Tai nạn do đường xấu sẽ được bồi thường
“Khi người dân đóng phí mà xảy ra tai nạn, nếu xác định được nguyên nhân do bên nào, bên đó sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường” – ông Nguyễn Hồng Trường, Thứ trưởng Bộ GTVT cho biết.
15 năm nữa sẽ không còn đường xấu
PV: – Theo Nghị định, đóng phí bảo trì đường bộ là nhằm bảo trì đường bộ. Vậy, Bộ có biện pháp gì để cam kết trách nhiệm của mình khi người dân đã đóng tiền sẽ được hưởng lại một dịch vụ tương ứng? Nên chăng có một quy định cụ thể để Bộ cam kết trách nhiệm với người dân?
Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường: Trên thực tế việc duy tu, sửa chữa đường bộ vẫn được thực hiện thường xuyên, liên tục từ nguồn thu phí đường bộ từ các trạm thu phí cũng như nguồn ngân sách nhà nước.
Sau khi triển khai thu phí trực tiếp từ đầu phương tiện, nguồn tiền tăng lên thì sẽ có cơ sở đầu tư nhiều hơn cho công tác duy tu, bảo dưỡng. Tôi tin chắc rằng, trong thời gian tới chất lượng đường xá sẽ được cải thiện.
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường
- Theo tính toán, với trên 36 triệu phương tiện phải nộp phí, mỗi năm số tiền thu được dự kiến khoảng 6.800 tỉ đồng với ô tô tiền thu được từ 50% số xe gắn máy đã đăng ký khoảng 2.400 tỉ đồng.
Xin Thứ trưởng cho biết, với số tiền này, Bộ sẽ cần thời gian 5 năm, 10 năm, hay 20 năm nữa để khẳng định giao thông Việt Nam sẽ nói lời “đoạn tuyệt” với ổ gà, ngập úng, kém chất lượng, thưa ông?
Theo tính toán của Bộ GTVT trong vòng từ 10-15 năm tới cái quỹ thu được sẽ đáp ứng được công tác duy tu, sữa chữa đường xá, giao thông mà không cần phải dùng đến ngân sách nhà nước. Điều đó đồng nghĩa với việc người dân sẽ không phải lưu thông trên những con đường xấu.
Tai nạn do bên nào, bên đó chịu trách nhiệm
- Bộ Tư Pháp cho rằng, khi người dân đã đóng phí đường bộ mà xảy ra tai nạn do đường xấu thì Bộ GTVT cần phải bồi thường và có trách nhiệm. Ông có ủng hộ quan điểm đó không? Nếu quy trách nhiệm như vậy, ông có biện pháp gì để phân biệt được tai nạn do chất lượng đường hay do ý thức của người tham gia giao thông mà bồi thường, thưa ông?
Theo tôi, xác định nguyên nhân tai nạn là rất khó, bởi tai nạn là do nhiều yếu tố chứ không riêng gì chất lượng đường xá.
Tuy nhiên, khi phân tích các nguyên nhân nếu xác định tai nạn là do đường xá, ý thức hay do lỗi kỹ thuật nguyên nhân do bên nào, bên đó sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường.
Khi đã đóng phí người dân sẽ được hưởng lại một dịch vụ tương ứng
Video đang HOT
- Theo điều 2, Pháp lệnh số 38/2001/PL-UBTYQH10 ngày 28/8/2001 của Quốc hội về phí và lệ phí có quy định: “Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả khi được một tổ chức, cá nhân khác cung cấp dịch vụ”.
Thứ trưởng suy nghĩ gì trước câu hỏi: Chất lượng, dịch vụ giao thông xấu như vậy tại sao lại được thu phí?
Tôi được biết, Quỹ bảo trì đường bộ đã được Quốc hội thông qua. Tại điều 49, Luật giao thông đường bộ đã quy định rất rõ: Quỹ bảo trì đường bộ được hình thành từ các nguồn ngân sách nhà nước phân bổ hàng năm Thu từ các nguồn thu liên quan đến sử dụng đường bộ và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, trong những năm qua, quỹ bảo trì đường bộ hình thành dựa trên những trạm thu phí thì số tiền thu được là rất thấp, mới chỉ đáp ứng được 30% yêu cầu của thực tiễn.
