Tai nạn máy bay tại Mỹ, 4 người thiệt mạng
Bốn người đã thiệt mạng trong vụ tai nạn máy bay xảy ra gần sân bay quốc tế Fort Lauderdale (bang Florida, Mỹ) chiều 12.4, theo CNN.
Hiện trường một vụ tai nạn máy bay Piper PA-31 xảy ra tại Ba Lan hồi tháng 7.2014 – Ảnh: Reuters
Chiếc máy bay gặp tai nạn thuộc dòng PA-31của hãng Piper đã đâm sầm xuống một khu bảo tồn thiên nhiên nằm bên cạnh sân bay quốc tế Fort Lauderdale (bang Florida, Mỹ) vào khoảng 4 giờ 30 phút chiều 12.4 (giờ địa phương).
Theo lịch trình, chiếc Piper PA-31 khởi hành từ sân bay quốc tế Orlando (cũng thuộc bang Forida, Mỹ), đến khi chuẩn bị hạ cánh xuống sân bay Fort Lauderdale thì bất ngờ gửi tín hiệu khẩn cấp rồi gặp sự cố, NBC News dẫn thông báo từ Cục Hàng không liên bang Mỹ.
Cả 4 hành khách có mặt trên chuyến bay có thể đã thiệt mạng. Nhân chứng chứng kiến trực tiếp vụ việc kể lại rằng chiếc máy bay Piper PA-31 đã đâm thẳng phần mũi xuống mặt đất, gây ra tiếng nổ rất lớn.
Hiện tại, sân bay Fort Lauderdale đã trở lại hoạt động bình thường nhưng tạm đóng cửa đường băng số 13, theo NBC News.
Lực lượng cứu hộ cho biết hiện nay rất khó tiếp cận hiện trường do chiếc máy bay gặp tai nạn ngay giữa rừng. Trong khi đó, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Mỹ khẳng định sẽ khẩn trương tiến hành điều tra vụ việc.
Hữu Đạt
Video đang HOT
Theo Thanhnien
Khu bảo tồn thiên nhiên "chảy máu": Đề án chặt 100 cây lim xanh?
Liên quan đến thông tin hàng chục cây lim xanh trong Khu bảo tồn thiên nhiên rừng sến Tam Quy bị đốn hạ, theo lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, đây là đề án tỉa thưa cây lim xanh để bảo tồn loài sến (!?).
Việc hàng chục cây lim xanh bị đốn hạ tại Khu bảo tồn thiên nhiên rừng sến Tam Quy, huyện Hà Trung khiến nhiều người dân địa phương cảm thấy xót xa và hoài nghi. Phóng viên Dân trí đã có buổi làm việc với ông Nguyễn Văn Sơn - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ lâm nghiệp, thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa.
Theo ông Sơn khẳng định đây là hoạt động nằm trong kế hoạch của đề án đã được UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt, chặt lim xanh nhằm bảo tồn loài sến mật. Đến thời điểm này đã có 25 cây lim xanh hàng trăm năm tuổi bị đốn hạ và đưa ra khỏi rừng chờ thanh lý. Những cây lim xanh này nằm tại Khoảnh 6, Tiểu khu 464, thuộc địa bàn xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung.
Công văn chỉ đạo kiểm tra của Chi cục kiểm lâm Thanh Hóa.
Hàng trăm năm nay, kiểu rừng chính của Tam Quy là rừng xanh đất thấp đặc trưng bởi sự ưu thế của loài sến mật và lim xanh và đã được đưa vào hệ thống rừng đặc dụng quốc gia từ năm 1986 với diện tích 360ha. Dự án Khu bảo tồn thiên nhiên rừng sến Tam Quy được phê duyệt năm 2001 trong tổng diện tích tự nhiên 518,5 ha. Trong đó, lim xanh và sến ở đây đã được xếp vào sách đỏ.
Theo ông Sơn giải thích thì lâu nay, khu bảo tồn là diễn thế sến - lim, nhưng hiện nay lim - sến, gây bất lợi cho quá trình sinh trưởng, phát triển của cá thể và quần thể sến có thể dẫn đến sự thay thế rừng sến mật bằng rừng lim xanh trong vài chục năm tới?
Ông Nguyễn Văn Sơn - GĐ Trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ lâm nghiệp.
Lim xanh đã bị tỉa thưa trong Khu bảo tồn thiên nhiên.
Trước thực trạng đó, UBND tỉnh Thanh Hóa đã báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa có biện pháp tác động để bảo tồn loài sến và rừng sến Tam Quy. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã giao Trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ lâm nghiệp là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở này xây dựng một đề tài nghiên cứu để có biện pháp trình UBND tỉnh xử lý thực trạng diễn thế nêu trên.
Ngày 2/7/2012, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã có quyết định về việc phê duyệt danh mục và cấp kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh đợt III, năm 2012.
Tiếp đó, giữa Sở Khoa học công nghệ Thanh Hóa đã ký hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ với Trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ lâm nghiệp Thanh Hóa. Trong đó có nội dung: Thử nghiệm một số mô hình điều khiển diễn thế lim - sến theo hướng phát triển bền vững.
Cành sến mật bị gãy do việc tỉa thưa lim.
Sau đó, Trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ lâm nghiệp đã xây dựng hồ sơ thiết kế dự toán: Tỉa thưa cây lim xanh phục vụ thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học: "Nghiên cứu giải pháp bảo tồn nguồn gen sến mật tại Tam Quy. Trong kế hoạch của đề tài này, sẽ có 100 cây lim xanh thuộc địa bàn xã Hà Lĩnh (25 cây), xã Hà Tân (75 cây) sẽ bị tỉa thưa".
Ngay từ ban đầu, việc chặt lim đã bị người dân địa phương ngăn cản không cho chặt nên đề tài được dừng lại một thời gian để tuyên truyền cho người dân hiểu ý nghĩa của đề tài!? Thực tế theo ông Sơn cho biết, trong quá trình tỉa thưa cây lim xanh cũng đã khiến một số cành sến bị gãy.
"Đây là khu bảo tồn sến nên bất kỳ cái gì ức chế loài sến đều được tác động, đây chỉ là thử nghiệm biện pháp khoa học. Mục đích của chúng ta là sến, muốn phát triển sến thì phải khai thác triệt để, trốc gốc, đã triệt là triệt tận nơi", ông Sơn cho biết.
Quang cảnh vị trí lim xanh bị tỉa thưa.
Phóng viên đặt câu hỏi sao không áp dụng phương án tỉa cành cây lim xanh thay cho việc đốn hạ cả cây? Ông Sơn giải thích, cây lim là cây cực khỏe, tỉa cành xong lại ra cành khác, hơn nữa phương án tỉa cành rất tốn kém, bên cạnh công trình khoa học là tính đến biện pháp kinh tế.
Đây là một đề án hoàn toàn mới và theo ông Sơn khẳng định thì để đánh giá kết quả của đề tài thì phải mất từ 15 - 20 năm sau. Và việc thực hiện đề tài này có điểm hạn chế là bước đầu sẽ phá vỡ một phần không gian trong rừng sến.
Duy Tuyên
Theo Dantri
IS chặt đầu công khai 4 người bị buộc tội trộm cướp Nhà nước Hồi giáo đăng tải video có hình ảnh nhóm phiến quân hành quyết 4 người bị buộc tội cướp có vũ trang và giết người ở tỉnh Nineveh, miền bắc Iraq. Hình ảnh phiến quân Nhà nước Hồi giáo tại một địa điểm chưa rõ trong đoạn video chúng đăng tải lên mạng hôm 17/3/2014. Ảnh: AFP. Đoạn video, không rõ...