Tai nạn liên hoàn 5 người chết ở Lạng Sơn: Điều bất thường trong xe 16 chỗ
Thông tin từ Cục Đường bộ Việt Nam cho biết, xe 16 chỗ chỉ có dữ liệu đến 4h59 ngày 30/10. Thời điểm gặp nạn, xe này không có dữ liệu giám sát hành trình nên không ghi nhận được tốc độ.
Theo Cục Đăng kiểm xe khách 16 chỗ gây tai nạn giao thông liên hoàn ở Lạng Sơn sản xuất năm 2019 tại Việt Nam, được kiểm định lần gần nhất ngày 29/8, hạn hết vào ngày 28/8/2024.
Tuy nhiên, thông tin từ Cục Đường bộ Việt Nam cho biết, xe 16 chỗ chỉ có dữ liệu đến 4h59 ngày 30/10. Thời điểm gặp nạn, xe này không có dữ liệu giám sát hành trình nên không ghi nhận được tốc độ.
Trong khi đó, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định đơn vị kinh doanh vận tải phải lắp thiết bị giám sát hành trình trước tiên là phục vụ công tác quản lý, điều hành, quản lý lái xe của doanh nghiệp vận tải;
Đồng thời cơ quan quản lý (Cục Đường bộ Việt Nam, Sở GTVT các địa phương) căn cứ vào dữ liệu từ thiết bị này được truyền về để phục vụ công tác điều tra tai nạn, phân tích nguyên nhân và xử lý đối với các trường hợp vi phạm.
Hiện trường vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra rạng sáng 31/10 ở Lạng Sơn
Một chuyên gia cho biết, cơ quan chức năng cần làm rõ xe 16 chỗ không có dữ liệu giám sát hành trình do đi vào vùng mất tín hiệu kết nối hay tài xế cố tình “ngắt” kết nối.
Bởi nếu các phương tiện không truyền dữ liệu giám sát hành trình hoạt động về Cục Đường bộ Việt Nam thì khi xảy ra ta nạn giao thông, việc tìm ra nguyên nhân vụ việc sẽ gặp nhiều khó khăn.
Ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT quốc gia nhấn mạnh, trường hợp xe ngắt kết nối dữ liệu giám sát hành trình, trách nhiệm trước hết là của lái xe, xe không đủ điều kiện hoạt động. Ông Hùng đề nghị cơ quan công an làm rõ.
Thực tế, vẫn xảy ra tình trạng nhiều xe kinh doanh vận tải không truyền dữ liệu giám sát hành trình.
Đơn cử như tại Hà Nội, thống kê của Sở GTVT địa phương này cho thấy, chỉ trong tháng 7, trên địa bàn Thành phố đã có 97.589 phương tiện kinh doanh vận tải không truyền dữ liệu giám sát hành trình.
Đáng chú ý, trong danh sách vi phạm có rất nhiều phương tiện không truyền dữ liệu liên tục trong 31 ngày tháng 7 và có những doanh nghiệp có tới cả trăm phương tiện vi phạm. Trong số các hãng taxi, Công ty cổ phần Ba Sao có tới 245 phương tiện không truyền dữ liệu giám sát hành trình.
Theo quy định, nếu doanh nghiệp cố tình không thực hiện việc truyền dữ liệu sẽ bị xử lý nghiêm theo các quy định của pháp luật.
Luật sư Nguyễn Doãn Hùng, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết, tại điểm c khoản 6, điểm i khoản 11 Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
Phạt tiền từ 5- 6 triệu đồng đối với cá nhân, từ 10 – 12 triệu đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải thực hiện một trong các hành vi vi phạm.
Cụ thể, không thực hiện việc cung cấp, cập nhật, truyền, lưu trữ, quản lý các thông tin từ thiết bị giám sát hành trình theo quy định; không cung cấp tên đăng nhập, mật khẩu truy cập vào phần mềm xử lý dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của các xe ô tô thuộc đơn vị cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Ngoài ra, tại điểm i khoản 11 Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả bằng cách buộc phải cung cấp, cập nhật, truyền, lưu trữ, quản lý các thông tin từ thiết bị giám sát hành trình, camera lắp trên xe ô tô theo quy định;
Cung cấp tên đăng nhập, mật khẩu truy cập vào phần mềm xử lý dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô hoặc máy chủ của đơn vị cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
“Như vậy, công ty kinh doanh vận tải hành khách sẽ bị phạt từ 10 – 12 triệu đồng đối với lỗi không thực hiện việc truyền các thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe”, luật sư Nguyễn Doãn Hùng nói.
Trước đó, khoảng 2h10 ngày 31/10, xe khách loại 16 chỗ mang BKS 14B-036.XX đang lưu thông trên Quốc lộ 1A thì bất ngờ va chạm với ô tô đầu kéo mang BKS 98C-016.XX kéo theo rơ-moóc đỗ cùng chiều phía trước.
