Tai họa ập xuống gia đình nghèo
Năm 1998, anh Nguyễn Văn Thắng (quê Nghệ An) và chị Lê Thị Bắc (quê Hà Tĩnh) gặp nhau khi cùng vào tỉnh Lâm Đồng kiếm sống. Với sự đồng cảm của 2 người cùng chung cảnh ngộ, anh chị đã nên vợ thành chồng.
Hai bên gia đình cất cho anh chị một căn nhà nhỏ ở thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng. Không có đất trồng trọt, vợ chồng anh phải đi làm phụ hồ để kiếm sống.
Đầu năm 2009, tai họa ập xuống khi anh Thắng bỗng nhiên mắc chứng bệnh loạn trương lực cơ. Căn bệnh quái ác làm anh mất đi ý thức, chân tay quặt quẹo, cổ vẹo… Từ ngày chồng nằm liệt một chỗ, gánh nặng gia đình dồn lên vai chị Bắc. Một mình lo cho 2 con, chị làm đủ mọi việc và vay mượn khắp nơi để trị bệnh cho chồng.
Chị Bắc đưa chồng đến khám bệnh tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM
Tháng nào chị cũng đưa chồng đến cầu cứu các bệnh viện tại TP HCM. “Tiền thuốc, chi phí khám bệnh, đi lại tốn hơn 3 triệu đồng/tháng. Tài sản trong nhà dần dần phải bán hết nhưng bệnh tình của anh Thắng ngày càng trở nặng” – chị Bắc rầu rĩ. Nhìn chồng đau đớn trên giường bệnh, chị như thắt từng khúc ruột.
Video đang HOT
Con lớn của anh chị chưa học hết cấp 2 đã phải nghỉ để đi làm thuê. Con thứ 2 đã đến tuổi học mẫu giáo nhưng vẫn chưa được đến trường. Tiền chữa bệnh cho chồng, chi phí sinh hoạt đều dựa vào số tiền ít ỏi chị Bắc kiếm được từ việc phụ hồ, mỗi tháng nhiều lắm cũng chưa đến 2 triệu đồng. Do làm việc quá sức, 2 năm nay, chị bị chứng bệnh đau đầu hành hạ.
Sức người có hạn, cái khó, cái nghèo nhiều lúc tưởng như đốn ngã chị. Dù vậy, chị vẫn kiên trì chạy chữa cho chồng, lo cho con có cơm ăn, áo mặc. Rồi đây, cuộc sống của gia đình bất hạnh này sẽ ra sao nếu người vợ, người mẹ đầy nghị lực ấy sức cùng lực kiệt?
Theo nld.com.vn
Người vô gia cư trên đất Hà Thành (Kỳ 5): Những "màn kịch chua xót"
Có lẽ, bao nhiêu người vô gia cư là bấy nhiêu thảm kịch đẩy họ ra khỏi lũy tre làng, khỏi mỗi mái ấm gia đình và dòng tộc, như ông Sơn, bà Mận...
Cuộc sống vô gia cư trong những túp lều tạm bợ giữa thủ đô. (Ảnh minh họa)
Có những người chấp nhận cuộc sống khốn khó vì vật chất thay cho việc ngày ngày bị những vết thương lòng gặm nhấm. Song, cũng có những người tự rời bỏ nếp nhà bình yên, quăng thân ra đầu đường xó chợ, để rồi đến cuối đời mới nhức buốt, mới xót xa ân hận trong... muộn màng.
Hai ông bà quen nhau trên đường lang thang; đi căng bạt dựng lều ven đường tàu "về với nhau để làm ông làm bà"
Trong túp lều tạm bợ căng lên ven đường sắt ở trung tâm Hà Nội (đoạn từ chỗ đường ray cắt với đường Nguyễn Thái Học đến đoạn cắt với đường Điện Biên Phủ), hai ông bà cụ Phạm Ngọc Sơn (78 tuổi), Chu Thị Mận (74 tuổi) tưng tửng kể cho chúng tôi nghe thảm cảnh cuộc đời mình. Nghe cứ như một cơn ác mộng. Bà Mận bảo bà cũng có quê quán, có nhà cửa đàng hoàng, nhà bà ở xã Vĩnh Hồng dưới tỉnh Hải Dương ấy. Bà vẫn hay về quê, nhưng mấy chục năm nay, bà cũng không biết hộ khẩu của mình có hay không và nếu có thì nó nằm ở đâu...
