Tái khởi động mạnh mẽ để kích cầu thị trường bất động sản
Sau thời điểm dịch theo các chuyên gia trong ngành, để kích cầu, các doanh nghiệp BĐS sẽ có những chương trình hành động quyết liệt để có khách hàng và quay trở lại thị trường trong thời gian sớm nhất.
Theo Hiệp hội BĐS Tp.HCM (HoREA), hiện nay, Chính phủ đã cho phép nới dần các biện pháp giãn cách xã hội, nhưng vẫn thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng chống đại dịch Covid-19 theo Chỉ thị 19/CT-TTg, thì ngay từ bây giờ, các doanh nghiệp phải nỗ lực chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện với tâm thế mới, tầm nhìn mới, để tái khởi động mạnh mẽ thị trường BĐS, tái khởi động các dự án, thực hiện các đợt khuyến mãi lớn, để tạo cú huých cho nền kinh tế và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và nhà đầu tư.
Quả thực, trong suốt thời gian dịch Covid-19 bùng phát, các doanh nghiệp địa ốc đã liên tục kích cầu bằng việc tăng khuyến mãi, ưu đãi mạnh tay hơn so với thời điểm trước đó. Đa số doanh nghiệp cho biết, sau dịch các chương trình ưu đãi vẫn tiếp tục được áp dụng, thậm chí sẽ có những chương trình mới để kích cầu tiêu dùng vì sau thời điểm này sẽ có nhiều dự án ra thị trường cùng một lúc. Thay vì giảm giá trực tiếp vào sản phẩm bán thì các chủ đầu tư sẽ ưu tiên việc tăng ưu đãi bằng các đợt khuyến mãi lớn hơn rõ nét so với từ trước đến nay.
Đối với các dự án mới phải “nén hàng” từ thời điểm trước Tết do dịch Covid-19 thì sau khi dịch được kiểm soát, việc bung hàng là chắc chắn. Doanh nghiệp xem xét chính sách tặng voucher, tăng tỷ lệ chiết khấu, hỗ trợ lãi vay mua nhà và các khuyến mãi khác điều nên làm ở thời điểm này.
Đại diện một doanh nghiệp chuẩn bị bung sản phẩm mới vào cuối tháng 5 cho biết, bên cạnh việc chiết khấu “mạnh tay” hơn các dự án trước đó, thì dự án lần này sẽ dành những suất ưu đãi về giá, ngang với suất nội bộ để kích thích người mua nhà. Nhất là đối với thời điểm sau dịch, tâm lý cũng như thu nhập của người mua có thể hạn chế, nên để hút được khách mua phải tìm cách đi khác biệt, chấp nhận giảm lợi nhuận kì vọng ban đầu.
Trong các đề xuất giải pháp với thị trường BĐS, bà Nguyễn Thị Thanh Hương đã nhấn mạnh đến yếu tố phải có một phương án hành động ngay từ bây giờ để cơ hội tăng tốc trong 6 tháng cuối năm cho thị trường BĐS. Bà Hương cho rằng, quý 1/2020 đã đi qua do ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh các chỉ tiêu doanh thu giảm từ 50% trở lên ở hầu hết các ngành nghề kinh tế. Cả thế giới đang nỗ lực dập dịch và tiếp theo đó là công cuộc chống suy thoái kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội. Theo đó, một kịch bản hồi phục kinh tế sau đại dịch cần phải tính ngay từ bây giờ để thị trường BĐS có cơ hội tăng tốc trong 6 tháng cuối năm.
Video đang HOT
Theo bà Hương, sau thời điểm dịch, thị trường cần tập hợp các dự án của các CĐT sẵn sàng chào bán. Tình hình thực tế là nguồn cung đang khan hiếm nên cần tiếp tục tác động từ Hiệp hội BĐS và Cơ quan ban ngành thúc đẩy mạnh tiến độ pháp lý của các dự án bị chậm thủ tục để tăng nguồn cung. Bên cạnh đó, các CĐT cần xây dựng các chính sách bán hàng đặc biệt dành cho khách hàng và chi phí bán hàng dành cho hệ thống phân phối.
