Tai nạn giao thông khiến cô giáo tử vong
Cô giáo Trịnh Thị Huyền (41 tuổi) huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai điều khiển xe máy trên đường vào thành phố Kon Tum bị xe tải cán phải.
Gần 11h trưa 26/10, tại thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum xảy ra một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng giữa xe tải và xe máy khiến một cô giáo tử vong.
Vụ tai nạn xảy ra trên Quốc lộ 14, đoạn thuộc tổ dân phố 3, phường Lê Lợi, thành phố Kon Tum.
Một số người dân chứng kiến cho biết, tai nạn xảy ra khi cô giáo Trịnh Thị Huyền (41 tuổi), giáo viên tiểu học dạy ở xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai điều khiển xe máy (biển kiểm soát 82B1-07973) trên đường vào thành phố Kon Tum bị xe tải (biển kiểm soát 82C-02418) lưu thông cùng chiều cán phải, khi chiếc xe này ôm cua để rẽ.
Video đang HOT
Dù đã nhanh chóng được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum song do bị thương quá nặng cô giáo Huyền đã tử vong./.
Khoa Điêm
Theo_VOV
Vụ cả làng vây bắt lâm tặc: Chỉ 40 cây bị chặt hạ (?!)
Ngày 23/4, ông Nguyễn Ngọc Cư - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Chư Păh (Gia Lai) - cho biết, sau khi đi kiểm tra, Hạt đã phát hiện có 40 cây gỗ bị chặt hạ và khu vực này thuộc lâm phần quản lý của Ban quản lý rừng phòng hộ Đông Bắc Chư Păh.
Cụ thể, theo ông Nguyễn Ngọc Cư, khu vực rừng bị lâm tặc khai thác trái phép thuộc lô 2, 5, 8 khoảnh 1, khu 187 thộc lâm phần do Ban quản lý rừng phòng hộ Đông Bắc Chư Păh quản lý. Đây là rừng sản xuất. Tại hiện trường, có 40 gốc cây bị chặt hạ thuộc chủng loại sến và dầu. Hiện có 19 gốc đã được vận chuyển thành công ra khỏi rừng, còn 21 gốc vẫn còn nằm trong rừng. Tổng cộng là 49,381m3, trong đó đã có 6 hộp gỗ được xẻ (khối lượng 6,35m3) và 23 lóng đã được cắt (khối lượng 43,031m3).
Ông Nguyễn Ngọc Quang- Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Păh - cho biết, tình trạng phá rừng mà báo chí nêu ở xã Hà Tây, huyện đã nắm được. Ngay từ tháng 3, huyện đã có chỉ đạo ở tất cả các cuộc giao ban, bản thân ông Quang cũng đã đến hiện trường vụ việc và nhận được phản ánh về tình trạng rừng bị phá liên tục từ người dân.
Nếu chỉ có 40 cây gỗ bị chặt hạ, thì những ngọn, cành cây bị lũ cuốn xuống lòng sông từ những mùa mưa năm trước này từ đâu ra?
Theo ông Quang, lâm tặc thường vận chuyển gỗ bằng đường sông và đường bộ đi từ làng Kon Sơ Lă (cũ). Sau khi chặt hạ gỗ, lâm tặc đã đưa bò từ Kon Tum đến để kéo bằng con đường mới được mở, hoặc lợi dụng nước sông để thả bè.
Ông Quang cũng khẳng định, thông tin cứ khoảng 2-3 ngày lâm tặc lại dùng xe chở gỗ đi qua làng Kon Sơ Lă mà người dân cung cấp thông tin cho báo Dân trí là đúng. Cơ quan công an đang phối hợp với lực lượng kiểm lâm vào hiện trường kiểm tra. Với số lượng gỗ như báo cáo của Hạt Kiểm lâm thì vụ việc đã đủ cơ sở để khởi tố vụ án.
Trước đó, anh Yưuh- Trưởng thôn Kon Sơ Lă cùng nhiều người dân ở đây cho biết, từ Tết tới nay đã có hàng chục chuyến xe chở gỗ lậu từ trong rừng đi qua làng trót lọt.
Vì vậy, nhiều người thắc mắc, nếu chỉ có 40 cây gỗ bị chặt hạ thì lâm tặc lấy gỗ ở đâu để vận chuyển thường xuyên như vậy?
Thiên Thư
Theo Dantri
Gia Lai: Cả làng phục bắt lâm tặc Bức xúc tình trạng lâm tặc ngang nhiên khai thác gỗ trái phép, người dân làng Kon Sơ Lăl đã tổ chức phục bắt xe chở gỗ từ trong rừng ra. Sống gắn bó với rừng từ lâu đời, người dân làng Kon Sơ Lăl, xã Hà Tây, huyện Chư Păh (Gia Lai) trân trọng và bảo vệ rừng như bảo vệ cây...