Tai nạn giao thông không phải do hạ tầng kém
“Không thể loại trừ, một trong những nguyên nhân có khả năng gây tai nạn giao thông đó là một số người thực thi công vụ đã thực hiện không nghiêm túc công việc của mình, còn có hiện tượng lơ là, bỏ qua cho lái xe, cho doanh nghiệp”, Bộ trưởng Bộ Giao thông Đinh La Thăng trả lời phỏng vấn chương trình “Dân hỏi Bộ trưởng trả lời”.
- Thưa Bộ trưởng, đầu năm 2013 đã xảy ra một loạt vụ tai nạn xe khách nghiêm trọng, đặc biệt là vụ ở Khánh Hoà làm chết 11 người. Đâu là nguyên nhân của các vụ tai nạn này?.
Bộ trưởng Bộ Giao thông Đinh La Thăng: Năm 2012 dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng, Chính phủ, Quốc hội và sự vào cuộc quyết liệt của các ban, ngành, đoàn thể… tai nạn giao thông đã giảm sâu ở cả 3 tiêu chí. Tuy nhiên, nhiều người đang băn khoăn liệu sự giảm tai nạn giao thông đó có bền vững không? Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan chức năng đang tìm mọi cách để đảm bảo tính bền vững này.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, cuối năm 2012, các cơ quan ban, ngành đã vào cuộc bằng đợt cao điểm 3 tháng đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán cũng như dịp lễ hội đầu năm nhưng đáng tiếc, tai nạn giao thông đã tăng trong những tháng đầu năm. Đặc biệt, số người chết tăng 17% trong đó tai nạn giao thông xe khách tăng nhiều hơn, nhất là vụ tai nạn xe khách trong ngày 8/3 ở Cam Ranh (Khánh Hoà).
Nguyên nhân dẫn đến những vụ tai nạn này có nguyên nhân từ cơ quan quản lý nhà nước, chủ doanh nghiệp vận tải và bản thân lái xe. Chúng tôi đang nghiêm túc phân tích nguyên nhân, nhất là nguyên nhân dẫn đến tai nạn xe khách để tìm ra các giải pháp khắc phục.
Trước mắt, các cơ quan quản lý nhà nước cần phải tăng cường kiểm tra, kiểm soát rà soát lại các văn bản quy phạm pháp luật, nhất là các quy định về vận tải hành khách. Do đây là loại hình kinh doanh có điều kiện nên phải xem xét lại có đủ điều kiện phù hợp chưa, có cần thiết phải tăng cường quản lý và siết chặt hơn nữa không?. Việc này chúng tôi sẽ trao đổi với các doanh nghiệp vận tải, hiệp hội vận tải để đưa ra những điều kiện vận tải, quản lý chặt chẽ nhất nhưng vẫn tạo điều kiện cho doan nghiệp phát triển.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng trả lời phỏng vấn
chương trình Dân hỏi Bộ trưởng trả lời.
Thứ hai, chúng tôi sẽ siết chặt quản lý các doanh nghiệp kinh doanh vận tải. Hiện có tình trạng các doanh nghiệp “khoán trắng” doanh thu cho các lái xe. Các lái xe góp cổ phần vào hợp tác với doanh nghiệp, còn doanh nghiệp thì không có trách nhiệm gì với lái xe kể cả mua bảo hiểm, kể cả điều kiện về sức khoẻ. Lái xe hoàn toàn chủ đông trên hành trình nên nhiều lái xe vi phạm quy định chỉ được lái không quá 10 giờ môt ngày hoặc không quá 4 giờ liên tục, phóng nhanh, giành đường, vượt âu…không tuân thủ Luật Giao thông đường bộ.
Nguyên nhân sâu xa của tình trạng này chính là do ham lợi nhuận dẫn đến gây tai nạn… cho nên tới đây các cơ quan chức năng trong đó có Bộ Giao thông vận tải sẽ tăng cường kiểm tra, kiểm soát, nâng cao ý thức tinh thần của người thực thi công vụ cũng như tuyên truyền nâng cao ý thức của người lái xe.
