Tai hại khôn lường của thuốc lá điện tử
Thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng hay thuốc lá thế hệ mới hiện rất ‘được lòng’ giới trẻ bởi mẫu mã bắt mắt, đa dạng, nhiều loại hương liệu hấp dẫn, dễ mua bán, dễ sử dụng, giá thành không cao.
Không chỉ nam sinh mà có nhiều nữ sinh đã và đang sử dụng thuốc lá điện tử để chứng tỏ độ “chịu chơi” của mình. Điều này khiến nhiều phụ huynh hoang mang, lo lắng bởi thuốc lá điện tử đã được chứng minh gây nhiều tác hại cho sức khỏe. Đặc biệt, đã có nhiều trường hợp lợi dụng để trộn ma túy vào thuốc lá điện tử. Về lâu dài sẽ làm suy giảm chất lượng giống nòi, kéo theo nhiều hệ lụy xã hội khác.
Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV mới đây, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan nhấn mạnh, đã có những bằng chứng khoa học chứng minh hút thuốc lá điện tử gây ảnh hưởng đến tim, gan, phổi, nhất là chứng loạn thần. Năm 2023, cả nước có hơn 1,2 ngàn người phải nhập viện điều trị liên quan đến thuốc lá điện tử với chi phí điều trị cao. Vì vậy, lãnh đạo ngành y tế khuyến cáo người dân không nên sử dụng thuốc lá điện tử, để bảo vệ sức khỏe cho chính mình.
Trước đề xuất của Bộ Y tế, Quốc hội đã thống nhất cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, các loại khí, chất gây nghiện gây tác hại cho sức khỏe con người từ ngày 1-1-2025. Qua đó nhằm bảo đảm sức khỏe cộng đồng, trật tự, an toàn xã hội.
Quyết định này nhận được sự đồng tình cao của người dân, bởi trên thế giới hiện đã có gần 40 quốc gia ban hành lệnh cấm thuốc lá điện tử, trong đó có 18 quốc gia cấm cả thuốc lá nung nóng.
Tại khu vực ASEAN, Thái Lan, Singapore, Lào, Brunei và Campuchia đã cấm hoàn toàn các sản phẩm này.
TS-BS Võ Tuấn Anh, Trưởng khoa Ngoại lồng ngực – tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, cho biết người dân nếu đã và đang hút thuốc lá cần thực sự quyết tâm và có phương pháp cai nghiện thuốc lá hiệu quả để tránh nhập viện cấp cứu và điều trị những bệnh do thuốc lá gây ra.
Cấm hoàn toàn thuốc lá thế hệ mới: Cách duy nhất để giải trừ hiểm họa?
Những ngày qua dư luận bày tỏ sự quan tâm sau khi Bộ trưởng Bộ y tế Đào Hồng Lan đề xuất cần có nghị quyết của Quốc hội liên quan đến việc cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng trước khi Luật Phòng chống tác hại thuốc lá được Quốc hội xem xét và sửa đổi.
Video đang HOT
Việc này cho thấy rõ quan điểm mạnh mẽ của Bộ Y tế trước hiểm họa về sức khỏe mà sản phẩm này có thể gây ra. Về vấn đề này, tại trụ sở Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, VOV Giao thông có cuộc trao đổi với Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Tuấn Lâm - Chuyên gia phòng, chống tác hại thuốc lá, Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam.
Ảnh minh họa
PV: Quan điểm của WHO về việc kiểm soát thuốc lá thế hệ mới, đặc biệt là sau khi có ý kiến của Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam đề xuất cần có nghị quyết của Quốc hội liên quan đến việc cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng là gì thưa ông?
Bác sĩ Nguyễn Tuấn Lâm: Chúng tôi rất là vui mừng nhận thấy sự ủng hộ rõ rệt, cần phải có biện pháp mạnh và cấm các sản phẩm này để bảo vệ giới trẻ. Quan điểm của chúng tôi cũng vậy, đã có những khuyến cáo chính thức.
Trước đây điều tra lần đầu là năm 2019 thì chúng tôi cũng đã thấy là mức độ sử dụng cũng đang gia tăng, có vẻ báo động lên lúc đó khoảng 2,6%.
Điều tra mới nhất mà Bộ Y tế tiến hành lên tới khoảng 7,8% thì mức độ gia tăng như vậy là nhanh. Những bằng chứng về tác hại cũng rất rõ ràng và cơ sở thứ ba là chúng tôi đánh giá các kinh nghiệm của các quốc gia khác, thì thấy là cũng chưa có quốc gia nào thành công trong việc quản lý nhưng mà ngăn được sự gia tăng sử dụng trong giới trẻ.
Chúng tôi đã gửi các văn bản chính thức tới Bộ Y tế và thể hiện quan điểm rõ ràng, khuyến cáo lựa chọn duy nhất, đúng và phù hợp nhất với ưu tiên cao của Chính phủ Việt Nam là bảo vệ sức khỏe người dân. đó là phải cấm hoàn toàn các sản phẩm này.
