Tai nạn giao thông đừng chủ quan khi chấn thương không chảy máu
Bác sĩ Khoa Ngoại chấn thương, BVĐK tỉnh Kon Tum đã phẫu thuật cho bệnh nhân A.X (31 tuổi, trú tại xã Đăk Nông, huyện Ngọc Hồi) bị tai nạn gãy xương cẳng chân, cẳng tay, đứt động mạch dưới đòn do tai nạn giao thông.
Cụ thể, trưa ngày 14/01/2020 bệnh nhân A.X được chuyển đến khoa Ngoại chấn thương, Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum bị tai nạn xe máy (không rõ cơ chế ngã), bệnh nhân mất vận động chân trái, hạn chế vận động cẳng tay trái, có vết thương hở vùng đùi, đầu gối trái, cẳng chân trái chảy máu nhiều. Qua thăm khám lâm sàng và làm các xét nghiệm cận lâm sàng các Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị gãy hở lồi cầu ngoài xương đùi trái, gãy mâm chày gối trái. Vỡ xương bánh chè, gãy 1/3 giữa 2 xương cẳng tay, vỡ xương mào chậu trái.
Ngay sau đó, bệnh nhân được bác sĩ Khoa Ngoại chấn thương hội chẩn và tiến hành phẫu thuật cấp cứu cho bệnh nhân.
Trong quá trình phẫu thuật các bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị đứt động mạch dưới đòn.
Trước tình trạng nguy kịch của nạn nhân, các bác sĩ đã gấp rút truyền máu, đồng thời khẩn trường lên phương án mổ nối lại động mạch cho nạn nhân.
Hiện tại bệnh nhân tỉnh được chuyển về Khoa Ngoại Chấn thương chăm sóc và điều trị.
Video đang HOT
Kíp phẫu thuật thực hiện phẫu thuật cấp cứu cho bệnh nhân
BS CKII. Phạm Thanh Việt – Trưởng khoa Ngoại chấn thương, bác sĩ mổ chính cho biết: “Chấn thương mạch máu là một tổn thương rất nặng, rất khó chuẩn đoán và nguy hiểm, những chấn thương trên đường đi của mạch máu, hoặc những chấn thương kèm theo tổn thương cơ quan vận động mà gây đau, lạnh, tím, mất mạch phần chi thể bên dưới tổn thương thì cần đến ngay bệnh viện để chẩn đoán và xử trí kịp thời mới mong tránh nguy cơ cắt cụt chi nếu như thực sự có chấn thương mạch máu.
Đặc biệt, bác sĩ Việt nhấn mạnh, tránh suy nghĩ chủ quan sai lầm là chấn thương không chảy máu thì không phải là chấn thương mạch máu. Việc xử trí chấn thương mạch máu phải xử trí ngay, vì nếu thiếu máu cấp đến muộn, ngoài việc cắt cụt chi, nó còn có thể gây nên những hậu quả nặng nề về chuyển hóa: có thể gây loạn nhịp tim, suy thận cấp và gây tử vong.
Bé trai 3 tuổi vỡ lách vì lỗi thường gặp của người lớn
Cho con ngồi trên xe gắn máy nhưng không mang đai, bé ngủ gật khiến cả 2 cha con té ra đường. Trẻ nhập viện trong tình trạng đau bụng, bác sĩ xác định bệnh nhi bị vỡ lách.
Bệnh viện quận Thủ Đức cho biết vừa tiếp nhận và can thiệp cho một trường hợp bị tai nạn rất nguy hiểm. Bệnh nhân là bé N.Đ.T. (3 tuổi) được chuyển đến cấp cứu trong tình trạng đau bụng sau tai nạn giao thông.
Trước đó bé được bố chở đi chơi bằng xe gắn máy, cho ngồi phía trước xe nhưng không thắt đai an toàn. Đang chạy trên đường, bé ngủ gật khiến bố không kiểm soát được tay lái, cả 2 bố con văng ra đường.
Bệnh nhi nhập viện cấp cứu trong tình trạng vỡ lách sau tai nạn giao thông vì không mang đai an toàn
Sau khi té ngã, bé kêu đau bụng bên trái nên được bố chở vào bệnh viện thăm khám, cấp cứu. Kết quả chụp CT cho thấy bé bị chấn thương vỡ lách độ 3, không có dấu hiệu xuất huyết, không có dịch ổ bụng.
Bệnh nhi được chuyển lên khoa Ngoại Tổng quát theo dõi, điều trị. Bé được bác sĩ tiêm thuốc cầm máu, thuốc giảm đau, kháng sinh chống nhiễm trùng, hạn chế tối đa vận động. Sau 3 ngày điều trị, bệnh nhi đáp ứng tốt với phác đồ tuy nhiên vẫn phải theo dõi sát tình trạng sức khỏe, phòng xuất huyết ổ bụng thứ phát có thể xảy ra.
Bác sĩ Mai Hóa, Trưởng khoa Ngoại Tổng quát cho biết lá lách là một bộ phận quan trọng của cơ thể trong việc hỗ trợ hệ thống miễn dịch, là kho lưu trữ các tế bào bạch cầu và tiểu cầu để cung cấp bất cứ khi nào hệ miễn dịch cần.
Sự mạo hiểm, thiếu hiểu biết của nhiều phụ huynh có thể khiến con đối mặt với nguy hiểm vì rủi ro tai nạn có thể xảy ra bất kỳ lúc nào
Vỡ lá lách là tình trạng rất nguy hiểm, nếu bệnh nhân chảy nhiều máu sẽ dẫn đến sốc mất máu, không điều trị kịp thời sẽ đe dọa đến tính mạng. Bệnh nhi đang được tiếp tục theo dõi, nếu có dấu hiệu xuất huyết diễn tiến hoặc thứ phát, sẽ phải phẫu thuật để khâu lại lá lách hoặc cắt bỏ lá lách bị tổn thương để cầm máu.
Bác sĩ cảnh báo ngoài việc không mang đai an toàn cho trẻ khi tham gia giao thông nhiều cha mẹ còn cố tình chở nhiều trẻ trên xe khi đưa con đi chơi hoặc đưa đón con đi học, cho con đứng trên yên xe gắn máy. Một số phụ huynh còn cho trẻ đứng trong xe hơi nhìn ra bên ngoài qua cửa thông gió.
Khi tham gia giao thông, các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra bất kỳ lúc nào gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng. Do đó, người lớn cần phải lưu ý, khi có trẻ đi cùng trên xe gắn máy, xe hơi cần phải tuân thủ Luật an toàn giao thông, cho trẻ đội mũ bảo hiểm, mang dây đai an toàn để phòng tránh tai nạn và hạn chế nguy hiểm khi chẳng may tai nạn xảy ra.
Căn bệnh khiến bé trai 7 tháng tuổi nhỏ như trẻ sơ sinh Bé trai được chuyển đến điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum trong tình trạng suy dinh dưỡng rất nặng, thể trạng chỉ bằng trẻ sơ sinh. Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum cho biết bé N.N.B.T. nhập viện với cân nặng 3,4 kg, cao 52 cm. Thể trạng này tương đương một đứa trẻ vừa...