Giờ chuyển đổi sang thu trực tiếp bổ đầu xe thì số tiền dự tính sẽ đáp ứng được khoảng 70%, còn lại ngân sách nhà nước phải hỗ trợ tiếp 30% nữa.
Căn cứ vào thông tư 197 Bộ tài chính ban hành, quỹ này được chia cho quỹ bảo trì trung ương là 65%, địa phương 35%. Trên cơ sở đó Hội đồng quỹ trung ương sẽ tham mưu cho hai bộ để phân bổ quỹ này cho hiệu quả.
Như vậy, khi người dân đóng phí, có tiền chắc chắn sẽ được hưởng một dịch vụ tốt hơn.
Về vấn đề làm sao phân biệt được phí với thuế để xử phạt, tôi giải thích như sau: Thuế là khoản thu được quy định rất rõ ràng dựa trên phần trăm thu nhập, kinh doanh cụ thể. Phí là tỉ lệ đóng góp rất nhỏ, trên cơ sở đó dùng làm nguồn quỹ để tăng cường, cung cấp thêm những dịch vụ mà mình được hưởng.
Trước đây, cũng có quy định phí tự nguyện và phí bắt buộc nhưng bây giờ phí là bắt buộc ví dụ như: phí bảo hiểm xe máy, phí bảo hiểm y tế giờ cũng là bắt buộc.
Xe biển xanh cũng thu phí như biển trắng
- Xin Thứ trưởng cho biết, việc thu phí theo đầu xe như vậy có hợp lý không, đối với những xe chạy ít hay nhiều hoặc thậm chí không chạy vẫn phải đóng phí? Làm sao phân biệt giữa phí và thuế để quyết định xử phạt, thưa ông?
Tôi nghĩ, trong quá trình thực hiện Quỹ bảo trì đường bộ, Bộ GTVT, Bộ Tài chính cũng đã căn cứ vào điều kiện kinh tế, thu nhập của người dân để đưa ra mức hợp lý.
Theo quy định, với xe máy mức thu là từ 50-150 ngàn/xe/năm, tôi cho rằng đó là mức thu hợp lý và người dân có thể chấp nhận được. Tất nhiên, xét về mức độ đi ít đi nhiều nếu nói khách quan vẫn còn có chỗ chưa công bằng nhưng đã là người dân thì cũng cần có những đóng góp cho sự phát triển chung của xã hội.
Nếu lúc nào cũng đòi hỏi sòng phẳng như vậy thì rất khó để đưa ra được một giải pháp hài hòa tất cả.
- Ngày 1/1/2013, quy định thu phí bảo trì đường bộ với ô tô xe máy chính thức có hiệu lực. Tới thời điểm này, quỹ bảo trì cũng chính thức đi vào hoạt động. Xin ông nói rõ hơn về quỹ này để người dân hiểu rõ và tự nguyện đóng phí chứ không phải chờ đến chế tài xử phạt mới buộc phải thực hiện?
Theo tôi, phí bảo trì đường bộ đã được thực hiện từ nhiều năm nay, nhưng trước thời điểm 1/1/2013 phí này được thu thông qua các trạm thu phí trên các hệ thống quốc lộ.
Tuy nhiên, các trạm thu phí này chỉ đặt trên một số tuyến quốc lộ chưa triển khai đồng loạt. Để giảm chi phí thông qua việc thu trực tiếp qua trạm, cũng như giảm kinh phí đầu tư các trạm thu phí nên Bộ GTVT phối hợp cùng Bộ tài chính đề xuất hình thức thu trực tiếp trên đầu phương tiện thay vì thu qua trạm.
Đối với ô tô, việc thu phí được thực hiện thông qua các trạm đăng kiểm và đang thực hiện rất suôn sẻ. Mức thu từ 130.000 – 1.040.000.
