Tài liệu quan trọng cần xem trước khi đầu tư vào các dự án tiền số
Sách trắng giúp nhà đầu tư tổng hợp thông tin về dự án. Tuy vậy, những dự án lừa đảo vẫn có thể “vẽ vời” lộ trình nhưng không làm đúng công bố.
Whitepaper (sách trắng) được xem là một trong những yếu tố giúp nhà đầu tư chọn lựa dự án. Tuy vậy, chuyên gia nhận định người dùng nên tìm hiểu và xác minh thông tin từ nhiều nguồn trước khi đầu tư.
Whitepaper là gì?
Whitepaper (sách trắng) được hiểu là một sổ thông tin về tổng quan của một dự án tiền số. Sách trắng sẽ giải thích những công nghệ, lộ trình phát triển nhằm mang đến cho người dùng quyết định đầu tư vào loại tiền số của dự án.
Whitepaper thường được nhiều người dùng tham khảo trước khi tham gia đầu tư vào một dự án bất kỳ.
Cụ thể, trong whitepaper, đội ngũ phát triển thường đề cập đến định nghĩa, lý do phát hành dự án, cơ chế hoạt động, lộ trình và các quỹ đầu tư đứng sau. Theo CoinMarketCap, sản xuất whitepaper là bước quan trọng để một dự án tiền số được công nhận.
Đồng thời, sách trắng còn giúp nhà đầu tư dễ dàng so sánh một dự án với các đối thủ cạnh tranh trong cùng lĩnh vực. Một trong những whitepaper nổi tiếng nhất là Bitcoin, hệ thống tiền mã hóa ngang hàng, được phát hành bởi Satoshi Nakamoto vào năm 2008.
Trong sách trắng của đồng Bitcoin, đội ngũ phát triển mô tả cách đồng tiền số này hoạt động trên mạng lưới, và thuật toán của đồng tiền này. Tuy vậy, một dự án tiền số vẫn có thể thay đổi whitepaper trong quá trình phát triển.
Trả lời PV, chuyên gia tiền mã hóa Nguyễn Hoàng Hưng cho biết ý tưởng về dự án có thể liên tục thay đổi để đáp ứng kịp với những thay đổi của thị trường.
“Người dùng chỉ nên xem sách trắng để tham khảo, các thông tin chỉ đúng vào thời điểm đó. Đồng thời, đội ngũ phát triển có thể dễ dàng sửa đổi whitepaper dựa trên nhu cầu thực tế của thị trường, hoặc thực lực của họ”, ông Hưng chia sẻ.
Đừng quá tin vào whitepaper
Gần đây, thị trường tiền số xuất hiện nhiều dự án lừa đảo, “bánh vẽ” whitepaper. Những dự án thiếu minh bạch gần đây có thể kể đến như CryptoBike hay Zuki Moba.
Video đang HOT
Với CryptoBike, tựa game này công bố trên sách trắng đội ngũ đứng sau là lập trình viên của Mỹ. Nhưng thực tế, trò chơi được phát triển bởi một nhóm người Việt trong vòng một tháng.
Vào cuối tháng 12/2021, Zuki Moba, trò chơi được đánh giá cao về chất lượng đồ họa và lối chơi, được streamer ViruSs (Đặng Tiến Hoàng) nhiều lần quảng bá, giới thiệu lộ những dấu hiệu bất thường trong vận hành.
Được quảng cáo là lối chơi được lấy cảm hứng từ trò ném tuyết của Nhật Bản, thực tế Zuki Moba là bản “Việt hóa”, tích hợp thêm yếu tố NFT, blockchain để kiếm tiền của trò chơi PoPoWar đến từ Trung Quốc. Dự án có cách quản lý token bất thường với 95% lượng tiền số của trò chơi không bị khóa, có thể bị bán tháo bất kỳ lúc nào.
Bên cạnh đó, roadmap (lộ trình phát triển) của Zuki Moba cũng bị chỉnh sửa mà không được thông báo công khai. Dự án nhiều lần trễ hẹn thời gian ra mắt các công cụ, tính năng trong trò chơi dù game đã có sẵn.
Tựa game Zuki Moba được ViruSs quảng cáo có nhiều dấu hiệu bất thường.
Theo ông Hưng, tuy sách trắng là một yếu tố giúp người dùng tìm hiểu về một dự án nhưng người dùng không nên quá tin vào whitepaper.
