>> Bạn đọc đón xem bài tiếp sau: Tái nhiễm nhiều lần, nguy cơ hậu Covid-19 cao
Theo Văn phòng thống kế quốc gia Anh (ONS), tỷ lệ tái nhiễm đã tăng gấp 15 lần kể từ khi Omicron xuất hiện. Đến nay, số ca tái nhiễm chiếm khoảng 10% tổng F0 ở Anh, cao hơn nhiều so với 1% hồi tháng 11.2021.
Theo các nhà khoa học, hiện tượng tái nhiễm ngày càng nhiều là do khả năng miễn dịch của cộng đồng suy yếu, không còn đủ để ngăn ngừa virus. Sự xuất hiện của biến chủng mới như Omicron khiến hệ miễn dịch khó nhận biết, virus có thể lẩn tránh.
Hải Phòng đồng loạt tiêm mũi 2 ngừa COVID-19 cho học sinh trong tuổi chỉ định
Từ ngày 21/12 đến 23/12, toàn bộ học sinh trong độ tuổi được chỉ định tiêm vaccine phòng COVID-19 ở Hải Phòng bước vào chiến dịch tiêm mũi 2.
Việc tiêm chủng này được các đơn vị y tế quận, huyện, Đại học Y Hải Phòng thực hiện.
Trong 3 ngày liên tiếp (từ 21-23/12), công tác tiêm chủng vaccine mũi 2 ngừa COVID-19 được thành phố Hải Phòng"> Hải Phòng triển khai đồng loạt tại các trường cho học sinh trong độ tuổi chỉ định.
Việc tiêm chủng cho học sinh ở Hải Phòng thực hiện theo hình thức cuốn chiếu, từng lớp, từng khối vào khung giờ khác nhau đảm bảo an toàn, khoa học, tránh tập trung đông người.
Tại quận Hải An, công tác tiêm chủng được thực hiện ngay tại trường học, bố trí phòng chờ, tầm soát trước tiêm, phòng tiêm và sau tiêm rất khoa học. Vaccine được tiêm cho học sinh là Pfizer, thời hạn sử dụng đến 06/2022.
Sau khi tiêm xong, học sinh di chuyển sang phòng theo dõi sau tiêm từ 30 -50 phút.
Tại trường THCS Đằng Hải, quận Hải An, trong sáng nay, nhà trường bố trí 500 học sinh khối 9 và khối 8 đến tiêm. Số còn lại 487 học sinh khối 7 và học sinh chưa tiêm mũi 1 sẽ tiêm vào chiều nay. Trước đó 3 ngày, nhà trường đã thông báo qua tin nhắn tới các bậc phụ huynh và zalo nhóm lớp để phụ huynh nắm được lịch tiêm, đăng ký tiêm cho con. Nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình tiêm, tránh lây nhiễm, BGH nhà trường đề nghị phụ huynh không vào trường.
Tương tự, tại các trường THCS Đằng Lâm, Tràng Cát, Nam Hải, Lê Lợi, Đông Hải việc tiêm chủng được lực lượng y tế quận Hải An và các nhà trường phối hợp triển khai bài bản, khoa học, an toàn.
Học sinh từng lớp đã xếp hàng, tập trung điểm danh chuẩn bị lên xe đến điểm tiêm chủng.
Tại trường THPT Kiến An, quận Kiến An, Hải Phòng, chỉ trong nửa ngày 21/12 đã thực hiện xong mũi tiêm thứ 2 cho 1,444 học sinh trong danh sách đủ điều kiện tiêm lần này. Để đảm bảo an toàn và thuận lợi trong công tác tiêm chủng cho học sinh nhà trường, tránh lây nhiễm chéo, BGH nhà trường và BVĐK Kiến An đã triển khai tiêm tại nhà thi đấu đa năng của quận Kiến An sức chứa hơn 1000 người. BGH nhà trường chia lịch tiêm cho từng khối, từng lớp và bố trí xe 47 chỗ chở học sinh từ trường tới điểm tiêm khoa học và an toàn.
Lực lượng y tế Trường ĐH Y Hải Phòng thực hiện tiêm mũi 2 cho học sinh THPT Lê Quý Đôn.
Cũng trong sáng nay, trường THPT Lê Quý Đôn triển khai tiêm vaccine mũi 2 cho học sinh toàn trường đủ điều kiện tiêm và phân chia lịch, thời gian cho từng khối, lớp cụ thể, tránh tập trung cùng lúc. Tại điểm tiêm, các em học sinh được đối chiếu thông tin, được khám sàng lọc kỹ và theo dõi sau tiêm, đảm bảo quy trình 1 chiều.
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng, thành phố hiện có trên 178.000 đối tượng từ 12-17 tuổi; trong đó có khoảng 5.000 trẻ em ngoài trường học. Tại thời điểm dịch bệnh bùng phát và lây lan rộng, việc tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 cho học sinh được chính quyền các cấp, nhà trường và phụ huynh đặc biệt quan tâm, chú trọng.
Vì sao bệnh viện ở TPHCM có hơn 300 y bác sĩ là F0 dù đã tiêm đủ vaccine? Trong đại dịch, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TPHCM) có hơn 300 nhân viên y tế tuyến đầu mắc Covid-19, đa số không có bệnh lý nền và đã tiêm đủ 2 mũi vaccine. Tại hội nghị khoa học kỹ thuật thường niên diễn ra vào ngày 23/12, bác sĩ Võ Đức Chiến, Giám đốc Bệnh viện (BV) Nguyễn Tri Phương (TPHCM) cho...