Tai nạn nguy hiểm: Tắm biển gần nhà, bé gái 8 tuổi bị sứa “cắn” dẫn đến bỏng nặng
Sau khi đi học về, bé đi tắm biển gần nhà và bất ngờ thấy cánh tay đau rát rồi nổi bóng nước căng phồng.
Chiều tối 13/7, đại diện Bệnh viện (BV) Da Liễu TP.HCM cho biết, nơi đây vừa tiếp nhận và điều trị một trường hợp bệnh nhi nữ 8 tuổi, ngụ tại tỉnh Bình Thuận đến khám và nhập viện vì có biểu hiện bỏng sứa.
Theo lời kể của bé và gia đình, ít ngày trước sau khi đi học về, bé đi tắm biển gần nhà mà không biết lúc này là mùa sứa biển.
Sau khi lên bờ, bé cảm thấy da vùng cánh tay phải hơi nóng và đau rát, trên da từ từ xuất hiện những mảng đỏ và nổi nhiều bóng nước căng, đau.
Tay bé phồng rộp, bỏng, nổi bóng nước khi nhập viện.
Điều trị tại BV địa phương không giảm, bé được gia đình chuyển đến tuyến trên với tình trạng da có nhiều bóng nước, vết tích bóng nước trợt rỉ dịch, nhiều chỗ da đóng mài dày kèm đau rát vùng cánh tay phải.
Video đang HOT
Bệnh nhi được cho nhập viện điều trị với các thuốc kháng sinh, kháng viêm và thuốc thoa tại chỗ.
Sau 1 tuần theo dõi, bệnh da đã ổn định, không nổi thêm các bóng nước mới, các vết trợt da khô, da lành nhiều. Hiện bé đã được bác sĩ cho xuất viện, tiếp tục điều trị và theo dõi tại nhà.
ThS.BS Dương Lê Trung, Khoa Lâm sàng 1, BV Da Liễu TP.HCM cho biết, bé bị viêm da tiếp xúc kích ứng cấp tính.
Đây là một loại phản ứng của cơ thể khi tiếp xúc với các chất gây kích ứng mạnh từ môi trường bên ngoài mà trong trường hợp này cụ thể là nọc độc từ sứa biển.
Sau điều trị, vùng da bỏng đã khô.
Biểu hiện bệnh thường xảy ra sớm, sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng bao gồm các triệu chứng như cảm giác châm chích, ngứa, đau rát, đỏ da, sau đó xuất hiện các mụn nước, bóng nước, trợt da và nặng hơn có thể dẫn đến tình trạng bội nhiễm vi trùng ở vùng da bệnh.
Cũng theo BS khi bị sứa biển “cắn”, người dân cần rời khỏi vùng nước có sứa, rửa vết thương bằng nước sạch, giữ vệ sinh vùng da bệnh.
Có thể dùng các thuốc chống dị ứng, thoa dưỡng ẩm để làm dịu da.
Nếu tình trạng da không cải thiện sau vài ngày hoặc ngày càng diễn tiến lan rộng, đặc biệt đối với các vết bỏng sứa nặng thì bệnh nhân nên đến khám và điều trị sớm tại các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa Da liễu.
Người dân khi đi tắm biển cần cảnh giác trong mùa sứa.
Đặc biệt, người dân không nên chườm đá, chườm nước nóng, đắp lá cây, chà cát ở bãi biển, hay sử dụng các biện pháp dân gian truyền miệng khác vì có thể sẽ làm vết thương kích ứng hoặc nhiễm trùng nặng nề hơn.
“Mùa hè đến đồng nghĩa với mùa du lịch biển tăng cao. Do vậy khi đi tắm biển người dân chú ý tìm hiểu kỹ thông tin về bãi biển, hoặc hỏi người dân biển nơi đó về sự xuất hiện của sứa, đặc biệt là sứa lửa để có những chủ động trong phòng tránh và chuẩn bị thuốc mang theo trước khi đi du lịch.
Tránh tình trạng phải nhập viện điều trị sau đó vì viêm da tiếp xúc do sứa” – bác sĩ khuyến cáo.
Cẩn trọng với kiến ba khoang đầu mùa mưa
Trong vài tuần qua, ngày nào bệnh viện Da liễu TP.HCM cũng tiếp nhận những bệnh nhân đến khám vì viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang.
Trao đổi với PV, TS-BS Nguyễn Trọng Hào, Giám đốc Bệnh viện Da liễu TP.HCM, cho biết trong vài tuần qua, ngày nào bệnh viện cũng tiếp nhận những bệnh nhân đến khám vì viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang.
Ông Trần Đăng Khoa, Phụ trách khoa Ký sinh trùng, côn trùng - Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), cho rằng cứ vào đầu mùa mưa, kiến ba khoang bắt đầu sinh sản. Loại kiến này có cánh nhỏ trên lưng và bay theo hướng gió vào nhà. Người dân khi gặp kiến ba khoang thì đừng giết làm trây dịch trong kiến ra, dễ dính vào da gây tổn thương.
Ảnh minh họa.
Các chuyên gia khuyến cáo khu vực có kiến ba khoang nên thay đèn huỳnh quang bằng đèn có ánh sáng màu vàng, vì kiến ba khoang rất thích ánh sáng đèn huỳnh quang. Ngăn kiến ba khoang vào trong nhà bằng việc sử dụng lưới các cửa sổ và cửa ra vào, đóng cửa thường xuyên sau khi ra vào, nên ngủ trong mùng, vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm, cây cỏ xung quanh nhà; xịt hóa chất diệt côn trùng ở cửa sổ, cửa ra vào; mặc quần áo dài tay khi đi ra ngoài, nhất là những vùng gần đồng ruộng, khu dân cư nhiều ánh đèn, gần công trình xây dựng...
Theo TS-BS Hào, trong cơ thể kiến ba khoang có chứa pederin - độc tính gây bỏng. Viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang biểu hiện là thương tổn hồng ban, hơi phù nề, mụn nước, mụn mủ có dạng đường, thường ở vị trí vùng da hở như mặt, cổ, tay, chân...
Nếu độc tố dính vào tay, nhưng không rửa sạch ngay thì vô tình sẽ làm độc tố dính vào các vùng khác trên cơ thể. Việc điều trị viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang không khó, nhưng nếu không đúng có thể gây viêm nặng hơn, nhiễm khuẩn thứ phát và loét. Vì vậy, khi mắc bệnh, người dân không tự điều trị mà nên đến cơ sở y tế để được chăm sóc và xử trí thích hợp.
Góc tư vấn: Tuổi học trò có nên xài mỹ phẩm chăm sóc da? Việc sử dụng các dược mỹ phẩm chăm sóc da hoàn toàn có thể sử dụng cho trẻ em và người trẻ, nhưng phải sử dụng loại phù hợp lứa tuổi và không được lạm dụng SHUTTERSTOCK Một phụ huynh hỏi: "Con gái tôi năm nay học lớp 9 và muốn sử dụng kem chống nắng khi đi học do con bảo bạn...