Tai nạn giao thông giảm và những việc dang dở
“ Lời hứa của bộ trưởng trước Quốc hội là phải thực hiện, chứ không làm qua loa cho xong” – đó là câu nói rất quyết liệt của Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng.
Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng trả lời báo chí bên lề kỳ họp thứ ba, QH khoá XIII. Ảnh: Giang Huy
Vậy thử nhìn lại xem ngành giao thông đã làm được những gì để đảm bảo lời hứa của bộ trưởng đã đặt ra năm trước.
Vượt cam kết và…
“Xin Bộ trưởng nói rõ bao nhiêu năm thì giảm được tai nạn giao thông?” – đó là câu hỏi của đại biểu Nguyễn Bá Thuyền, nhưng cũng là câu hỏi của toàn dân đặt ra kỳ trước. Bởi vì Việt Nam là quốc gia có người chết vì tai nạn giao thông thuộc loại hàng đầu thế giới.
Bộ trưởng Đinh La Thăng cẩn trọng đưa ra cam kết mỗi năm giảm 5 – 10% số vụ. Và kết quả là, 9 tháng đầu năm 2012 đã xảy ra 23.619 vụ TNGT, làm chết 6.908 người, bị thương 25.002 người, giảm 1.502 người chết (-17,86%), giảm 10.634 người bị thương (-29,84%) so với cùng kỳ năm ngoái.
Video đang HOT
Phó Chủ tịch UB ATGTQG Nguyễn Hoàng Hiệp phấn khởi đánh giá, 9 tháng đầu năm, số người chết, bị thương do TNGT, số vụ vi phạm đều giảm sâu. Tình trạng ùn tắc tại Hà Nội và TPHCM chuyển biến rõ rệt. Hạn chế được chừng đó tính mạng con người, có thể khẳng định, công lao của ngành giao thông rất lớn.
Và tất nhiên, riêng với Bộ trưởng Đinh La Thăng, ông đã làm được nhiều hơn lời mình đã hứa trước Quốc hội. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng đây chỉ là kết quả bước đầu, chưa mang tính bền vững. ĐBQH Nguyễn Anh Sơn (Nam Định) không ngần ngại cảnh báo: “Việc giảm được các chỉ tiêu chỉ dễ dàng trong năm nay, chứ năm sau mà giữ được phong độ là điều không đơn giản”.
Về ùn tắc giao thông, tuy khó có thể định lượng bằng con số thống kê cụ thể, nhưng tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TPHCM, tình trạng ùn tắc giao thông có cải thiện khá rõ rệt. Nhiều công trình hạ tầng giao thông hoàn thành và đưa vào sử dụng cùng nhiều giải pháp khác của chính quyền được triển khai, đã giải phóng được nhiều điểm ùn tắc kinh niên.
Đặc biệt, ngày 20.10 vừa qua, dự án đường vành đai 3 (TP.Hà Nội) là đường cao tốc đô thị đầu tiên của VN thông xe với tiến độ được rút ngắn hơn một năm. Đây là thành công lớn, xứng đáng ghi điểm cho Bộ GTVT và UBND TP.Hà Nội. Hà Nội chỉ còn 67 điểm thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông, giảm 46% số điểm so với cuối năm 2010.
TPHCM hoàn thành nhiều tuyến đường nội – ngoại thành, đang xây dựng một số cầu vượt ở các điểm nóng, nếu các công trình này làm xong theo kế hoạch, thì cuối năm nay ùn tắc giao thông sẽ giảm đáng kể. Các kết quả này có vai trò từ chính quyền địa phương, nhưng cũng không thể không ghi công cho ngành giao thông.
… những việc dang dở
Các tuyến quốc lộ VN thuộc loại lạc hậu nhất thế giới. Đến thế kỷ này, chúng ta vẫn chưa có được tuyến QL1A cao tốc để phục vụ phát triển kinh tế- xã hội. Bộ trưởng từng tuyên bố, trong năm 2012 và 5 năm tới, về đường bộ ưu tiên tập trung cải tạo, nâng cấp QL1A, xây dựng tuyến cao tốc Bắc – Nam, đường Hồ Chí Minh, các tuyến đường vùng kinh tế trọng điểm.
Nhưng thực tế, nhiều đoạn QL1A và nhiều quốc lộ hư hỏng trầm trọng như QL20, QL14, 50, 51. Người dân sống dọc theo các con đường này rất khổ sở, kêu cứu suốt năm này qua năm khác.