“Hiện tại, sách trắng không còn quá quan trọng, đây chỉ là một trong những yếu tố để nhà đầu tư tham khảo dự án. Lý do là các dự án được ‘vẽ’ ra rất dễ trên giấy nhưng không làm đúng như công bố. Ngoài sách trắng người dùng cần tham khảo nhiều yếu tố như danh tính, kinh nghiệm của đội ngũ phát triển và các quỹ hậu thuẫn”, ông Hưng cho biết.
Đồng quan điểm, quản trị viên của cộng đồng đầu tư tiền mã hóa tại TP.HCM, ông Đào Hoàng Vạn Lý cho rằng các yếu tố trên là những điểm sáng giúp nhà đầu tư có thể chọn lựa dự án.
“Về danh tính của đội ngũ phát triển, người dùng cần xác minh thông tin qua các nền tảng mạng xã hội như Twitter hay Facebook. Với các quỹ hậu thuẫn, người dùng có thể kiểm chứng thông qua những bài đăng trên Twitter chính thức của các quỹ đó. Hoạt động thường thấy là những bài retweet về dự án mà quỹ đó đã rót vốn vào”, ông Lý trả lời PV.
Người nổi tiếng quảng bá gian dối về tiền mã hóa có thể bị phạt nặng
Những người nổi tiếng quảng bá gian dối hoặc cho các dự án vi phạm có thể phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Gần đây, nhiều nhà đầu tư mất tiền vì tham gia vào các dự án game blockchain được người có sức ảnh hưởng quảng cáo. Gây xôn xao nhất là sự việc streamer ViruSs quảng cáo cho Zuki Moba, một trò chơi NFT có dấu hiệu bất thường. Trong hội nhóm đầu tư trên Telegram mà ViruSs quản lý, người này đưa ra mức giá mua vào đồng ZUKI (token dự án Zuki Moba) từ 0,2-0,3 USD.
Trả lời PV , luật sư Phan Vũ Tuấn, sáng lập công ty luật Phan Law, Phó chủ tịch Hội Sở hữu Trí tuệ TP.HCM cho rằng người quảng bá cho các dự án trò chơi NFT phải có trách nhiệm theo pháp luật khi đưa thông tin quảng cáo đến công chúng.
Người quảng bá dự án tiền số phải tuân thủ quy định pháp luật
Theo luật sư Tuấn, Luật Quảng cáo 2012 quy định bất kỳ hoạt động quảng cáo nào, không phải là tuyên truyền chính trị, thông tin cổ động thì đều thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này. Do đó, trên nguyên tắc, việc quảng bá dự án tiền số, GameFi cũng phải tuân thủ quy định của Luật Quảng cáo.
Bên cạnh đó, pháp luật hiện hành chưa có quy định cấm hoạt động quảng cáo tiền số, dự án GameFi. Đồng thời, trách nghiệm của người có sức ảnh hưởng khi quảng bá dự án tiền số cũng chưa được pháp luật quy định cụ thể.
Streamer ViruSs từng quảng bá cho dự án Zuki Moba.
"Tuy nhiên, khi người nổi tiếng quảng cáo, tùy trường hợp cụ thể mà họ có thể được xem là người kinh doanh dịch vụ quảng cáo hoặc người chuyển tải sản phẩm quảng cáo. Do đó, những cá nhân này có nghĩa vụ tương ứng theo quy định của pháp luật", luật sư Phan Vũ Tuấn cho biết.
Theo ông Tuấn, điểm b,c, khoản 2, Điều 13 Luật Quảng cáo 2012 quy định người quảng cáo có nghĩa vụ kiểm tra tài liệu liên quan đến điều kiện quảng cáo của tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cần quảng cáo. Đồng thời, người này phải chịu trách nhiệm về sản phẩm quảng cáo do mình trực tiếp thực hiện.
"Mặc dù vậy, trong mọi trường hợp, một khi đã thực hiện hoạt động quảng cáo thì những cá nhân này đều không được thực hiện những hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo. Cụ thể là hành vi quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ", luật sư Phan Vũ Tuấn Trả lời PV .
Ngoài ra, hoạt động đầu tư dự án tiền số, GameFi đang phổ biến, người tham gia cần tuân thủ các điều kiện, nguyên tắc đầu tư và lường trước rủi ro nếu có. Tuy nhiên, luật sư Tuấn cho rằng nếu nhà đầu tư mất tiền do lỗi của chủ dự án, có dấu hiệu lừa đảo, họ sẽ được pháp luật bảo vệ.