Đối với mô tô, việc thu phí giao cho UBND các tỉnh thực hiện thông qua các tổ dân phố, phường xã dựa trên cơ sở bộ máy đó sẽ trực tiếp thu phí này.
Hiện nay, theo quy định đối với xe máy, mức phí từ 50-150ngàn/xe/năm. Số tiền cụ thể sẽ do HĐND các tỉnh quyết định.
Thời gian thu có thể chậm lại nhưng sẽ truy thu.
- Với các xe công biển xanh thì nộp phí thế nào, mức phí là bao nhiêu (trong Thông tư 197 của Bộ Tài chính không có quy định riêng cho nhóm đối tượng này), thưa ông? Thứ trưởng có thể nói rõ, số lượng xe xanh hiện nay là bao nhiêu?
Đối với xe biển xanh hay biển trắng mức thu phí cũng là như nhau.
Xin chân thành cám ơn Thứ trưởng!
TS Lê Hồng Sơn – Cục trưởng Cục kiểm tra văn bản QPPL, Bộ Tư Pháp: Đã thu và xây dựng quỹ bảo trì đường bộ từ chủ phương tiện thì đương nhiên phải xác định rõ ràng minh bạch, đầy đủ trách nhiệm của việc sử dụng quỹ trong việc duy tu, bảo trì đường bộ.
Làm sao để trong một thời gian hợp lý, người đóng phí có quyền đòi hỏi được sử dụng những đường bộ thông thuận, đạt chuẩn không còn ổ voi, ổ gà và những đoạn đường hư hỏng, lầy lội. Đây là trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền sử dụng quỹ bảo trì đường bộ.
Thời gian tới, cần phải lưu ý trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu đường bộ không đạt chuẩn là nguyên nhân gây thiệt hại về tính mạng, tài sản cho công dân. Tuy nhiên, tôi cho rằng cũng cần phải có một thời gian hợp lý.
Theo 24h
Phí sử dụng đường bộ: Tạm "ghi nợ" xe máy
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường khẳng định: Từ đầu năm 2013 bắt đầu thu phí sử dụng đường bộ.
Xe máy tạm thời chưa phải đóng phí
Theo đó, trừ ô tô của lực lượng quốc phòng, công an và xe nước ngoài tạm nhập lưu hành tại Việt Nam, các loại xe ô tô, máy kéo; rơmoóc, sơmi rơmoóc được kéo bởi ô tô, máy kéo (gọi chung là ô tô) và mô tô hai, ba bánh, xe máy (gọi chung là xe máy) đều phải đóng phí.
"Nắm" ô tô trước
Theo Thông tư 197/2012 của Bộ Tài chính, mức phí ô tô phải nộp mỗi năm dao động từ 1,56 triệu đồng (xe dưới 10 chỗ, không kinh doanh) đến 12,48 triệu đồng (xe tải, ô tô chuyên dùng từ 27 tấn trở lên). Chủ ô tô sẽ nộp phí khi đưa xe đi đăng kiểm.
Tuy tính theo năm nhưng chủ ô tô có thể đóng theo chu kỳ đăng kiểm của xe là ba - sáu - chín tháng hoặc một - hai năm hoặc 30 tháng. Sau khi đóng phí, ô tô được dán tem xác nhận thời gian tương ứng đã đóng phí. Ông Nguyễn Hồng Trường cho biết chủ ô tô còn có thể đóng theo tháng nhưng phải có hợp đồng ràng buộc với cơ quan đăng kiểm và chịu chế tài nếu chậm nộp.
Có một số chủ xe khi biết tin từ ngày 1/1/2013 sẽ thu phí nên đã đưa xe đi kiểm định trước để "né". Tuy nhiên, Bộ GTVT khẳng định sẽ không để lọt các xe này. Cho nên với những xe mà kỳ đăng kiểm tiếp theo trong khoảng từ 1/1/2013 đến 31/12/2013, chủ xe vẫn phải nộp phí cho thời gian từ 1/1/2013 đến kỳ đăng kiểm tiếp theo. Nếu kỳ đăng kiểm tiếp theo sau ngày 31/12/2013 thì chậm nhất đến ngày 30/6/2013, chủ xe phải nộp phí cho cả năm 2013.
