Tai nạn giao thông – cú sốc với người thân, di chứng nặng nề với người bệnh
Mặc dù nhiều trường hợp bật báo động đỏ tới toàn viện cấp cứu bệnh nhân bị tai nạn giao thông nhưng không phải lúc nào may mắn cũng đến với họ. Những cái chết tức tưởi vẫn xảy ra.
Bệnh nhân tai nạn giao thông do rượu bia tăng trở lại
Trao đổi với phóng viên Infonet, Ths.BS Lương Văn Chương, Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Xanh Pôn cho biết, thời gian đầu khi Nghị định 100 chính thức có hiệu lực và được thực thi, các ca tai nạn giao thông phải vào viện cấp cứu giảm đi rất nhiều.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, tình hình tai nạn giao thông lại trở nên nghiêm trọng. Theo thống kê tại Khoa Cấp cứu Bệnh viện Xanh Pôn, chỉ tính riêng từ đầu tháng 4 trở lại đây khoa đã phải tiếp nhận 75 ca do tai nạn giao thông. Điều này cũng xảy ra tương tự tại Bệnh viện Việt Đức và các bệnh viện trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Những ca chấn thương nặng do tai nạn giao thông được đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Việt Đức.
Theo BS Chương, sau khi hết giãn cách xã hội để phòng dịch, mọi hoạt động trở về “trạng thái bình thường mới”, tình trạng sử dụng rượu bia gia tăng, bệnh nhân nhập viện do tai nạn giao thông cũng có dấu hiệu tăng lên.
“Trên 50% các ca tai nạn giao thông vào Khoa Cấp cứu xét nghiệm đều có nồng độ cồn trong máu. Điều này chứng tỏ họ đã sử dụng rượu bia rồi gây ra tai nạn giao thông”, BS Lương Văn Chương cho hay.
Điều khiến BS Chương trăn trở là những trường hợp bị tai nạn giao thông do sử dụng rượu bia thường tính chất mức độ chấn thương nặng hơn rất nhiều so với các ca tai nạn thông thường.
Video đang HOT
“Hầu hết bệnh nhân đến trong tình trạng tổn thương phức tạp, đa cơ quan, hay gặp nhất là chấn thương sọ não, bụng (vỡ gan, vỡ lách), gãy chân tay… Đáng buồn hơn đa phần những trường hợp này chủ yếu rơi vào nam thanh niên, trong độ tuổi lao động”, Ths.. BS Lương Văn Chương cho hay.
Ths.BS Lương Văn Chương.
Tốn nhân lực và thuốc men cứu chữa nhưng di chứng vẫn rất nặng nề
Thực hiện nhiệm vụ cứu người, với bất kỳ ca tai nạn giao thông (có người thân, hay không có người thân) được đưa đến viện, các bác sĩ đều phải cứu chữa. Tuy nhiên, theo BS Chương, khi gặp những ca này, Khoa phải huy động nhiều y bác sĩ tham gia cấp cứu.
Với bệnh nhân bị tai nạn đa chấn thương, Bệnh viện sẽ phải kích hoạt báo động đỏ toàn viện đến các trung tâm cấp cứu, hồi sức cấp cứu ngoại, nhà mổ… Nhiều trường hợp nặng phải đưa thẳng đến nhà mổ. Lúc này, vừa phải phối hợp hồi sức vừa tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân.
Bác sĩ Lương Văn Chương thăm khám cho bệnh nhân bị tai nạn giao thông tại BV Xanh Pôn.
Tính trung bình mỗi trường hợp như vậy, riêng Khoa Cấp cứu phải tổ chức một tua trực có 5 bác sĩ ngoại khoa, 2 bác sĩ cấp cứu, 7 điều dưỡng… tập trung cho người bệnh. Bên cạnh đó, phải bố trí ngay một e kíp trực cấp cứu toàn viện gồm: các bác sĩ gây mê, chẩn đoán hình ảnh (chụp, siêu âm); các bác sĩ mổ (thần kinh nếu bệnh nhân bị chấn thương sọ não; bác sĩ ngoại tiêu hoá (với bệnh nhân chẩn thương ổ bụng) hay bác sĩ chấn thương chỉnh hình (nếu bệnh nhân gãy tay chân); đôi khi còn cần đến cả bác sĩ phẫu thuật mạch máu và bác sĩ ở Khoa Huyết học để kịp thời truyền máu nếu người bệnh mất máu quá nhiều.
Bệnh viện dốc toàn lực cứu bệnh nhân tai nạn giao thông, song không phải lúc nào may mắn cũng đến với người bệnh, đặc biệt những trường hợp tai nạn giao thông do rượu bia.
“Nếu như người bình thường bị tai nạn giao thông (nếu không bị bất ngờ), theo phản xạ, họ thường cố gắng né hạn chế tổn thương, nhưng với những trường hợp sử dụng rượu bia thì mất khả năng kiểm soát, không làm chủ được hành vi…, vì thế các chấn thương thường rất nặng, không chỉ tổn thương một cơ quan mà thường là đa cơ quan”, BS Lương Văn Chương phân tích.