Theo đó, người nổi tiếng giới thiệu, quảng bá cho các dự án vi phạm cũng phải chịu trách nhiệm với pháp luật. Khung hình phạt tối đa cho cá nhân có hành vi quảng cáo gian dối có thể lên đến 100 triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến 3 năm.
Nếu nhà đầu tư mất tiền do lỗi của chủ dự án, có dấu hiệu lừa đảo, họ sẽ được pháp luật bảo vệ
Luật sư Phan Vũ Tuấn, đại diện Phan Law
Trước đó, một số quốc gia đã thắt chặt quy định về người nổi tiếng quảng cáo tài chính. Theo Bloomberg, hôm 8/11/2021, Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc (CSRC) đã gửi thông báo đến các công ty tài chính, cho biết những doanh nghiệp này không được phép thuê người nổi tiếng để quảng cáo, thu hút khách hàng mới. Theo thông báo trên, việc kêu gọi đầu tư thông qua phát trực tiếp cũng bị cấm.
Trao đổi với PV về vấn đề này, luật sư Phan Vũ Tuấn đề xuất pháp luật cần có quy định pháp lý rõ ràng hơn, có thể xem xét cấm những người nổi tiếng, cá nhân có sức ảnh hưởng trong xã hội tham gia quảng bá ở lĩnh vực tiền số.
"Nếu người nổi tiếng nào vi phạm có thể cấm sóng, cấm tham gia các chương trình trong một thời gian nhất định, phù hợp với quy định pháp luật và các quy tắc ứng xử liên quan", luật sư Tuấn chia sẻ.
Nhiều người nổi tiếng quảng bá cho coin rác
Tại Việt Nam, nhiều người nổi tiếng từng tham gia quảng cáo cho các dự án tiền số. Tối 11/5/2021, trang cá nhân của nhiều nghệ sĩ Việt Nam như Gin Tuấn Kiệt, Nam Thư, Lê Dương Bảo Lâm, Kiều Minh Tuấn, Ngọc Trinh đăng tải bài viết về Dogecoin cùng danh sách nhiều đồng tiền mã hóa. Đến sáng hôm sau, các bài đăng trên đồng loạt "bốc hơi".
Trên nhiều nhóm bàn luận về tiền mã hóa, các quản trị viên đã lên tiếng về những dấu hiệu nghi vấn của những bài viết này, đồng thời đưa ra nhận định việc xếp FXT Token ngang hàng với Dogecoin hay Shiba là khập khiễng.
Loại token được nhiều người nổi tiếng quảng bá có giá trị về 0.
Đến ngày 25/6/2021, Lion Group thông báo đóng cửa sàn giao dịch, FXTradingmarkets bằng một "tâm thư chia tay" và hứa hẹn sẽ trở lại. Đồng thời, giá của token FXT từng được các nghệ sĩ Việt quảng bá cũng dần giảm về 0.
Hồi tháng 8/2021, Khoa Pug cùng "ông hoàng kim cương" Johnny Dang quảng cáo cho token DBZ trong video của YouTuber người Việt. Ngay sau đó, giá đồng tiền số này lập đỉnh ở mốc 0,15 USD.
Tuy nhiên đến cuối tháng 11/2021, lùm xùm giữa Khoa Pug và Johnny Dang nổ ra, khiến giá đồng DBZ giảm mạnh. Theo dữ liệu của Coinmarketcap, token DBZ đang có giá 0,05 USD, chia 30 lần từ đỉnh.
Gần đây, token ZUKI của tựa game Zuki Moba do streamer ViruSs quảng bá cũng liên tục mất giá. Dự án có nhiều dấu hiệu bất thường như giống 100% trò chơi của Trung Quốc, không khóa 95% token, chỉnh sửa roadmap.
Theo dữ liệu từ CoinMarketCap, token ZUKI đang có giá 0,053 USD. So với đỉnh được xác lập cuối tháng 11, token này đã giảm hơn 17 lần. Nếu tham gia dự án theo mốc ViruSs mời chào, nhà đầu tư đã bị chia tài sản khoảng 6 lần.
Cơ chế kiểm soát token nhìn từ vụ CryptoBike Tokenomics là một trong những yếu tố giúp nhà đầu tư có thể lựa chọn dự án tiền số. Tuy nhiên, không phải lúc nào những cam kết này cũng đủ chặt chẽ, hoặc được thực hiện đúng. Tokenomics được hiểu là cơ chế kiểm soát nguồn cung của mỗi dự án tiền mã hóa. Khi có cơ chế tốt, dự án có...