PV: Thuốc lá thế hệ mới thường được quảng bá là "ít độc hại hơn" so với thuốc lá truyền thống. Dựa trên các nghiên cứu của WHO, ông đánh giá thế nào về tác động thực sự của chúng đối với sức khỏe con người, đặc biệt với nhóm thanh niên và vị thành niên, để cho thấy đề xuất cần cấm của Bộ Y tế là có căn cứ?
Bác sĩ Nguyễn Tuấn Lâm: Chúng ta phải lưu ý tới hai điểm, thứ nhất là nó có những tác hại dài hạn, tương đối giống với các sản phẩm thuốc lá thông thường. Khác biệt thứ hai là những tác động ngắn hạn thì cũng rất nguy hiểm.
Tôi sẽ đi vào chi tiết. Trong khói tỏa của sản phẩm thuốc lá mới này người ta đều thấy các chất độc có khả năng gây ung thư. Điển hình là phóc man đê hít, a xê tan đê hít, rồi những nhân thơm vòng giống như là trong khói của phương tiện giao thông. Thế rồi các kim loại nặng với các chất độc thì WHO đã xác nhận là nó nguy cơ gây ung thư, nó gây đột biến tế bào.
Ảnh minh họa
Thứ hai là nó gây tổn thương niêm mạc đường hô hấp và thứ ba là gây tổn thương niêm mạc mạch máu. Nhưng cái nguy hiểm của các sản phẩm thuốc lá mới này là nó có thể gây những tác động ngắn hạn rất nguy hiểm.
Điển hình nhất phải kể đến hội chứng tổn thương phổi cấp, nó rộ lên ở Mỹ hồi cuối năm 2019, đầu 2020 như một nạn dịch, ghi nhận được hơn 2800 ca phải nhập viện sau khi sử dụng các sản phẩm thuốc lá điện tử và trong đó 68 ca đã không qua khỏi.
Ngay ở Việt Nam là trong 2023, từ 700 bệnh viện báo cáo có hơn 1200 ca phải nhập viện cấp cứu sau khi sử dụng thuốc lá điện tử, và trong rất nhiều mẫu mang đến thì tìm thấy ma túy tổng hợp.
Nhiều em sau khi điều trị thì có khỏi, nhưng trí tuệ bị giảm sút và không còn bình thường nữa, và có những đột quỵ não, tổn thương vùng não rất lớn do ma túy tổng hợp.
PV: WHO có khuyến nghị cụ thể nào dành cho Việt Nam để vừa kiểm soát hiệu quả thuốc lá thế hệ mới, vừa xử lý những thách thức liên quan đến thị trường chợ đen và hành vi tiêu dùng chưa được kiểm soát, thưa ông?
Bác sĩ Nguyễn Tuấn Lâm: Khuyến cáo tổng thể thì chúng ta đã nói từ đầu, cần phải cấm hoàn toàn các sản phẩm này. Bây giờ chúng ta chưa có sản xuất gì tại Việt Nam thì chúng ta phải cấm nhập khẩu, sau đó phải cấm việc buôn bán, cấm quảng cáo các sản phẩm này.
Cái khó bây giờ là nó chưa có một chế tài cụ thể để xử các vấn đề này, trừ liên quan đến ma túy, ngoài ra thì các trường hợp còn lại chỉ có thể xử được là không có xuất xứ, không có hóa đơn chứng từ. Thế thì mức xử phạt không đủ tính răn đe để chúng ta có thể ngăn chặn được.
Đầu tiên là phải có văn bản ghi rõ là cấm, thế nên Nghị quyết của Quốc hội sẽ đáp ứng được tính cấp bách của vấn đề. Khi có văn bản cấm rồi thì rõ ràng là cơ quan nào chịu trách nhiệm và sau đó người ta phải bố trí nguồn lực để thực hiện, và cần nguồn lực để thanh, kiểm tra, xử phạt và phải có mức xử phạt.
Có trường hợp gọi là cho phép một phần, cho phép sản phẩm nào đấy gọi là thuốc lá nung nóng.
Thế thì sau đó trên thị trường xuất hiện nhiều sản phẩm nhưng mà người đi thực thi thì lại không biết nó là điện tử hay là nung nóng.
Bởi bây giờ hình dạng có thể rất đa dạng và lại còn xuất hiện sản phẩm lai, có cái sợi thuốc lá trong đó nhưng mà sản phẩm lai thìlại bao gồm cả dung dịch nicotin như là thuốc lá điện tử.
Thế thì sản phẩm lai đó xếp nó vào nung nóng, hay là điện tử thì cũng rất khó. Thế nên là về cơ bản chúng ta phải cấm hoàn toàn những sản phẩm này."
PV: Xin cảm ơn bác sỹ.
Hiểm họa thuốc lá điện tử với giới trẻ Những năm gần đây, trên thị trường xuất hiện nhiều sản phẩm thuốc lá thế hệ mới, phổ biến nhất là thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng. Sự phát triển nhanh chóng của các sản phẩm này đã khiến không ít thanh, thiếu niên rơi vào vòng xoáy của thói quen độc hại. Thuốc lá điện tử, thuốc lá nung...