Tai mắt giúp AH-64E diệt mục tiêu xa 100km
Trang Def Post cho biết, hãng Boeing vừa bàn giao trực thăng AH-64E Guardian thứ 500 cho khách hàng và tiết lộ một số tính năng đặc biệt của máy bay này.
Theo nhà sản xuất Mỹ, với số lượng 500 chiếc phục vụ trong Lục quân Mỹ và quân đội các quốc gia khác trên thế giới, AH-64E Guardian đã chứng minh được độ tin cậy và khả năng đáp ứng nhiệm vụ đa dạng của mình với nhiều khác hàng và trong những môi trường tác chiến khác nhau.
AH-64E Guardian có thể dễ dàng phối hợp với UAV.
Trang bị tiêu chuẩn của AH-64E Guardian là khẩu súng máy M230 30mm điều khiển tích hợp qua mũ phi công và rocket Hydra 70. Tùy vào nhiệm vụ, máy bay có thể trang bị thêm tên lửa Hellfire, Stinger hay Sidewinder.
AH-64E chính là mối hiểm họa đối với bộ binh và các phương tiện cơ giới của đối phương trong mọi điều kiện thời tiết, bất kể ngày đêm.
Đặc biệt, dòng trực thăng này còn được tích hợp hệ thống Hợp tác có người lái và không người lái (MUM-T) cho phép trực thăng xác định và tấn công các mục tiêu của đối phương ở khoảng lên đến 100km nhờ vào phân tích hình ảnh được cung cấp từ các cảm biến của các UAV.
Video đang HOT
“Các hoạt động của MUM-T được thực hiện bằng một giao thức truyền dữ liệu hình ảnh chuẩn hóa giữa các nền tảng khác nhau.
Phi công trực thăng có thể kiểm soát các cảm biến của mạng lưới máy bay không người lái, nhận và truyền hình ảnh trực tuyến theo thời gian thực và điều khiển các UAV đó.
Đây là những tính năng mà không một dòng trực thăng tấn công nào trên thế giới sở hữu, kể cả trực thăng của Nga”, nhà sản xuất Boeing cho biết.
Ngoài ra, hiện Trung tâm Nghiên cứu và phát triển kỹ thuật Không quân Mỹ đang nỗ lực nâng cao khả năng chia sẻ thông tin để có thể nhanh chóng định vị và nhắm bắn mục tiêu.
Hệ thống điều khiển giám sát để tối ưu khả năng xác định vị trí cho người chỉ huy (SCORCH) là một bước tiến dài.
“SCORCH bao gồm các UAV tự hành thông minh và một giao diện người dùng hợp nhất cho phép phi hành đoàn điều khiển đồng thời 3 UAV một cách hiệu quả”, Tiến sĩ Grant Taylor, giám đốc chương trình Phát triển kỹ thuật Hàng không của quân đội cho biết.
Công nghệ hiệp đồng tác chiến mới nhất, còn gọi là “Thỏa thuận tác chiến mức độ 4″ đã được sử dụng rất thành công trên chiến trường Afghanistan 229 lần bởi một tiểu đoàn trực thăng trinh sát tấn công.
Hệ thống này cho phép các trực thăng AH-64E và cả trực thăng khác được trang bị kiểm soát đường bay và khả năng của các cảm biến của các máy bay không người lái và tung ra những đòn đánh đối đất và đánh chặn chính xác gần như tuyệt đối.
Đan Nguyên
Philippines muốn mua hệ thống tên lửa HIMARS của Mỹ triển khai ở biển Đông?
Mỹ và Philippines đang thảo luận về việc quân đội Philippines có nên mua Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao (HIMARS), một bệ phóng tên lửa được Mỹ và các quốc gia khác sử dụng hay không, theo South China Morning Post.
Hệ thống HIMARS của quân đội Mỹ
HIMARS là phiên bản sáu nòng nhẹ hơn, cơ động hơn của hệ thống tên lửa đa năng M270 của lục quân Mỹ. Nó có thể phóng rocket trong tầm bắn 70 km và tên lửa đạn đạo dẫn đường GPS tới 300 km.
Tuy nhiên, đối với Philippines, tiền là một trở ngại. Hai bên đã không thể đạt được thỏa thuận vì HIMARS có thể quá đắt đối với Manila do ngân sách quốc phòng eo hẹp.
Chính xác thì HIMARS có giá bao nhiêu? Nhà sản xuất Lockheed Martin từ chối đưa ra chi phí, thay vào đó, chuyển đề nghị này đến Bộ Tư lệnh tên lửa và hàng không quân đội Mỹ, nơi không trả lời các câu hỏi từ National Interest.
Một số nguồn tin nói một tên lửa dẫn đường HIMARS có giá 100.000 - 200.000 USD. Một manh mối khác là Ba Lan gần đây đã ký hợp đồng trị giá 414 triệu USD cho 18 bệ phóng cộng với hỗ trợ và đào tạo. Với chi phí quốc phòng Philippines 2019 chỉ ở mức 3,4 tỷ USD, một hợp đồng mua HIMARS lớn sẽ gây căng thẳng ngân sách.
Tuy nhiên, HIMARS vẫn là một lựa chọn rẻ hơn so với một tên lửa hành trình Tomahawk trị giá 1,4 triệu USD. Và Philippines đã có cơ hội thử qua "hương vị" của HIMARS. Thủy quân lục chiến Mỹ đã triển khai vũ khí này vào năm 2016 trong cuộc tập trận chung Balikatan.
Collin Koh Swee Lean, nhà phân tích quốc phòng Singapore, nói với tờ South China Morning Post địa điểm triển khai hệ thống HIMARS: tỉnh Palawan ở Philippines. Từ Palawan, HIMARS có thể phóng tên lửa ở tầm bắn tối đa để đánh vào đảo nhân tạo Trung Quốc cải tạo trái phép trên biển Đông.
HIMARS rẻ hơn so với các vũ khí khác khiến nó hấp dẫn. Ý tưởng mua các hệ thống HIMARS có thể là một trong số ít lựa chọn khả thi để đối chọi với các đảo nhân tạo của Trung Quốc và các hành động ngày càng khiêu khích ở biển Đông, ông Jay Batongbacal, giám đốc viện Các vấn đề hàng hải và luật biển có trụ sở tại Philippines, nói.
Tuy nhiên, Batongbacal nói với tờ The National Interest rằng việc mua bán có lẽ sẽ không diễn ra sớm và Manila khó có khả năng mua HIMARS với số lượng đáng kể, vì e ngại phản ứng từ Trung Quốc.
ANH MINH
Không quân Mỹ muốn thay thế UAV MQ-9 Reaper Trang tin Military.com trích lời một quan chức cấp cao của Không quân Mỹ mới đây cho biết, lực lượng này đang lên kế hoạch thay thế các phi đội máy bay không người lái (UAV) MQ-9 Reaper của họ bằng một dòng UAV mới đáp ứng tốt hơn yêu cầu về tác chiến. Theo đó, Không quân Mỹ dự định sẽ sớm...