‘Tài già’ chỉ ra mẹo giúp tiết kiệm nhiên liệu cho ô tô khi trời nắng nóng
Trong những ngày hè nắng nóng, ô tô thường “ngốn” nhiên liệu nhiều hơn đáng kể so với bình thường. Nhưng những kinh nghiệm được ‘tài già’ đúc kết dưới đây sẽ giúp bạn yên tâm phần nào khi sử dụng xe.
Theo một số nghiên cứu, sử dụng ô tô liên tục dưới thời tiết nắng nóng như những ngày hè hiện nay có thể khiến chiếc xe của bạn tiêu tốn nhiên liệu hơn từ 15-20% so với mùa đông, tương đương từ 1-2 lít/100km đối với các dòng xe bình dân.
Việc “ngốn” nhiên liệu này chủ yếu phát sinh từ vận hành hệ thống điều hoà và làm mát của xe. Ngoài ra, còn đến từ thói quen sử dụng, bảo dưỡng, chăm sóc phương tiện của chính chủ xe.
Để xe dưới trời nắng nóng có thể khiến nhiệt độ bên trong xe lên tới 65-70 độ C. (Ảnh: Hoàng Hiệp)
Dưới đây là một số kinh nghiệm giúp tiết kiệm nhiên liệu hơn được anh Nguyễn Thanh Tùng, người có thâm niên ‘ôm vô lăng’ hơn 20 năm và hiện là giảng viên dạy lái xe ô tô tại Hà Nội chia sẻ với VietNamNet:
1. Đỗ xe nơi râm mát, che kính lái cho xe
Vào mùa hè, chúng ta nên đỗ xe ở những nơi râm mát, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Còn trong trường hợp không có sự lựa chọn, buộc phải phơi nắng xế cưng của mình, bạn nên chuẩn bị các dụng cụ như tấm che cách nhiệt, ô che chuyên dụng hay đơn giản là những tấm bìa carton để che kính trước, kính sau của chiếc xe.
Có thể dùng ô chuyên dụng hoặc các tấm chắn bất kỳ che kính lái để tránh ánh nắng trực tiếp “đốt” khoang nội của thất xe. (Ảnh: Carscoops)
Điều này không chỉ giúp bảo vệ lớp sơn và các chi tiết nội thất mà còn giúp nhiệt độ cabin trở nên dịu mát, giảm tải đáng kể cho hệ thống điều hoà khi xe bắt đầu vận hành.
2. Làm nguội xe trước khi bật điều hoà
Trước khi lên xe và di chuyển, cần mở hết cửa xe để không khí nóng thoát ra ngoài trước khi khởi động. Những người có kinh nghiệm cho rằng, khi xe phơi ngoài trời nắng quá lâu, nên mở 1-2 cánh cửa, còn cánh đối diện đóng mở liên tục khoảng 10-15 lần sẽ giúp thổi được hầu hết hơi nóng ra ngoài. Nhờ đó, nhiệt độ trong xe có thể giảm từ 15-20 độ C.
Đóng mở cửa đúng cách vài lần sẽ giúp thổi gió nóng ra ngoài. (Ảnh: Đình Quý)
Những động tác đơn giản này làm giảm sự chênh lệch nhiệt độ giữa bên trong và bên ngoài xe, khiến những người trên xe không bị “sốc nhiệt”, lại giúp hệ thống điều hoà làm việc hiệu quả, tiết kiệm hơn. Với những xe có cửa sổ trời, có thể mở ra để hơi nóng trong xe được giải phóng nhanh hơn.
Đồng thời, khi đi xe dưới trời nắng nóng, với những vị trí cửa kính hàng ghế sau, bạn có thể sử dụng tấm che nắng dạng lưới để giảm tối đa ánh nắng chiếu vào xe khiến khoang lái bị tăng nhiệt, cũng là cách để tối ưu hoá hơi mát điều hoà.
Video đang HOT
3. Sử dụng điều hoà đúng cách
Như đã nói ở trên, điều hoà chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới việc tiêu tốn xăng vào mùa hè. Việc bật điều hoà liên tục khi trời nắng nóng có thể đốt thêm 1-2 lít nhiên liệu/100km. Những “tài già” thường khởi động xe, di chuyển ổn định rồi mới bật hệ thống điều hoà. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm nhiên liệu hơn mà còn làm tăng tuổi thọ cho lốc điều hoà.
Nên bật điều hoà ở nhiệt độ khoảng 25-27 độ C kết hợp với lấy gió trong xe. (Ảnh: Carandriver)
Để nhiệt độ quá thấp cũng sẽ khiến hệ thống điều hoà phải tải nặng dẫn đến tốn nhiên liệu. Nhiệt độ lý tưởng trong xe là khoảng 25-27 độ C kết hợp với lấy gió trong. Nếu đi ít người, nên tắt chế độ gió ở hàng ghế sau (đối với xe có cửa gió phía sau) cũng có thể giúp tiết kiệm nhiên liệu hơn.
Đặc biệt lưu ý, trong thời gian mùa hè, cần thường xuyên kiểm tra và vệ sinh hệ lọc gió, đường ống dẫn khí điều hoà để tránh tình trạng tắc nghẽn, rò rỉ hay bụi bẩn gây ảnh hưởng tới quá trình làm mát xe, qua đó “ngốn” nhiều nhiên liệu hơn.