Song song đó, tổ chức Road show dự án dành cho 3 đối tượn: M&A dự án hoặc 1 phần dự án dành cho NĐT trong và ngoài nước; Ngày hội môi giới (dành riêng cho các hệ thống môi giới, đưa ra các chương trình liên kết bán hàng hấp dẫn); Ngày hội mua nhà dành cho khách hàng (đưa ra các gói ưu đãi cực tốt cho người mua nhà, mua đất với chính sách giá cả hợp lý).
Cũng theo bà Hương, không chỉ BĐS, các ngành nghề khác đều có thể vào cuộc trong chiến dịch lớn này. Các doanh nghiệp phải phát huy năng lực tự thân và chủ động trong mọi hoàn cảnh. Tâm lý chờ giải cứu, trông đợi và coi dịch bệnh là cái cớ để đổ lỗi sẽ không giải quyết được tình hình.
Trong các giải pháp đưa ra cho thị trường BĐS sau dịch Covid-19, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM khuyến nghị các doanh nghiệp BĐS cần xem xét chính sách giảm giá bán nhà, tặng voucher, tăng tỷ lệ chiết khấu, hỗ trợ lãi vay mua nhà (trong thời gian chờ giao nhà) và các khuyến mãi khác; Cần chuyển hướng mạnh mẽ sang phát triển bất động sản xanh và thông minh hướng vào sản phẩm nhà ở có giá trung bình, nhà ở có giá vừa túi tiền (affordable housing), nhà ở giá thấp (low-cost housing), nhà ở xã hội…
Theo ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam từng phát biểu trước đó, đối với thị trường BĐS, lực cầu khó có thể mất đi trong một chốc một lát được. Ví như, nhu cầu nhà ở chắc chắn còn tăng vì thực tế nó vẫn chưa được giải quyết tốt trong thời gian qua.
Nếu hết quý 3/2020 dịch bệnh được kiểm soát tốt thì nhiều khả năng đến quý 4 thị trường BĐS nói chung sẽ chứng kiến đợt sôi động trở lại. Giờ việc cần làm là kiểm soát dịch bệnh thật tốt, tạo niềm tin cho thị trường. Bên cạnh đó, Nhà nước và doanh nghiệp cùng ngồi lại với nhau, tiếp tục tháo gỡ những khó khăn, ách tắc, tạo thuận lợi cho môi trường kinh doanh, đầu tư.
Hạ Vy
Doanh thu BĐS giảm mạnh, Đầu tư LDG báo lãi nhờ đâu?
Doanh thu từ hoạt động kinh doanh bất động sản gặp khó, phần lớn lợi nhuận của Công ty CP Đầu tư LDG (LDG) trong năm 2019 đến từ việc thanh lý các khoản đầu tư. Hoạt động thanh lý này dù chưa đem về "tiền tươi thóc thật", nhưng đã giúp Công ty tránh được việc sụt giảm lợi nhuận trong bối cảnh giá cổ phiếu LDG liên tục sụt giảm xuống dưới mệnh giá.
Trong năm 2019, dòng tiền của Công ty CP Đầu tư LDG âm tới gần 1.500 tỷ đồng. Ảnh: st
Theo Báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2019, LDG ghi nhận doanh thu chỉ đạt 106 tỷ đồng, bằng 1/10 so với 1.113 tỷ đồng đạt được ở cùng kỳ năm 2018. Lũy kế năm 2019, Công ty đạt 784,5 tỷ đồng doanh thu, chưa bằng một nửa so với năm 2018.
Trước đó, Công ty cho biết, trong quý IV/2019, các nguồn thu quan trọng như việc bàn giao Dự án Marina Tower, Khu đô thị thông minh Viva Park, doanh thu từ hoạt động kinh doanh Khu đô thị thông minh Thành Đô và Khu đô thị thương mại The Viva City... sẽ giúp Công ty vượt mức kế hoạch đã đề ra (3.289 tỷ đồng). Tuy nhiên, Báo cáo lại cho thấy lợi nhuận chủ yếu đến từ việc thanh lý khoản đầu tư dài hạn. Ngoài ra, LDG mới chỉ hoàn thành khoảng 30% kế hoạch doanh thu cả năm.
