Ta.i nạ.n máy bay tại Hàn Quốc: Kiểm tra các cơ sở dẫn đường tại tất cả sân bay
Ngày 1/1, Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông Vận tải Hàn Quốc cho biết chính phủ nước này sẽ kiểm tra các cơ sở dẫn đường hỗ trợ máy bay hạ cánh tại tất cả sân bay ở nước này.
Hiện trường vụ ta.i nạ.n máy bay tại Muan, tỉnh Nam Jeolla, Hàn Quốc, ngày 29/12/2024. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Mục đích kiểm tra nhằm xác định liệu các vật liệu sử dụng trong các cơ sở hỗ trợ dẫn đường và khoảng cách của công trình so với đường băng có tuân thủ các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế hay không.
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, thông báo trên được đưa ra sau khi có nhiều bằng chứng cho thấy một kết cấu bê tông hỗ trợ máy định vị – thiết bị hỗ trợ dẫn đường, có thể là nguyên nhân làm trầm trọng thêm hậu quả của vụ va chạm khi chiếc máy bay của hãng hàng không Jeju Air gặp nạn tại sân bay quốc tế Muan ngày 28/12 vừa qua.
Video đang HOT
Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông vận tải Hàn Quốc cho biết máy bay Boeing 737-800 của Jeju Air đã đâ.m vào một kết cấu bê tông hỗ trợ máy bay định hướng, gây hư hỏng thân máy bay và hỏa hoạn khiến 179 trong số 181 hành khách trên máy bay thiệ.t mạn.g. Theo báo cáo, việc sử dụng bê tông cho các công trình như vậy đã có từ hơn 20 năm trước, kể từ thời điểm thiết kế sân bay quốc tế Muan.
Trong các cuộc họp báo đầu tuần này, các quan chức của Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông Hàn Quốc ban đầu khẳng định cơ sở dẫn đường tại sân bay Muan đáp ứng các tiêu chuẩn quy định. Họ cho biết các cấu trúc bê tông tương tự cũng có mặt tại các sân bay quốc tế, trong đó có sân bay quốc tế Los Angeles ở Mỹ và sân bay Tenerife ở Tây Ban Nha.
Tuy nhiên, tranh cãi đã nổ ra sau khi có thông tin cho rằng các quy định của bộ này về tiêu chuẩn xây dựng sân bay yêu cầu phải mở rộng vùng an toàn đến điểm lắp đặt các thiết bị an toàn. Những nghi ngờ tiếp theo lại xuất hiện trong ngành hàng không khi hình ảnh vệ tinh cho thấy các sân bay quốc tế như sân bay Los Angeles không hề có kết cấu bê tông tương tự.
Các quan chức bộ này sau đó cho biết họ có kế hoạch tiến hành đán.h giá toàn diện các quy định từ Tổ chức Hàng không Dân dụng quốc tế và các cơ quan hàng không lớn khác, trong đó có cả trường hợp của các sân bay ở nước ngoài.
Liên quan đến vụ ta.i nạ.n máy bay của Jeju Air, Ủy ban Phòng chống Thảm họa và An toàn Trung ương Hàn Quốc thông báo tất cả 179 nạ.n nhâ.n đã được nhận dạng. Quyền Tổng thống Choi Sang Mok cũng xác nhận rằng quá trình nhận dạng đã hoàn tất trong đêm 1/1 và th.i th.ể các nạ.n nhâ.n đã được đưa về với gia đình.
Ông Choi Sang Mok đã ra lệnh cho các bộ liên quan hỗ trợ đầy đủ cho các gia đình có người thân thiệ.t mạn.g. Ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của một cuộc điều tra khách quan và toàn diện về nguyên nhân vụ ta.i nạ.n.