Theo quy định, nếu việc đăng kiểm xe sớm hoặc chậm hơn thời gian theo chu kỳ đăng kiểm, tiền phí sẽ được tính nối tiếp từ thời điểm cuối của khoảng thời gian đã nộp phí lần trước. Những chủ xe không nộp phí ở lần đăng kiểm trước vừa phải đóng phí cho chu kỳ tiếp theo, vừa bị truy thu số chưa nộp và bị phạt.
Tới đây, chủ ô tô sẽ nộp phí sử dụng đường bộ khi đưa xe đi đăng kiểm
Tạm "ghi nợ" xe máy
Do xe máy hiện chưa bị buộc đi đăng kiểm nên việc thu phí sử dụng đường bộ được tính theo năm. Cụ thể, với những xe có trước ngày 1/1/2013 thì trong tháng 1/2013, chủ xe phải kê khai, nộp phí cho cả năm. Kể từ sau ngày 1/1/2013, những xe có thời điểm phát sinh từ 1/1 đến 30-6 hằng năm thì chậm nhất vào ngày 31/7 chủ xe phải khai và nộp 1/2 mức thu của cả năm. Trường hợp xe phát sinh từ 1/7 đến 31/12 hằng năm thì chủ xe phải khai, nộp phí vào tháng 1 năm sau. Khi đóng phí, người dân được cấp biên lai theo mẫu.
Theo quy định, mức thu đối với xe máy dao động từ 50.000 đến 150.000 đồng. Căn cứ vào khung trên, từng tỉnh, thành sẽ ban hành mức phí cụ thể tùy theo tình hình địa phương. UBND cấp xã sẽ hướng dẫn, yêu cầu tổ dân phố đến từng nhà người dân để phát phiếu (theo mẫu) để người dân kê khai số xe, loại xe rồi thu phí.
Đáng chú ý, để ban hành mức phí cụ thể, các UBND cấp tỉnh phải trình, đề nghị HĐND cùng cấp thông qua. Trong khi hiện nay, kỳ họp HĐND cấp tỉnh ở hầu hết các địa phương đã trôi qua. Do vậy, ít nhất phải đến giữa năm 2013 các tỉnh, thành mới ban hành mức phí và bắt đầu thu.
"Sau khi có mức thu, người sử dụng xe máy sẽ phải đóng phí cho cả năm 2013 chứ không phải tính từ ngày ban hành mức thu cụ thể ấy" - ông Trường khẳng định.
1. Mức thu phí đối với ô tô
2. Mức thu phí đối với xe máy
Bộ Tài chính vừa có công văn hỏa tốc yêu cầu UBND các tỉnh, thành sớm thu phí sử dụng đường bộ đối với xe máy. Bộ này đề nghị các địa phương sớm hoàn chỉnh phương án thu, mức thu, tỉ lệ trích lại cho đơn vị thu phí. Sau đó, UBND cấp tỉnh phải trình phương án thu phí lên HĐND cùng cấp thông qua vào kỳ họp gần nhất.
Trên cơ sở nghị quyết của HĐND, UBND cấp tỉnh ra ngay quyết định về mức thu phí, tỉ lệ trích lại và yêu cầu xã, phường, thị trấn "ra quân" thu, nộp phí, lập hồ sơ quản lý số xe máy ở địa phương làm cơ sở cho việc quản lý thu, nộp phí cho các năm sau.
Theo xahoi
Nghèo mức nào được miễn phí đường? Khi bị CSGT kiểm tra, ngoài các loại giấy tờ, có phải xuất trình thêm giấy chứng nhận hộ nghèo mới không bị phạt lỗi "không mua hoặc nộp phí cho phương tiện khi tham gia giao thông theo quy định"? Liên quan quy định nộp "phí sử dụng đường bộ" từ đầu năm tới, theo Thông tư của Bộ Tài chính, xe...