Cũng không loại trừ, một trong những nguyên nhân có khả năng gây tai nạn giao thông, đó là một số người thực thi công vụ đã thực hiện không nghiêm túc công việc của mình, còn có hiện tượng lơ là, bỏ qua cho lái xe, cho doanh nghiệp vận tải nên mới dẫn đến tình trạng như vậy.
- Thưa Bộ trưởng, nhiều ý kiến cho rằng, chính hạ tầng giao thông yếu kém, tiến độ thi công chậm cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông. Bộ trưởng giải thích sao về điều này và có biện pháp gì khắc phục tình trạng trên?.
Hạ tầng giao thông không phải là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tai nạn giao thông, bởi vì qua các phân tích các vụ tai nạn giao thông thì hạ tâng giao thông không phải nguyên nhân chủ yêu dân đên tai nạn. Phân lớn các vụ tai nạn đêu xảy ra ở những con đường tôt, không bị che khuất tầm nhìn. Tuy nhiên, hạ tâng giao thông cũng là môt điêm nghẽn cân khắc phục đê bảo đảm giao thông thông suôt, an toàn.
Thực hiên chỉ đạo của Chính phủ, Bô Giao thông vận tải đã triên khai nhiêu giải pháp đông bô, mạnh mẽ để đây nhanh tiên đô, chât lượng các công trình giao thông. Với các công trình đâu tư mới, chúng tôi luôn quan tâm đến chất lượng và tiến độ, đảm bảo thực hiện đúng quy định của nhà nước về tiến độ và chất lượng công trình. Rà soát lại toàn bộ các chủ thê tham gia như chủ đâu tư, ban quản lý dự án, đơn vị tư vân thiêt kê, nhà thâu, đơn vị thi công, đơn vị nào không đủ điêu kiên phải loại ra ngay.
Đối với các dự án hiện đang khai thác, chúng tôi tăng cường các giải pháp đảm bảo, nâng cao chất lượng bảo trì, sửa chữa để các công trình, tuyến đường êm thuận. Điều đó, sẽ góp phần giảm thiểu tai nạn và ùn tắc giao thông.
- Theo quy định, từ 1/1/2013 sau khi thu Quỹ Bảo trì đường bộ thì một số trạm thu phí phải tạm dừng hoạt đông. Tuy nhiên, hiện rất nhiều người dân phàn nàn về việc này và cho rằng có việc phí chồng phí. Bộ trưởng giải thích sao về điều này?
Video đang HOT
Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, người tham gia giao thông phải nộp Quỹ Bảo trì đường bộ để sửa chữa hạ tầng giao thông. Nghị định 18 hướng dẫn thi hành Luật Giao thông đường bộ, từ 1/1/2013, tât cả các trạm thu phí của Nhà nước phải dừng hoạt động.
Hiện trong tổng số 57 trạm thu phí trên cả nước thì 19 trạm thu phí của Nhà nước đã dừng việc thu phí từ 1/1/2013. Còn với 4 trạm đã được Nhà nước đồng ý chuyên quyên sở hữu cho các nhà đâu tư tư nhân, Bô Giao thông vân tải, Bô Tài chính đang đàm phán với các nhà đâu tư, với doanh nghiệp đê nhà nước mua lại các trạn thu phí này.
Tuy nhiên, viêc đàm phán cân phải có thời gian và phải cân đối nguồn vốn ngân sách nhà nước, các cơ quan chức năng đang cô gắng hoàn thành việc này trong thời gian sớm nhất. Chúng tôi sẽ cố gắng trong thời gian sớm nhất để 4 trạm thu phí: quốc lộ 1, trạm quốc lộ 18 (Bãi Cháy), trạm Phù Đổng, Hoàng Mai…sẽ cố gắng dừng sớm.
Còn việc phí có chồng phí không thì theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, Quỹ Bảo trì đường bộ được dùng đê bảo trì các công trình đường bô được đâu tư xây dựng bằng ngân sách nhà nước còn với các công trình BOT và được xây dựng bằng các nguôn vôn khác, các nhà đâu tư phải bỏ tiên ra đâu tư, bảo trì, sửa chữa, chính vì vậy không có chuyện phí chồng phí.