“Chúng tôi từng tiếp nhận những trường hợp tử vong ngay tại Khoa, đặc biệt nhiều trường hợp chết trên đường đưa đến viện. Đây thực sự là cú sốc với những người thân của nạn nhân”, Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Xanh Pôn chia sẻ.
Với những trường hợp may mắn thoát khỏi lưỡi hái tử thần, theo BS Lương Văn Chương, di chứng để lại cũng rất nặng nề: Nhẹ thì cụt chân, cụt tay; nặng thì ảnh hưởng trí não (động kinh, thần kinh không bình thường), thậm chí có người thì sống thực vật …
Bệnh tật, tai nạn là điều không nói trước, nhưng với tai nạn giao thông nói chung, đặc biệt do rượu bia nói riêng, quan điểm của BS Chương là có thể phòng ngừa. Hơn lúc nào hết, ông mong mình “được thất nghiệp”, không còn phải huy động tổng lực cho những ca đa chấn thương từ tai nạn giao thông.
Để làm được điều này, BS Chương mong muốn người dân nên có trách nhiệm với bản thân, với gia đình, cộng đồng khi tham gia giao thông bằng cách thực hiện nghiêm luật An toàn giao thông, đã uống rượu bia thì không lái xe.
“Đề nghị các cơ quan chuyên ngành siết lại việc giám sát sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông, tăng cường tuyên truyền ý thức tham gia giao thông làm sao để người dân hiểu không được phép lái xe khi đã sử dụng rượu bia”, BS Lương Văn Chương bày tỏ.
Bệnh nhân bị dập nát vai do tông vào đuôi xe tải
Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng hôn mê, sốc mất máu, suy hô hấp nặng.
Chiều 11/1, thạc sĩ, bác sĩ Phan Thanh Thái, Phó khoa Ngoại Lồng ngực mạch máu, Bệnh viện quận Thủ Đức (TP.HCM), cho biết đơn vị này vừa phẫu thuật cứu bệnh nhân N.C.N. (30 tuổi) bị tai nạn giao thông rất nặng.
Trước đó, anh N. lái xe và tông vào đuôi xe tải khiến phần vai phải dập nát hoàn toàn. Bệnh nhân mất nhiều máu và hôn mê. Anh được người xung quanh đưa vào cơ sở y tế để sơ cứu, cầm máu vết thương, sau đó chuyển đến Bệnh viện quận Thủ Đức.
Tại khoa Cấp cứu, các bác sĩ ghi nhận bệnh nhân bị sốc mất máu và suy hô hấp, mạch nhẹ khó bắt, huyết áp bằng 0. Các bác sĩ lập tức đặt nội khí quản, bóp bóng giúp duy trì đường thở cho người bệnh và kích hoạt báo động đỏ toàn viện. Bệnh nhân được chuyển đến phòng mổ ngay lập tức.
Bệnh nhân giữ được tính mạng sau tai nạn nghiêm trọng. Ảnh: BVCC .
Trong vòng 15 phút, các bác sĩ chuyên khoa Ngoại Lồng ngực mạch máu, Ngoại Thần kinh, Chấn thương chỉnh hình, Gây mê hồi sức đã tập hợp tại phòng mổ.
Bác sĩ Phan Thanh Thái, Phó khoa Ngoại Lồng ngực mạch máu, phẫu thuật viên chính, cho biết: "Chúng tôi tiến hành mở ngực người bệnh, cưa xương ức và ghi nhận các tổn thương như dập, tắc nghẽn động mạch dưới đòn, đứt lìa tĩnh mạch cảnh trong và ngoài, đứt bán phần cơ ức đòn chủm, đứt cơ thang và nhiều nhánh thần kinh của đám rối thần kinh cánh tay. Bệnh nhân mất rất nhiều máu. Để cứu người bệnh, cách duy nhất là phẫu thuật kiểm soát ra máu ở các vùng tổn thương này".
Sau 3 giờ, các bác sĩ đã tái thông động mạch dưới đòn, cắt bỏ đoạn dập để thay bằng mạch máu nhân tạo, khâu nối tĩnh mạch cảnh trong, các nhánh dây thần kinh và cơ.
Trong khi mổ, người bệnh được truyền 6 đơn vị hồng cầu lắng, 6 đơn vị huyết tương tươi đông lạnh. Hiện tại, người đàn ông hồi phục sức khỏe và có thể xuất viện trong vài ngày tới.
Tê bì toàn bộ chân tay chỉ vì hít bóng cười Các bác sĩ ở Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn vừa tiếp nhận một nam thanh niên bị yếu tứ chi vì hút 3 quả bóng cười mỗi ngày. Giới trẻ hít bóng cười (Ảnh minh hoạ) BS. Lương Văn Chương - Khoa Cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Xanh pôn - cho biết: Nam thanh niên 20 tuổi vào viện trong tình...