Trong khi đó, Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông vận tải Hàn Quốc cho biết sẽ gửi máy ghi dữ liệu chuyến bay từ máy bay Jeju Air bị rơi đến Mỹ để phân tích. Ngày chuyển giao sẽ được xác định sau khi tham vấn với Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Mỹ (NTSB). Được biết, máy ghi âm được cho là bị hư hỏng bên ngoài và mất đầu nối kết nối bộ lưu trữ dữ liệu với nguồn điện.
Giới chuyên gia đề xuất thay đổi quy định về khu vực an toàn đường băng
Theo hãng tin Yonhap, ngày 31/12, các chuyên gia thuộc lĩnh vực hàng không của Hàn Quốc đã nhấn mạnh sự cần thiết phải sửa đổi các quy định về an toàn sân bay, đặc biệt là tại khu vực an toàn đường băng, trong bối cảnh nhiều quan điểm cho rằng chính bước tường gần đường băng ở sân bay Muan góp phần khiến số người thiệ.t mạn.g tăng mạnh trong vụ ta.i nạ.n máy bay của hãng hàng không Jeju Air hôm 29/12.
Hiện trường vụ ta.i nạ.n máy bay tại Muan, tỉnh Nam Jeolla, Hàn Quốc, ngày 29/12/2024. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Ông Chung Yoon Shik, Giáo sư hàng không tại Đại học Công giáo Kwandong, cho rằng cần cập nhật các quy định, theo đó gỡ bỏ các kết cấu bê tông ở cuối đường băng bằng hệ thống hãm giữ máy bay bằng vật liệu kỹ thuật (EMAS), giúp ngăn máy bay chạy quá trớn. Theo ông, EMAS có thể tăng cường an toàn tại khu vực an toàn cuối đường băng (RESA) ngắn hơn, thông qua việc cải thiện ma sát và giảm tốc máy bay khi bị vượt tốc độ hoặc bị hủy cất cánh.
Tuy nhiên, Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông Hàn Quốc cho rằng việc lắp đặt thiết bị định vị tại sân bay Muan hoàn toàn tuân thủ các quy định hiện hành.
Theo bộ trên, vì thiết bị này được lắp ngoài khu vực RESA, nên không cần phải đáp ứng quy định về kết cấu dễ vỡ. Khoảng cách RESA dài 199 m trong trường hợp này vẫn vượt mức tối thiểu 90 m theo tiêu chuẩn quốc tế, dù khoảng cách khuyến nghị là 240 m. Bộ cũng thừa nhận rằng một số sân bay trong nước, chẳng hạn như các sân bay ở Sacheon và Gyeongju, đều có RESA ngắn hơn mức khuyến nghị.
Vụ ta.i nạ.n thương tâm của Jeju Air xảy ra khi chiếc máy bay B737-800 của hãng, khởi hành từ Bangkok (Thái Lan), không thể bung càng, khiến phải hạ cánh bằng bụng, trượt dài trên đường băng, đâ.m vào bức tường bê tông và phát nổ tại sân bay Muan, tỉnh Nam Jeolla. Vụ ta.i nạ.n đã cướp đi sinh mạng của 179/181 người trên máy bay. Giới chuyên gia khẳng định vụ ta.i nạ.n cho thấy sự cần thiết phải cập nhật các biện pháp an toàn, bao gồm điều chỉnh vị trí cơ sở hạ tầng sân bay và sử dụng EMAS để ngăn ngừa các vụ ta.i nạ.n trong tương lai.
Máy bay Jeju Air gặp nạn được mua bảo hiểm trách nhiệm tới 1 tỷ USD Các cơ quan tài chính và ngành bảo hiểm Hàn Quốc đang khẩn trương hỗ trợ các khách hàng bị ảnh hưởng trong vụ ta.i nạ.n máy bay chở 181 khách tại Sân bay Quốc tế Muan ở tỉnh Jeollanam-do. Hiện trường vụ ta.i nạ.n máy bay tại Muan, tỉnh Nam Jeolla, Hàn Quốc, ngày 29/12/2024. Ảnh: THX/TTXVN Ngành bảo hiểm dự kiến...