Tái hiện ‘derby’ thủ đô Thể Công-CAHN: Đập cổ kính ra tìm lấy bóng
Các cựu cầu thủ một thời của 2 đội CAHN và Thể Công (cũ) lại có dịp hội ngộ trong nhau trong trận đấu tái hiện lại trận “derby” thủ đô ngày 20/12 tới trên sân Hàng Đẫy.
“Trong quá khứ, mỗi khi đá với Thể Công, chúng tôi lại chơi với 100% nỗ lực để giành chiến thắng. Nhưng bây giờ thì chúng tôi…đi bộ là chính, không thể đá với hơn 100% sức lực như trước nữa. Điều quan trọng là chúng tôi được gặp lại nhau, vui vẻ ôn lại kỷ niệm xưa”- tiền vệ Vũ Minh Hiếu chia sẻ tại cuộc họp báo công bố trận “derby” giữa thế hệ cũ của CAHN- CLB Quân đội.
Đáp lại, tiền vệ Nguyễn Hồng Sơn cho biết, trận đấu ngày 20/12 tới sẽ tái hiện những pha bóng đẹp cách đây 20-25 năm. Trung vệ Nguyễn Mạnh Dũng (Dũng “Giáp”) thì tuyên bố, “đàn anh” Vũ Minh Hiếu…hãy đợi đấy!
CLB Quân đội (hay Thể Công) và Công an Hà Nội trước hết cùng là những đội bóng giàu truyền thống nhất của bóng đá Việt Nam, lần lượt ra đời vào các năm 1954 và 1956, rồi cùng nhau trở thành 2 thế lực của bóng đá miền Bắc giai đoạn trước khi đất nước hoàn toàn thống nhất.
Từ khi giải bóng đá vô địch quốc gia được tổ chức vào năm 1980 (tên gọi ban đầu là giải A1 toàn quốc), 2 đội gần như luôn góp mặt, để rồi tạo nên một cặp đấu “derby Hà Nội” vô cùng thú vị.
Sau 3 mùa vắng bóng vì phải xuống hạng (1993-1995), với một “thế hệ vàng” mới (gồm nhiều tên tuổi như Lã Xuân Thắng, Vũ Minh Hiếu, Nguyễn Bật Hưng, Nguyễn Tuấn Thành, Mai Tiến Dũng, Hoàng Trung Phong, Nguyễn Thanh Minh, Lê Dương Hưng…), Công an Hà Nội đã trở lại hạng cao nhất vào mùa giải 1996, và tiếp tục có những cuộc so tài nảy lửa đầy sức hấp dẫn cùng CLB Quân đội (tên gọi của Thể Công khi ấy) cũng với “một thế hệ vàng” đầy tài năng như Nguyễn Mạnh Cường, Nguyễn Hải Biên, Nguyễn Hồng Sơn, Trương Việt Hoàng, Triệu Quang Hà, Phạm Như Thuần, Đặng Phương Nam, Trần Tiến Anh, Đỗ Mạnh Dũng, Nguyễn Mạnh Dũng,…
Video đang HOT
Vũ Minh Hiếu trong pha tranh chấp với Triệu Quang Hà ở một trận đấu giữa CAHN và Thể Công ngày trước
Với tính chất “derby” đầy thú vị, cuộc đọ sức giữa CLB Quân đội với Công an Hà Nội, dù diễn ra tại SVĐ Hàng Đẫy hay tại sân Cột Cờ cũng luôn thu hút rất đông đảo người hâm mộ trên các khán đài. Và thật thú vị khi trong suốt giai đoạn từ 1996-2002 (năm cuối cùng trước khi Công an Hà Nội được chuyển giao cho Hàng không Việt Nam), trong đa số những lần đối đầu, tỷ số của trận đấu luôn là hòa hoặc chênh lệch tối thiểu 1 bàn (chỉ có duy nhất 1 trận cách biệt lớn tại mùa giải hạng Nhất 1996).
Năm 2020 đánh dấu thời điểm 40 năm giải bóng đá vô địch quốc gia (20 năm bóng đá chuyên nghiệp), cũng là năm mà Liên đoàn bóng đá Hà Nội (HFF) được cải tổ mạnh mẽ. Với ý nghĩa ấy, HFF đã phối hợp cùng đối tác Next Media và các nhà tài trợ tâm huyết tổ chức trận thi đấu bóng đá phi lợi nhuận giữa Công An Hà Nội và CLB Quân đội (Thể Công) giai đoạn 1995-2000 nhằm tri ân các cầu thủ.
Tiền vệ Nguyễn Hồng Sơn thời còn khiến bao CĐV bóng đá Việt Nam ngất ngây
Trận đấu này là dịp để các cựu cầu thủ, HLV của hai CLB tái hiện lại những phút giây hào hùng, không khí hừng hực vì màu cờ sắc áo của mỗi đội bóng sau nhiều năm rời xa nghiệp cầu thủ. Làm sống dậy một thời để nhớ, để tự hào và để phấn đấu hướng tới những giá trị tốt đẹp hơn trong hiện tại và tương lai!
Thắp lại giấc mơ Thể Công
Chức vô địch mùa giải 2020 cho thấy vị thế đặc biệt của bóng đá quân đội.
