Tái hiện gương mặt phía sau mặt nạ 1.700 năm
Các nhà khoa học Nga sử dụng công nghệ chụp cắt lớp vi tính hiện đại để phục dựng gương mặt của người đàn ông chết cách đây 1.700 năm.
Chiếc mặt nạ che phủ phần lớn gương mặt người đàn ông. Ảnh: Metro.
Người đàn ông cổ đại đeo mặt nạ qua đời ở độ tuổi 25 – 30, là thành viên của bộ lạc chuyên chăn thả gia súc mang tên Tashtyk sống ở Siberia cách đây hàng trăm năm. Giống như những người khác trong bộ lạc, anh ta được chôn cất với một chiếc mặt nạ mai táng che phủ gương mặt.
Các nhà nghiên cứu Nga sử dụng phương pháp chụp cắt lớp để xem xét phía sau chiếc mặt nạ mà không ảnh hưởng tới xác ướp bên dưới. Họ phát hiện lọn tóc của người đàn ông bị cắt đi trước khi chôn cất và một vết sẹo dài chạy ngang qua nửa mặt phía bên trái.
Video đang HOT
Người đàn ông có một lỗ lớn dài khoảng 7 – 8 cm ở thùy thái dương, có thể dùng để lấy bộ não ra trong khi chuẩn bị chôn cất. Nhiều khả năng vết sẹo do đường khâu tạo thành. Dù vậy, người đàn ông dường như chết rất thanh thản và không có dấu hiệu nào cho thấy sự đau đớn.
“Những người trong bộ lạc tiến hành tất cả nghi thức mai táng rất nghiêm túc. Họ không chỉ đặt mỗi chiếc mặt nạ lên gương mặt biến dạng”, tiến sĩ Svetlana Pankova, quản lý ở Bảo tàng Di sản tại St Petersburg, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết. “Nghiên cứu của chúng tôi khá phức tạp do không thể lấy chiếc mặt nạ ra khỏi hài cốt nên chúng tôi phải sử dụng phương pháp khác”.
Theo tiến sĩ Pankova, chiếc mặt nạ có những sọc đen trên nền đỏ, cùng với nửa dưới bị phá hủy để lộ hàm răng của người đàn ông nên trông có vẻ khá hung ác. Tuy nhiên, gương mặt phục dựng thuộc về một người đang yên nghỉ. Ảnh scan trên máy tính cho phép các nhà nghiên cứu quan sát 3 lớp, lớp mặt nạ, gương mặt phía sau và hộp sọ.
Bất ngờ trước gương mặt được phục dựng của người đàn ông 8.000 tuổi
Nhà khảo cổ học người Thụy Điển tái tạo thành công gương mặt của người đàn ông sinh sống ở thời kỳ đồ đá tại Motala, Thụy Điển cách đây 8.000 năm.
Năm 2012, các nhà khảo cổ học tìm thấy một khu chôn chất thời kỳ đồ đá có niên đại 8.000 năm ở Motala, Thụy Điển.
Tại khu chôn cất, nhóm kháo cổ phát hiện hộp sọ của 11 người lớn và 1 trẻ sơ sinh, nhưng chỉ có 1 người lớn và trẻ sơ sinh còn hàm nguyên vẹn.
Khuôn mặt của người đàn ông 8.000 tuổi sau khi được phục dựng.
Từ một trong các hộp sọ không còn hàm, nhà khảo cổ học và nhà điêu khắc chuyên về tái tạo khuôn mặt người Thụy Điển Oscar Nilsson đã cố gắng phục chế gương mặt hoàn chỉnh.
Để làm được điều này, trước hết Nilsson chụp CT hộp sọ để tạo ra hình ảnh 3D ảo. Sau đó, ông sử dụng dữ liệu thu được từ quá trình chụp CT để in ra bản sao nhựa của hộp sọ bằng máy in 3D.
Dựa trên số đo của hộp sọ, Nilsson tiếp tục tạo ra phần hàm cho người đàn ông thời kỳ đồ đá.
Phân tích DNA trước đó cho thấy người đàn ông có thể có mái tóc màu nâu sẫm, đôi mắt xanh và nhiều khả năng khoảng 50 tuổi.
Hộp sọ có 1 vết thương dài 2,5 cm, dấu hiệu cho thấy người này bị chấn thương từ một vật gì đó tương đó cùn. Nhưng vết sẹo đã lành trước khi người đàn ông chết. Do đó có thể kết luận cú đánh chỉ gây chấn thương chứ không đoạt mạng ông này.
Từ đó Nilsson tạo ra mô sẹo cho vết thương và để phần tóc của người đàn ông khá ngắn để lộ ra vết sẹo.
Bức tượng bán thân được Nilsson phục dựng hiện được trùng bày tại Motala, Thụy Điển.
Trong quá khứ, Nilsson từng phục dựng gương mặt nữ quý tộc Peru sống cách đây 1.200 năm.
Phục dựng "bộ mặt thật" của Vua Henry VII nổi tiếng nước Anh Nghệ sĩ đồ họa Matt Loughrey mới thực hiện phục dựng gương mặt của Vua Henry VII nổi tiếng của nước Anh. Hoàng đế đầu tiên của triều đại Tudor này qua đời năm 1509 và được chôn cất tại tu viện Westminster. Vua Henry VII (1457 - 1509) nổi tiếng nước Anh lên ngôi báu kể từ năm 1485 sau khi đánh...