Sau đó, xe khách tiếp tục va chạm với ô tô đầu kéo mang biển số 77H-041.XX kéo theo rơ-moóc do tài xế Nguyễn Thành B. (27 tuổi, trú tại Bình Định) điều khiển.
Thời điểm xảy ra tai nạn, xe khách đang chở 16 người (gồm cả lái xe). Cú va chạm mạnh đã khiến 5 người tử vong, 11 người bị thương.
Theo đại diện Cục CSGT, bước đầu cảnh sát xác định nguyên nhân do đoạn đường xảy ra tai nạn là đường dốc, cua, trời tối nên lái xe khách đã đâm vào ô tô đầu kéo đang bị hỏng, dừng đỗ trên đường dành cho xe cơ giới.
Tai nạn giao thông ở Lạng Sơn, các xe còn hạn đăng kiểm?
Cơ quan chức năng thông tin, liên quan tới vụ tai nạn giao thông ở Lạng Sơn cả 3 xe đều còn hạn đăng kiểm, tuy nhiên xe 16 chỗ không cập nhật dữ liệu giám sát hành trình.
Liên quan đến vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại Lạng Sơn khiến 5 người tử vong, ông Nguyễn Tô An, Phó Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam vừa thông tin về thông số kỹ thuật và tình trạng kiểm định của 3 xe trong vụ tai nạn.
Cụ thể, với ô tô khách có biển số đăng ký 14B-036.57, biển số đăng ký nền vàng, nhãn hiệu Hyundai, năm sản xuất 2019 tại Việt Nam. Xe kiểm định lần gần nhất ngày 29/8/2023 tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 1401D - tỉnh Quảng Ninh, hạn kiểm định hết ngày 28/8/2024.
Xe 16 chỗ hư hỏng nặng, khi gây ra tai nạn không truyền dữ liệu giám sát hành trình (Ảnh: Thanh Thảo)
Ô tô đầu kéo biển số đăng ký nền vàng 98C-016.45V, nhãn hiệu Hyundai, sản xuất năm 2006 tại Hàn Quốc, khối lượng kéo theo thiết kế là 90900 (kg). Xe được kiểm định lần gần nhất ngày 17/5/2023 tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 9804D - tỉnh Bắc Giang, có hạn kiểm định đến hết ngày 16/11 tới.
Ô tô đầu kéo biển số đăng ký nền vàng 77H-041.15, nhãn hiệu FREIGHTLINER , sản xuất năm 2010 tại Mỹ; khối lượng kéo theo thiết kế là 36613 (kg). Xe được kiểm định lần gần nhất ngày 25/9 tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 5015D - TP.HCM, có hạn kiểm định đến hết ngày 24/3/2024.
Hiện trường vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng tại Lạng Sơn diễn ra vào rạng sáng nay 31/10
Ông An cho biết thêm, hiện Cục Đăng kiểm Việt Nam đã giao Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 1201D - tại tỉnh Lạng Sơn trực tiếp đến phối hợp với các cơ quan chức năng giải quyết hậu quả và điều tra nguyên nhân tai nạn.
Cũng liên quan đến vụ tai nạn, thông tin từ Cục Đường bộ Việt Nam cho biết, tại thời điểm xảy ra tai nạn, xe 16 chỗ không truyền dữ liệu về giám sát hành trình. Theo đó, xe này chỉ có dữ liệu đến 4h59 ngày 30/10.
Trước đó, khoảng 2h10, ngày 31/10, trên Quốc lộ 1A (xã Hòa Lạc, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn xảy ra vụ tai nạn xảy ra giữa ô tô khách. 16 chỗ có biển số đăng ký 14B-036.57 đi theo hướng Lạng Sơn - Hà Nội đâm vào đuôi xe ô tô sơ mi rơ moóc biển số đăng ký 98R-013.97 (xe chở xi măng đang đỗ bên phải đường theo chiều Lạng Sơn - Hà Nội).
Sau đó xe 16 chỗ va chạm tiếp vào xe ô tô đầu kéo biển số đăng ký 77H-041.15 kéo theo sơ mi rơ moóc biển số đang ký 77R-046.08.
Cú đâm khiến 4 người chết tại chỗ, 1 người chết tại bệnh viện, 9 người bị thương. Xe ô tô khách 14B-036.57 bị hư hỏng nặng.
Đại diện Cục CSGT thông tin, nguyên nhân ban đầu được xác định do đoạn đường xảy ra tai nạn là đường dốc, cua, trời tối nên lái xe khách đã tông vào ô tô đầu kéo đang bị hỏng, dừng đỗ trên đường.
Làm rõ trách nhiệm cá nhân, đơn vị sau vụ tai nạn 5 người tử vong ở Lạng Sơn Lãnh đạo Ủy ban ATGT Quốc gia yêu cầu cơ quan công an và chính quyền địa phương làm rõ trách nhiệm của cá nhân, đơn vị liên quan trong vụ tai nạn 5 người tử vong ở Lạng Sơn. Ngày 31/10, ông Khuất Việt Hùng, Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia cùng lãnh đạo Cục Đường bộ Việt...