Thời thế có thể xoay vần, nhưng lò đào tạo Viettel mà tiền thân là Thể Công vẫn cho thấy giá trị của mình. Và cũng vì điều này mà nhiều người yêu mến đội bóng lại được sống trong hy vọng về một ngày Thể Công sẽ trở lại.
Cái tên mất đi nhưng giá trị vẫn còn
Không phải ngẫu nhiên mà Thể Công được gọi là tượng đài bóng đá số 1 Việt Nam. Không tính quãng thời gian trước năm 1975 vốn mặc định Thể Công là đại diện ưu tú nhất thì kể từ năm 1980, Thể Công hay CLB Quân đội luôn là đội bóng dẫn đầu các cuộc đua. Tính đến năm 1998, đội bóng này đã có 5 chức VĐQG. Đáng nói, năm 1980, khi giải VĐQG lần đầu tiên được tổ chức thì Thể Công không tham dự do đội 1 trải qua giai đoạn chỉnh huấn tại trường Sỹ quan Lục quân 1. Và một thập kỷ qua, Viettel vốn chỉ chuyên tâm làm bóng đá trẻ nhưng ngay sau khi trở lại, Viettel đã có chức vô địch V.League.
Dẫu dòng chảy phát triển của Thể Công hay Viettel đã có những đứt gẫy từ năm 2009 nhưng về cơ bản, hồn cốt, hệ thống của đội bóng này vẫn còn. Từ năm 2005, Thể Công được chuyển từ Cục Quân huấn sang Viettel để phù hợp với xu thế bóng đá chuyên nghiệp. Từ năm 2005, cho dù Thể Công mang tên Thể Công Viettel, hay Viettel thì mô hình hoạt động vẫn không hề thay đổi. Đến năm 2009, sau những ồn ào của giai đoạn cuối mùa giải, Thể Công được đổi tên thành CLB Viettel. Phiên hiệu Thể Công được chuyển về Trung tâm tâm Thể thao Quân đội quản lý và có phân bổ biên chế phụ trách để chờ ngày trở lại. Viettel sau đó chuyển suất chơi chuyên nghiệp cho Thanh Hóa nhưng CLB thì vẫncòn và từ thời điểm đó, họ chỉ chuyên tâm vào đào tạo trẻ chuyên sâu và chỉ trở lại bóng đá đỉnh cao khi có những con người mới chất lượng cao.
Thầy trò HLV Trương Việt Hoàng đã vô địch V.League ngay trước mắt kình địch Hà Nội Ảnh: Quốc An
Sống lại giấc mơ
Cách đây vài năm, khi Viettel trở lại với giải hạng Nhất, một số cựu cầu thủ và những người yêu mến Thể Công đã phát động cuộc vận động lấy lại tên Thể Công. Đặc biệt, trước mùa giải 2019, đã có những cuộc hội thảo được tổ chức nhằm dọn đường cho việc lấy lại phiên hiệu Thể Công. Tuy nhiên, sau rất nhiều cân nhắc, đội bóng tiếp tục sử dụng tên gọi Viettel tham dự V.League. Một thông điệp được phát đi, thương hiệu Thể Công sẽ trở lại khi Viettel thực sử trở thành một thế lực hùng mạnh ở V.League. Các nhà quản lý muốn huyền hoại Thể Công một khi tái xuất phải thực sự hùng mạnh, lôi cuốn và có chỗ đứng vững chắc trên bản đồ bóng đá.
Chức vô địch V.League 2020 của Viettel được giới chuyên môn và NHM đánh giá rất cao. Nó cho thấy bản lĩnh, khát vọng, sự hiệu quả và những giá trị đặc biệt mà Viettel sở hữu. Đó là sự bài bản trong đào tạo, chất thép trong thi đấu và sự hùng mạnh về tài chính. Đó cũng chính là những nền tảng để biến Viettel thành một trung tâm quyền lực của bóng đá nước nhà. Và cũng từ đây, nhưng người yêu mến đội bóng lại được sống lại giấc mơ tái hồi phiên hiệu Thể Công vốn đã trở thành niềm tự hào của bóng đá Quân đội.
Thể Công trở lại không phải giấc mơ xa vời. Nhưng, với những người am hiểu tình hình, giấc mơ ấy đòi hỏi phải có thời gian mới có thể thực hiện. Hay nói cách khác, Viettel cần có thêm nhiều chức vô địch. Họ phải thực sự xứng đáng là những người kế tục xuất sắc truyền thống Cơn lốc đỏ vốn đã đi vào huyền thoại. Một thế đứng vững chắc, một lối chơi có bản sắc và sự chuyên nghiệp ở mức độ cao chính là những lý do quyết định cho phiên hiệu Thể Công trở lại.
Viettel: Khi cờ đến tay Trận derby thủ đô hôm nay là cơ hội tuyệt vời để Viettel tiến chiếm ngôi báu và lật đổ sự thống trị của Hà Nội FC ở V-League. * Viettel - Hà Nội: 19h15 thứ Năm 29/10, trên VnExpress. Năm 1998, tiền vệ Vũ Minh Hiếu từng công khai chỉ trích cố HLV Alfred Rield, cho rằng ông quá ưu ái các...