Tái hiện văn hóa Tây Nguyên ở Hà Nội
Du khách đến Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam trong tháng 9 có thể tìm hiểu âm nhạc, ẩm thực… của các dân tộc.
Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam giới thiệu chuỗi hoạt động có chủ đề “Vui Tết độc lập” diễn ra từ ngày 1 – 30/9. Chương trình diễn ra hàng ngày có sự tham gia của hơn 100 đồng bào của 16 dân tộc và 12 địa phương.
Du khách đến làng có thể thưởng thức các món ăn đặc sản như xôi đồ, gà nấu măng, cá ốt đồ…, tham gia trò chơi dân gian, xem trình diễn nghề thủ công truyền thống, dân ca, dân vũ của các dân tộc.
Một trong số các hoạt động nổi bật mà du khách có thể tham gia là Chương trình Giao lưu ca nhạc Về nghe gió kể của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Chương trình giới thiệu các loại hình diễn xướng âm nhạc dân gian của Tây Nguyên như chiêng đồng, nhạc cụ tre nứa…, trình diễn các tiết mục dân ca, dân vũ truyền thống.
Video đang HOT
Chương trình Về nghe gió kể diễn ra từ 9h – 10h30 và 14h30 – 16h các ngày 12, 13, 26, 27/9 tại không gian làng dân tộc Gia Rai. Ảnh: Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam
Vào 9h – 10h ngày 19/9/2020, tại đây tổ chức tái hiện Lễ Sen Dolta tại quần thể chùa Khmer, làng dân tộc Khmer. Sen Dolta là một trong ba lễ lớn trong năm của đồng bào dân tộc Khmer, nhằm lễ báo hiếu, cúng ông bà tổ tiên. Vào dịp lễ, người Khmer dù bận rộn đến mấy cũng trở về sum họp với gia đình làm lễ báo hiếu, sau đó đi chùa lễ cầu an cho ông bà, tưởng nhớ công ơn đấng sinh thành, cùng các thành viên trong dòng họ ôn lại những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc.
Một chương trình khác là buổi biểu diễn Gửi trọn niềm tin của sinh viên Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Việt Bắc, diễn ra vào các khung giờ 9h30 – 11h và 14h30 – 16h ngày 19, 20/9 tại sân lễ hội khu các làng dân tộc III. Chương trình gồm các tiết mục dân ca, dân vũ truyền thống các dân tộc, các ca khúc ca ngợi truyền thống dân tộc, quê hương đất nước.
Du khách còn được xem buổi tái hiện Lễ cúng cơm mới của đồng bào dân tộc Ê Đê tỉnh Đăk Lăk sẽ diễn ra vào khung giờ 9h – 10h ngày 27/9 tại làng dân tộc Ê Đê. Theo quan niệm của người Ê Đê, lúa gạo được đưa về nhà phải đem nấu thành cơm, cúng thần linh để báo cáo những thành quả lao động trong năm, cảm tạ trời đất, ông bà tổ tiên cho một vụ mùa bội thu. Đồng thời, họ cầu mong thần linh tiếp tục phù hộ cho mùa vụ mới mưa thuận gió hòa, cuộc sống ấm no, sung túc.
Phiên chợ quê làng cổ Phước Tích tổ chức lần ba
Phiên chợ "Hương xưa làng cổ" diễn ra vào 13h ngày 18/7, tại Phước Tích, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền.
Chợ phiên được tổ chức lần ba, tái hiện không gian chợ quê Trung Bộ, với nhiều sản vật và nét văn hóa truyền thống đặc sắc, qua đó thúc đẩy du lịch Phong Điền nói riêng và Thừa Thiên Huế nói chung.
Tại đây, du khách có dịp thưởng thức ẩm thực dân dã như bánh bèo, bánh lọc, quai vạc, bún bò, bánh canh, bánh mì, bánh phu thê (còn gọi su sê)... do chính người dân làng Phước Tích chế biến.
Du khách cũng có thể mua về làm quà nhiều nông sản hữu cơ (thanh trà, chuối, mít, dừa...) và tìm hiểu loạt sản phẩm làng nghề nổi tiếng địa phương như gốm Phước Tích, mộc điêu khắc Mỹ Xuyên, đệm bàng Phò Trạch... Nhiều trò chơi tuổi thơ cũng được tái hiện ở không gian chợ quê.
Nhiều món đặc trưng địa phương thu hút du khách ở chợ phiên "Hương xưa làng cổ" hôm 11/7. Ảnh: Trân Ơi.
Ban quản lý làng cổ Phước Tích sẽ tổ chức chợ phiên hai lần mỗi tháng, vào thứ Bảy hoặc Chủ nhật. Trước đó, chợ quê "Hương xưa làng cổ" tổ chức lần đầu hôm 13/6 và lần hai hôm 11/7.
Phước Tích là làng cổ thứ hai được xếp hạng "di tích quốc gia" sau làng cổ Đường Lâm (Hà Nội). Nơi đây còn lưu giữ những di sản vật thể vô giá, với 27 ngôi nhà cổ, đa số là nhà rường ba gian hai chái và 10 nhà thờ họ cổ.
Hiện nơi đây trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước, với 9 loại dịch vụ gồm: tham quan nhà vườn, trải nghiệm làm bánh, làm gốm, đạp xe, đi thuyền trên sông Ô Lâu, thả đèn hoa đăng, homestay...
Nét đặc trưng ở Phước Tích là cấu trúc nhà vườn được ngăn cách bởi những hàng chè tàu xanh, thẳng tắp. Ảnh: Trần Việt Anh.
Du lịch Việt bật dậy sau Covid-19: Đánh thức đại ngàn Hệ sinh thái, địa chất đặc biệt, khí hậu mát mẻ cùng văn hóa bản địa độc đáo là cơ hội cho các tỉnh Tây Nguyên phát triển du lịch Sau nhiều tháng "đóng cửa" do ảnh hưởng của Covid-19, những ngày qua, nhiều du khách đã đến khám phá Công viên Địa chất (CVĐC) Đắk Nông - nơi đang được cơ quan...