- Xin cảm ơn Bộ trưởng
Theo vietbao
Tổng Bí thư: Đảng quyết chống tham nhũng
Phát biểu tại phiên họp đầu tiên của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, hôm nay (4/2), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, Đảng ta quyết tâm phòng, chống tham nhũng.
Sáng nay, 4/2, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng họp phiên thứ nhất. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng chủ trì phiên họp.
Phiên họp thứ nhất Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng. Ảnh: TTXVN.
Tại phiên họp, ông Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương công bố Quyết định của Bộ Chính trị về việc thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị.
Ban Chỉ đạo gồm 16 đồng chí, do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng Ban. Sáng nay, Ban Chỉ đạo ra mắt.
Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng ra mắt. Ảnh: Trí Dũng - TTXVN.
Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng có 16 ủy viên, gồm các đồng chí trong một số ban của Đảng, Bộ Công an, Viện kiểm sát, tòa án, kiểm toán, thanh tra, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc.
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng có 5 phó ban (gồm một số vị lãnh đạo Đảng, Chính phủ và Quốc hội), trong đó phó Ban thường trực do Trưởng Ban Nội chính trung ươngNguyễn Bá Thanh đảm trách.
Tiếp đó, các thành viên Ban Chỉ đạo nghe báo cáo và thảo luận dự kiến phân công nhiệm vụ với các thành viên; Báo cáo về công tác PCTN trong thời gian vừa qua; Báo cáo những thông tin cơ bản về một số vụ án lớn cần quan tâm chỉ đạo; Chương trình công tác năm 2013.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng chủ trì phiên họp. Ảnh: TTXVN.
Phát biểu kết luận phiên họp, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ việc thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng là thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa XI).
Theo Tổng Bí thư, việc này xuất phát từ yêu cầu khách quan với mong muốn và quyết tâm cao hơn tạo bước chuyển biến mới, rõ rệt hơn nữa trong cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng và lãng phí.
Việc phòng chống tham nhũng đã được Đảng ta làm nhiều lần, coi là "quốc nạn" và cần phải tiếp tục làm một cách kiên trì, quyết liệt, lâu dài. Lần này, chúng ta sẽ tiến hành trên cơ sở kế thừa những cái đã có, vừa có những điểm mới bổ sung, phát triển.
Đây là công việc vô cùng hệ trọng nhưng cực kỳ phức tạp khó khăn vì liên quan tới lợi ích vật chất, tiền tài, danh vọng, chủ nghĩa cá nhân, đụng chạm tới người có chức có quyền. Lần này có thuận lợi là toàn Đảng, toàn dân hết sức quan tâm; Đảng ta quyết tâm phòng chống tham nhũng.
Việc thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị với cơ quan thường trực là Ban Nội chính Trung ương sẽ tạo cơ sở pháp lý và hiệu lực cao hơn trong việc phòng chống tham nhũng. Tuy nhiên, Ban cũng phải chịu sức ép rất lớn vì sự kỳ vọng của cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Tổng Bí thư yêu cầu trong hoạt động của Ban trên một lĩnh vực lớn, phức tạp, khó khăn, trước hết cần nắm rất vững chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn, chế độ, lề lối làm việc, quan hệ công tác; Kế thừa và phát huy kinh nghiệm của các Ban Chỉ đạo trước đây đã làm, rút kinh nghiệm những việc đã làm được và chưa làm được; Tổ chức công việc chặt chẽ, làm việc nghiêm túc, khoa học, trách nhiệm, là tập thể đoàn kết, phối hợp công tác rất nhịp nhàng.
Mỗi thành viên, cán bộ làm việc trong lĩnh vực này phải hết sức gương mẫu, "liêm, dũng, chính, trực" tức là phải trong sạch, có dũng cảm, ngay thẳng, trung thực, công tâm, không bị cám dỗ bởi bất cứ lợi ích nào. Làm được như vậy thì dân mới tin.