Đối với các công trình xây dựng “rùa bò”, Bộ trưởng Đinh La Thăng có nổi giận “trảm” vài người, nhưng đến nay, vấn đề này vẫn giẫm chân tại chỗ, nếu không muốn nói là ngày càng bức xúc hơn.
Cũng xin nêu ra vài việc mà Bộ trưởng Bộ GTVT từng gây sốc cho xã hội, để thấy vài việc còn “dang dở” của ông với tư cách là người đứng đầu. Có lẽ vì quá nôn nóng thực hiện mục tiêu giảm phương tiện giao thông, nên bộ đã đưa ra chính sách thu phí lên chiếc ôtô của người dân. Nếu thêm sáng kiến của bộ, một chiếc ôtô phải cõng tất cả 14 loại thuế, phí. Không chỉ người dân, các DN lắp ráp ôtô phản ứng rất quyết liệt, bởi vì các quy định chưa được tính toán kỹ lưỡng đó sẽ giết chết ngành công nghiệp ôtô VN.
Nhiều ý kiến cho rằng, các đề xuất tận thu bằng cách đưa ra quá nhiều loại thuế và phí sẽ làm kiệt sức dân. ĐBQH Trần Du Lịch phát biểu, trong điều kiện kinh tế đất nước còn khó khăn, người dân đã chấp nhận đóng phí giao thông tại các trạm thu phí, nhưng không phải vì thế mà cứ làm… tới, bắt dân đóng phí vô tội vạ. Vị đại biểu này còn thẳng thắn: “Đây là điều không thể chấp nhận được, không vì thiếu vốn đầu tư mà chúng ta đổ mọi gánh nặng lên người dân”.
Những ý kiến từ cộng đồng, xã hội, không biết Bộ trưởng tiếp thu như thế nào và kế hoạch tận thu đó có tiếp tục thực hiện? Trong kỳ họp này, rất mong Bộ trưởng trả lời dứt khoát cho dân chúng được an tâm.
Theo laodong
Đảm bảo an toàn công trình thủy điện ngay trong luật
Thảo luận tại hội trường về dự án luật Điện lực có 21 ĐB nêu ý kiến, đa số đều tán thành báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật Điện lực.
Các ĐB tập trung góp ý về chính sách phát triển điện, quy hoạch và đầu tư, giá điện và các loại phí, các căn cứ điều chỉnh giá, thanh tra và xử lý vi phạm, hình thành và phát triển điện cạnh tranh... Đặc biệt, các ĐB đề nghị bổ sung thêm điều khoản về quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng.
Từ sự cố ở đập thủy điện Sông Tranh, ĐB Lê Văn Lai (Quảng Nam) đề nghị, nên đưa nội dung an toàn trong xây dựng thủy điện vào dự thảo luật. ĐB Dương Trung Quốc (Đồng Nai) băn khoăn hiện cả nước có hàng ngàn thủy điện vừa và nhỏ, phát triển tràn lan, tản mạn, tổ máy một nơi, nguồn tích điện một nơi rất khó kiểm soát, không an toàn. Nhưng không thấy luật đề cập thành một chương riêng biệt, mà chỉ tản mát ở một vài chương, qua vài điều rất mờ nhạt.
Tiếp thu ý kiến của các ĐB, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng cho biết, về phát triển các loại hình nhà máy điện, điện hạt nhân, năng lượng mới, đảm bảo an toàn các công trình thủy điện là vấn đề hết sức hệ trọng. Các nội dung này sẽ được thể hiện trong nhiều văn bản luật khác nhau, riêng dự thảo sửa đổi luật Điện lực, Bộ Công thương sẽ tiếp thu và tiếp tục tham mưu cho Chính phủ trong khi xem xét. "Còn nếu được xin phép QH, phần an toàn công trình sẽ bổ sung trong dự thảo luật để QH thông qua", Bộ trưởng Hoàng nói.
Theo TNO
Lợi ích người dân phải cao hơn lợi ích nhóm Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã có chỉ đạo không tích nước hồ chứa Thủy điện Sông Tranh 2 từ ngày 21.9. Nhưng do không có cửa xả đáy, lại đúng mùa mưa bão, lượng nước đổ về hồ lớn nên EVN "đành" phát điện. Do không có cửa xả đáy, mực nước hồ thủy điện Sông Tranh 2 phải vượt mức...