Đáng chú ý, dù doanh thu lõi từ kinh doanh bất động sản giảm mạnh, LDG vẫn báo lãi sau thuế khoảng 603 tỷ đồng, gần như không đổi so với năm 2018 và vượt kế hoạch đề ra là 600 tỷ đồng.
Trong năm 2019, LDG đã ghi nhận khoản doanh thu lên đến 498,5 tỷ đồng từ hoạt động thanh lý các khoản đầu tư và không phát sinh chi phí nào từ hoạt động này. Cụ thể, cuối tháng 12/2019, HĐQT Công ty đã công bố việc chuyển nhượng 7,2 triệu cổ phần Công ty CP Tư vấn đầu tư và xây dựng Gia Lộc (Xây dựng Gia Lộc), dự kiến thu về lợi nhuận trước thuế không thấp hơn 69 tỷ đồng và gần 26 triệu cổ phần Công ty CP Địa ốc Bình Nguyên (Địa ốc Bình Nguyên), dự kiến lợi nhuận 222 tỷ đồng.
Vào tháng 6/2019, HĐQT Công ty cũng thông qua việc chuyển nhượng toàn bộ cổ phần tại Công ty CP Đầu tư du lịch Suối Mơ (Đầu tư du lịch Suối Mơ) với tổng giá trị chuyển nhượng không thấp hơn 300 tỷ đồng.
Không thuyết minh chi tiết về các thương vụ chuyển nhượng cổ phần, song Báo cáo cho thấy LDG không còn ghi nhận sở hữu vốn tại các doanh nghiệp trên.
Theo Giấy thay đổi đăng ký kinh doanh ngày 10/2/2020, chức vụ Chủ tịch HĐQT Đầu tư Du lịch Suối Mơ do ông Bùi Đắc Tuấn nắm giữ. Được biết ông Tuấn là cựu thành viên HĐQT LDG. Còn tại Địa ốc Bình Nguyên, Tổng giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật của Công ty là ông Nguyễn Văn Minh - người cùng LDG sáng lập ra Địa ốc Bình Nguyên.
Dù ghi nhận lợi nhuận ròng hàng trăm tỷ đồng, nhưng dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của LDG trong năm 2019 âm tới 1.496 tỷ đồng. Nguyên nhân xuất phát từ khoản phải thu khác (dài hạn và ngắn hạn) tăng đột biến, từ 993,3 tỷ đồng lên 2.504 tỷ đồng. Đến thời điểm cuối năm 2019, LDG vẫn chưa thu được khoản đặt cọc chuyển nhượng cổ phần từ các đối tác lên đến 370 tỷ đồng. Ngoài ra, khoản phải thu từ đặt cọc, ký quỹ, ký cược dài hạn cũng tăng thêm 1.000 tỷ đồng.
Công ty có tổng tài sản 5.848 tỷ đồng vào cuối năm 2019. Trong đó, tổng khoản phải thu chiếm 55%, tương ứng 3.219 tỷ đồng, gấp đôi đầu năm. Kinh doanh không tạo ra tiền cũng khiến số dư tiền tại thời điểm cuối năm 2019 của Công ty chỉ còn 40 tỷ đồng, giảm mạnh so với con số 586 tỷ đồng đầu năm.
Thế Anh
Theo baodauthau.vn
Tháng Một: Doanh nghiệp bất động sản đẩy mạnh phát hành trái phiếu Tổng lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong tháng Một tại nhóm các doanh nghiệp bất động sản phát hành 7.364 tỷ đồng, tương đương 55% tổng lượng phát hành trên toàn thị trường. (Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN) Tổng lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong tháng Một đạt 13.374 tỷ đồng, trong đó nhóm các doanh nghiệp bất động...