Cơ quan thường trực là Ban Nội chính phải sớm được kiện toàn, sắp xếp cán bộ theo hướng tinh, hiệu quả. Tổng Bí thư đề nghị mỗi đồng chí trong Ban Chỉ đạo phải tham gia tích cực vào công việc chung của Ban. Trên cơ sở ý kiến đóng góp tại phiên họp này sẽ xác định rõ chương trình, nhiệm vụ trọng tâm năm 2013 và toàn khóa
Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh tại phiên họp thứ nhất Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng . Ảnh: TTXVN
Trong phiên họp này, Ban Nội chính Trung ương, cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng chính thức ra mắt.
Lãnh đạo Ban Nội chính Trung ương bao gồm: Trưởng Ban Nguyễn Bá Thanh, Phó trưởng Ban Phan Đình Trạc, Nguyễn Doãn Khánh, Phạm Anh Tuấn.
Ngày 31-1, đã chuyển 86 cán bộ, nhân viên của Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng sang Ban Nội chính Trung ương.
Chiều 1-2, đã chuyển giao 22 cán bộ, công chức của Vụ Nội chính và Vụ Pháp luật thuộc Văn phòng Trung ương Đảng về Ban. Về mặt cơ học, Ban Nội chính Trung ương có 108 cán bộ, công chức không tính lãnh đạo Ban.
Trong phiên họp đầu tiên, Ban chỉ đạo Trung ương phân công nhiệm vụ cho các thành viên, xác định những định hướng công tác năm 2013.
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, xây dựng chương trình công tác trọng tâm trong năm 2013, gồm một số nội dung:
1. Công tác kiện toàn tổ chức, ổn định hoạt động của các cơ quan phòng, chống tham nhũng theo tinh thần Nghị quyết TƯ 5 (khóa XI).
Trước mắt, tập trung xây dựng quy chế phối hợp giữa Ban Nội chính Trung ương với Đảng ủy Công an Trung ương, các ban cán sự đảng, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Tòa án Nhân dân Tối cao, Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước trong thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng.
Đồng thời, chỉ đạo kiện toàn tổ chức nâng cao chất lượng hoạt động của các đơn vị chuyên trách chống tham nhũng (Cục Chống tham nhũng thuộc Thanh tra Chính phủ; Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng thuộc Bộ Công an; Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án tham nhũng thuộc Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao).
2. Ban Chỉ đạo TƯ về phòng, chống tham nhũng tham mưu cho Bộ Chính trị chỉ đạo Đảng đoàn Quốc hội và Ban Cán sự đảng Chính phủ trong công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế quản lý kinh tế - xã hội để phòng, chống tham nhũng, lãng phí; chỉ đạo rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội về phòng ngừa tham nhũng, hạn chế tính hình thức của một số giải pháp phòng ngừa hiện nay...
3. Chú trọng kiểm tra, giám sát công tác xử lý những vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm. Kiểm tra, giám sát các cấp ủy, tổ chức Đảng và cán bộ, đảng viên có thẩm quyền trong việc xử lý khiếu nại, tố cáo về hành vi tham nhũng, các thông tin qua báo chí về tham nhũng.
4. Chỉ đạo, đôn đốc xử lý các vụ việc tham nhũng: Chỉ đạo, đôn đốc Đảng ủy Công an Trung ương, Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Toà án Nhân dân Tối cao và các cơ quan liên quan đẩy nhanh tiến độ và xử lý nghiêm những vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm.
Chỉ đạo các cơ quan chức năng tập trung đẩy mạnh công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và các thông tin về tham nhũng.
5. Các kỳ họp chính của tập thể Ban Chỉ đạo TƯ phòng, chống tham nhũng: Ngoài các phiên họp định kỳ, còn có các cuộc giao ban công tác phòng, chống tham nhũng với các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương; các cuộc họp đột xuất bàn chủ trương xử lý các vụ việc, vụ án nghiêm trọng, phức tạp.
Theo 24h
Người có liêm sỉ không mua chức Đại biểu Quốc hội cho rằng, nguyên nhân của tội ác, của tham nhũng bắt nguồn từ sự giáo dục nhân cách. Người có nhân nghĩa không có đi trộm cắp, người có liêm sỉ không mua chức, mua cấp để leo cao, chui sâu... Trong 2 phiên họp ngày 1 và ngày 2/11, các đại biểu đã thảo luận về tình trạng...