Trong câu chuyện dài hơn cả tiểu thuyết của đời mình, bà kể ngày xưa bà là vợ bộ đội hẳn hoi. Ông lên đường đánh giặc, bà ở nhà cày ruộng, nuôi nấng hai đứa con một trai, một gái. Hai vợ chồng chẳng bao giờ cãi vã hay to tiếng với nhau, khốn nỗi, một mình bà Mận phải chịu sự nanh ác của cả mẹ chồng lẫn chị chồng. Không hiểu vì sao mà mẹ chồng lại không ưa bà, lúc nào cũng tìm cớ đánh, chửi. Có lần, bà Mận bụng chửa vượt mặt đang lúi húi nấu cơm trong bếp thì mẹ chồng lôi ra chửi rồi đánh. Bà Mận uất quá mới giằng lấy cái que, thế là mẹ chồng bà lu loa rằng làng nước ơi, có đời thuở nhà ai mà con dâu dám đánh mẹ chồng. Ông anh chồng (là con bà cả, mẹ chồng bà Mận là vợ lẽ) chứng kiến từ đầu đến cuối nên mới bảo: " Bà quá đáng thế, thím có làm gì đâu mà bà lại lôi thím ra đánh. Hôm nay có con chứng kiến, chứ không chú về, bà kể hơn kể kém, rồi thím lại bị chú đánh oan".
Bà Mận vẫn nhớ rõ cái ngày ông Kích chồng bà về phép, hai vợ chồng còn đi tát nước ruộng lúa, cô con gái nhỏ ngồi ở đầu bờ. Thế mà một tối, chị chồng bà làm cơm, thịt hẳn con gà mái tơ rồi bảo ông Kích lên ăn cơm. Ăn cơm xong, bà ta bắt em trai phải bỏ vợ, vì bà ta vu vạ rằng em dâu đã tằng tịu với ông bác sĩ làng bên. Chả là dạo ấy, cậu con trai mới vài tuổi đầu của bà ốm đau quặt quẹo, bà đưa sang nhà ông bác sĩ ấy khám, rồi 2 - 3 tuần một lần bà lại lặn lội sang lấy thuốc về cho con. Bao nhiêu công thuốc thang, nhưng đứa con bé bỏng của bà vẫn không qua khỏi, nó mãi mãi 5 tuổi. Còn bà thì lại bị chị chồng vu là phải lòng ông bác sĩ.
Thế là ông Kích nghe lời vu vạ của chị gái, nhất quyết đòi bỏ bà. Bà không ký, bỏ lên Hà Nội xin làm công nhân ở ga tàu.Được một thời gian, người ta chuyển bà lên công trường sản xuất gạch ở Thái Nguyên. Chính bà cũng không ngờ được rằng, lần rời bỏ đó kéo dài cho đến tận ngày hôm nay. Khi đang làm công nhân nông trường gạch, bà nghe tin người chồng mà mình vẫn hằng thương yêu đã lấy vợ khác, bà lại nghe tin từ Tây Nguyên, đứa cháu là con của chị gái mình vừa chào đời đã mất. Đau đớn, mất mát, thù hận đã làm bà hóa điên. Bà nhảy xuống ao không biết bao nhiêu bận. Đau quá, đến lúc tỉnh lại, bà quyết định đi xa hơn - lên tận nông trường chè Hoàng Liên Sơn làm công nhân.
Làm ở nông trường chè được 3 năm, bà theo anh trai vào thăm chị gái ở Tây Nguyên rồi ở lại gần 2 tháng. Đến khi quay lại nông trường thì người ta không nhận nữa. Chúng tôi hỏi: " Sao khi đó bà không về quê?". Bà dửng dưng: " Về làm gì? Lần trước bà về hỏi cái hộ tịch của bà, thì "nó" (ông chồng cũ) bảo là cắt rồi. Bà không muốn nhìn thấy cái mặt "nó", không muốn trông thấy cả họ nhà "nó". Cưới mấy đứa con "nó", nhà chúng nó bảo về, nhưng bà về làm gì, nhìn thấy "nó" chỉ thêm uất..."
Thế là bà "dạt" từ Hoàng Liên Sơn xuống Hà Nội, ngày ngày mò cua bắt ốc ở Hồ Tây đem bán. Bấy giờ bà mới ngoài 30 tuổi. Bà may mắn ngủ nhờ được ở gian hàng đầu dốc Hàng Bún, bà đang cần chỗ ngủ, chủ hàng thì đang cần người trông coi. Thế là bà có chỗ ngủ mà không mất tiền. Đi lang bạt kỳ hồ như thế, không phải là bà không thương con xót cái, cái hồi bà bỏ lên nông trường chè, cái Tươi con bà đã nhèo nhẹo đòi theo, nhưng bấy giờ loạn lạc, thân bà còn chưa biết ra sao nên bà không thể để con phải chịu cảnh cù bơ cù bất như mình. Từ ngày lên Hoàng Liên Sơn đến đến nay, bà vẫn thường về quê, vội vàng thăm nom con cháu rồi lại lên Hà Nội.
