Tài liệu rò rỉ cho thấy EU chưa thể áp giá trần khí đốt Nga
Theo một tài liệu bị rò rỉ, giới chức Liên minh châu Âu (EU) sẽ từ bỏ kế hoạch áp giá trần với khí đốt Nga, nhưng đẩy mạnh áp thuế đối với lợi nhuận của các công ty năng lượng.
Cuộc họp Bộ trưởng Năng lượng 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) ở Brussels, Bỉ, ngày 9/9. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo tờ The Guardian, dự thảo quy định về “công cụ khẩn cấp liên quan điện” không có giới hạn giá trần đối với khí đốt Nga cũng như đối với khí đốt nhập khẩu. Nguyên nhân là các quốc gia thành viên không nhất trí được về các biện pháp này vào tuần trước.
EU dự kiến đánh thuế lợi nhuận của các công ty sử dụng nhiên liệu hóa thạch, đồng thời áp mức trần doanh thu với các nhà sản xuất điện phát thải carbon thấp.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen dự kiến công bố kế hoạch của châu Âu về việc đối phó với giá điện tăng cao khi bà đọc thông điệp liên minh hàng năm vào ngày 14/9.
Video đang HOT
Văn bản cuối cùng vẫn có thể thay đổi, nhưng dự thảo cho thấy Ủy ban châu Âu cho rằng không thể giành được sự ủng hộ của toàn bộ thành viên EU về việc áp giá trần với khí đốt Nga.
Các quốc gia thành viên EU như Hungary, Slovakia và Áo vốn nhập khẩu một lượng lớn khí đốt từ Nga, đã lên tiếng phản đối áp giá trần khí đốt Nga vì họ lo ngại Điện Kremlin sẽ ngừng toàn bộ hoạt động cung cấp khí đốt, khiến các đất nước trên rơi vào suy thoái. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cảnh báo sẽ ngừng xuất khẩu năng lượng sang châu Âu nếu châu Âu nhất trí thực hiện kế hoạch như vậy.
Khoảng 10 quốc gia, trong đó có cả Pháp và Ba Lan, muốn áp dụng trần giá đối với tất cả khí đốt nhập khẩu mà họ coi là cách tốt hơn để hạn chế giá tăng cao. Ủy ban châu Âu không hào hứng với ý tưởng này vì lo ngại EU sẽ không thể theo kịp các nước sẵn sàng trả nhiều tiền hơn để mua khí tự nhiên hóa lỏng trên thị trường cạnh tranh cao.
Hà Lan và Đan Mạch lo lắng về kế hoạch áp giá trần, còn Đức lo ngại mức trần giá khí đốt Nga sẽ gây chia rẽ.
Trụ sở Liên minh châu Âu nơi diễn ra cuộc họp Bộ trưởng Năng lượng 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) ở Brussels, Bỉ ngày 9/9. Ảnh: AFP/TTXVN
Khi các quốc gia thành viên bị chia rẽ, Ủy ban châu Âu đang theo đuổi các biện pháp mà có thể đoàn kết 27 thành viên. Các chính phủ EU phần lớn ủng hộ áp trần giá điện được sản xuất từ các nguồn phát thải ít carbon, chẳng hạn như năng lượng tái tạo hoặc hạt nhân, sau đó sử dụng các khoản tiền này hỗ trợ các hộ gia đình và doanh nghiệp dễ bị tổn thương.
Các công ty dầu khí sẽ phải trả một loại thuế lợi nhuận riêng. Trong tài liệu bị rò rỉ, Ủy ban châu Âu ước tính rằng lợi nhuận của các công ty dầu khí và than đá sẽ tăng gấp 5 lần vào năm 2022. Những khoản lợi nhuận thặng dư và bất ngờ này không phải là nhờ lựa chọn kinh tế hoặc khoản đầu tư nào, mà là nhờ những diễn biến không thể đoán trước trên thị trường năng lượng sau cuộc xung đột ở Ukraine. Không có đề xuất về mức thuế lợi nhuận trong văn bản nói trên.
Ủy ban châu Âu cũng kêu gọi các quốc gia thành viên EU nhất trí về một mục tiêu ràng buộc để giảm sử dụng điện trong giờ cao điểm, mặc dù chưa đưa ra đề xuất con số nào.
Châu Âu đã phải vất vả đối phó với giá khí đốt tăng vọt ngay cả trước cuộc xung đột ở Ukraine. Những hạn chế về nguồn cung cộng với mùa hè khô hạn kỷ lục năm 2022 đã đẩy nhu cầu dùng điều hòa không khí tăng cao, đồng thời giảm lượng thủy điện từ các con sông và hồ chứa. Thêm vào đó, một nửa trong số các lò phản ứng hạt nhân lâu năm của Pháp đã buộc phải ngừng hoạt động vì các vấn đề an toàn, khiến nước này không thể thực hiện vai trò truyền thống là xuất khẩu điện cho các nước láng giềng.
Sẵn sàng giải pháp thay thế khí đốt Nga, Đức khẳng định quyết tâm vượt qua khủng hoảng
Thủ tướng Đức Olaf Scholz ngày 10/9 khẳng định nước này sẽ vượt qua cuộc khủng hoảng năng lượng.
Cơ sở nhận và chuyển khí đốt thuộc dự án Dòng chảy phương Bắc 1 ở Lubmin, Đức ngày 30/8/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, trong một thông điệp ngắn gửi tới người dân Đức, Thủ tướng Scholzs nêu rõ Đức đã chuẩn bị các giải pháp thay thế cho khí đốt của Nga, như xây dựng các cơ sở tiếp nhận khí hóa lỏng (LNG) ở bờ biển phía Bắc nước Đức để nhập khẩu khí lỏng; tích cực triển khai các biện pháp tiết kiệm khí đốt; kéo dài hoạt động của các nhà máy điện than; nghiên cứu kéo dài hoạt động của các nhà máy điện hạt nhân còn lại nếu cần thiết; cung cấp các gói hỗ trợ toàn diện cho người dân và doanh nghiệp.
Thủ tướng Scholz kêu gọi người dân cùng chung tay để vượt qua khủng hoảng, đồng thời khẳng định nước Đức sẽ vượt qua cuộc khủng hoảng năng lượng.
Theo thông báo của Bộ Kinh tế và Bảo vệ khí hậu Đức, các cơ sở lưu trữ khí đốt của nước này hiện đã được lấp đầy khoảng 87%, đồng thời mỗi ngày khối lượng dự trữ tăng thêm khoảng 0,5%. Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Bảo vệ khí hậu Đức khẳng định nước này sẽ đạt mục tiêu dự trữ 95% vào ngày 1/11 tới.
Quan chức Nga cảnh báo giá khí đốt châu Âu có thể đạt 5.000 euro/1.000m3 Ngày 28/8, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia Nga Dmitry Medvedev cảnh báo giá khí đốt ở châu Âu có thể đạt 5.000 euro/1.000 m3 trên thị trường giao ngay rồi mới có xu hướng giảm. Ảnh minh họa: AP "Gửi đến các nguyên thủ quốc gia và chính phủ của các nước thuộc Liên minh châu Âu, liên quan...