Bà biết ông Phạm Ngọc Sơn từ lâu lắm rồi. Ông là thương binh, bị thương ở chân hồi chống Pháp, miền Bắc giải phóng, ông xin làm công nhân đường sắt ở Hà Nội. Đến 1965 ông tái ngũ, trong cuộc chiến chống Mỹ ấy ông lại bị đạn nó găm năm mảnh vào đầu (ông Sơn cho chúng tôi xem giấy tờ xác nhận của địa phương). Thương binh hạng 2/4 mang cái thân tàn ma dại về nhà ở Móng Cái - Quảng Ninh, ông "bắt sống" vợ đang "trai trên gái dưới" với tay chủ tịch xã. Đau quá, ông bỏ đi, lại lên Hà Nội. Ông lại xin làm gác tàu ở cái đường ngang này. Ngày ngày ông vẫn thấy bà gánh trai, gánh hến từ tận Hồ Tây xuống bán, cũng cám cảnh cho bà lắm, nhưng bấy giờ chỉ là sự thương cảm thôi. Mười hai năm trước, khi cả hai cùng có tuổi, cùng già yếu, cùng thương cái cảnh côi cút của nhau, hai ông bà mới về góp gạo thổi cơm chung theo đúng nghĩa đen. " Đến với nhau để làm ông làm bà", theo đúng nghĩa đen.
"Thỉnh thoảng tôi lại đặt tay lên ngực xem ông ấy có còn sống không"
Bên này đường ngang là cái lều tạm bợ của bà. Bên kia đường ngang là cái lều tạm bợ của ông. Tất cả đều vá víu, rách nát, bé mọn như chính cuộc đời của ông bà. Khi còn khỏe, bà vẫn lên Hồ Tây bắt trai, bắt hến. Nhưng mươi năm nay, cái lưng chưa còng mà bà chẳng thể gánh nổi hai miệng thúng trai ốc nữa. Đi xe ôm thì coi như công cốc, tiền kiếm được chẳng bao nhiêu. Bà chuyển sang đi nhặt phế liệu. Cứ từ 2 đến 4 giờ sáng hàng ngày là bà đi một vòng qua Nguyễn Thái Học, sang khu Văn Miếu, qua chợ Ngô Sĩ Liên, vòng qua Khâm Thiên lên khu Ga Hà Nội rồi lại về đường ngang. Bà bảo bà chỉ đi được giờ đó thôi, vì lúc ấy mới thưa xe, chứ đi những giờ khác, chân chậm mắt mờ, lỡ may xe nó va cho một cái thì chả hóa chết đường chết chợ à. Mà chết thế thì ai chăm ông Sơn, ông đau ốm liên miên, hai tháng trước còn tưởng ông chết, ông hay bị tắc mạch máu não cũng chỉ vì 5 mảnh đạn còn nằm lại trong đầu.
Bà có nhiệm vụ đi nhặt phế liệu bán lấy tiền đong gạo, ông có nhiệm vụ ở nhà, ngày hai bữa lôi cái bếp ga du lịch vừa gỉ vừa gãy ra để nấu cơm. Hai ông bà hai túp lều hai bên đường sắt, lắm bữa cơm chúng tôi ghé qua, vẫn ông ngồi lều ông, bà ngồi lều bà, hai người bưng hai bát cơm. Chỉ có những đêm dài ông Sơn đau ốm là bà sang lều bên kia, ngồi bên cạnh trông ông, ông yếu đến độ thi thoảng bà lại phải đặt tay lên ngực xem ông còn sống hay đã chết. Cả hai ông bà đều cay nghiệt khi nghĩ đến người đã từng là bạn đời phụ bạc. Cả ông và bà đều chưa từng nghĩ đến việc về quê, mặc cho con cháu khóc lóc, năn nỉ đến giận dỗi: " Ông/bà đi như thế thì muối mặt chúng con." Ở đây, ông bà còn có nhau để chia sẻ, còn có những người trên phố cảm thương, "người ta mang biếu ông bà thức ăn suốt ấy, có khi nguyên cả đĩa cá rán, không bao giờ có chuyện người ta ăn thừa mà mang cho đâu nhé". Có người sợ ông bà buồn bèn mang cả ổ sáu con mèo mẹ con đến để ông bà vừa nuôi, vừa làm bầu bạn.
(Còn nữa)
Theo Xahoi
Ký ức kinh hoàng của thuyền viên liều mình nhảy khỏi tàu cá Đài Loan "Bị đánh đập cùng cực quá nên 4 anh em bàn với nhau liều mình nhảy xuống biển để trốn khỏi tàu. Bây giờ về đến nhà gặp được mẹ em mới biết mình còn sống", thuyên viên Trần Văn Dũng kể lại. Thuyền viên Trần Văn Dũng kể lại những ngày tháng kinh hoàng khi phải làm việc liên tục 18 tiếng...