4. Không để xe non hơi, tối giản đồ đạc
Vào mùa hè, cần kiểm tra áp suất lốp thường xuyên và không nên để bánh xe quá non hơi bởi khi đó, diện tích tiếp xúc giữa lốp xe và mặt đường lớn khiến ma sát cũng tăng lên. Điều này làm chiếc xe của bạn ngốn nhiều xăng hơn bình thường.
Tương tự, với những món đồ không thực sự cần thiết, bạn cũng nên dọn dẹp và bỏ ra khỏi xe bởi việc tải nặng chắc chắn sẽ khiến chiếc xe tiêu tốn nhiều nhiên liệu hơn.
5. Thường xuyên kiểm tra bu-gi, bướm ga
Các bộ phận như bu-gi hay kim phun, họng hút, bướm ga phải được kiểm tra và vệ sinh thường xuyên để đạt tình trạng hoạt động tốt nhất. Nếu những bộ phận trên không được vệ sinh định kỳ có thể bám nhiều muội than, gây nên hiện tượng đánh lửa kém, xe bị ì, tăng tốc kém và tốn nhiên liệu.
Hệ thống bu-gi của xe cần thường xuyên được kiểm tra, làm sạch để đạt hiệu quả tốt nhất. (Ảnh: Hoàng Hiệp)
Ngoài ra, với nhiệt độ không khí cao, cộng với nhiệt độ từ mặt đường hắt lên, động cơ xe ô tô hoạt động dưới thời tiết nắng nóng rất dễ bị quá nhiệt, thậm chí có thể gây ra cháy, nổ. Hoạt động khi động cơ bị quá nóng còn khiến xe ô tô tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn.
Để tránh tối đa tình trạng trên, cần thay dầu nhớt định kỳ và thường xuyên kiểm tra nước làm mát ô tô trong mùa nắng nóng. Nếu lượng nước làm mát thấp hơn mức “Min” thì cần bổ sung kịp thời, tránh trường hợp hết nước làm mát khi đang di chuyển giữa đường rất nguy hiểm.
Sử dụng ô tô: Những cách hiểu" tưởng vậy mà không phải vậy"
Chúng ta tiếp tục tìm hiểu những mẹo truyền miệng mà ngày nay đã không còn áp dụng được với ô tô hiện đại nữa.
Hạ cản sau xe bán tải để tiết kiệm nhiên liệu
Ngược lại, thử nghiệm cho thấy hạ cản sau xe bán tải khi xe đang chạy sẽ làm tốn nhiên liệu hơn. Giải pháp thay thế là thay cản sau bằng một tấm lưới kim loại.
Tinh chỉnh định kỳ là tốt
Đúng là xe cũ cần được kiểm tra, tinh chỉnh định kỳ để hoạt động trơn tru. Tuy nhiên xe ô tô ngày nay đã có máy tính làm thay công việc đó. Máy tính sẽ thông báo khi xe có bất kỳ dấu hiệu gì cần để mắt tới.
Tắt máy bật lại tốn nhiên liệu hơn chạy không tải
Đáp án phụ thuộc vào việc bạn sở hữu xe mới hay cũ. Nhiều xe hơi ngày nay còn được trang bị hệ thống tự động tắt máy khi đèn đỏ, chứng tỏ ta có thể tiết kiệm nhiên liệu khi tắt máy động cơ.
Bộ nạp khí lạnh tăng sức mạnh động cơ
Không khí mát tốt hơn cho động cơ so với không khí nóng nhưng bộ nạp khí lạnh hầu như không ảnh hưởng đến hiệu suất xe.
Công nghệ cần thiết nhưng không thể thay thế hoàn toàn người lái
Công nghệ giúp lái xe tốt hơn
Các công nghệ như hệ thống kiểm soát độ bám đường, kiểm soát ổn định, hỗ trợ làn đường hoặc cảm biến có thể hỗ trợ chúng ta lái xe an toàn hơn hơn nhưng không thể thay thế được hoàn toàn người ngồi sau tay lái.
SUV chạy off-road tốt
SUV gầm cao có thể chạy địa hình ổn nhưng cần lưu ý nhiều chiếc SUV không có dẫn động bốn bánh. Ngay cả khi có dẫn động bốn bánh thì xe SUV thông thường vẫn phù hợp chạy đường thường hơn là địa hình.
Số sàn tốt hơn số tự động
Nhiều người vẫn cho rằng hộp số tự động không thú vị hay thậm chí không an toàn bằng số sàn. Thực tế thì hộp số tự động hiện đại đã ngang bằng hộp số sàn về hiệu suất, tốc độ và mức tiết kiệm nhiên liệu.
Mua ô tô là khoản đầu tư
Đúng là có những mẫu xe trở thành biểu tượng theo thời gian nhưng phải mất rất lâu và cả sự may mắn. Nhìn chung, ô tô mất giá nhanh và hiếm khi được xem là một khoản đầu tư.
Nấp sau xe sẽ không bị đạn bắn trúng
Khi xem phim hành động, ta đều thấy nhân vật chính núp sau xe ô tô mà an toàn trước làn mưa đạn. Trừ khi đây là lựa chọn duy nhất, còn thông thường đạn có thể xuyên qua ô tô.
Đạn có thể xuyên qua ô tô
Bật điều hòa tiết kiệm nhiên liệu hơn mở cửa sổ
Thực tế lại ngược lại, bật điều hòa luôn tốn nhiều nhiên liệu hơn mở cửa sổ.
Không nên chạy xe mui trần khi mưa
Thông thường khi chạy xe mui trần mà gặp trời mưa, chúng ta sẽ dừng lại và bật mái che. Tuy nhiên, nếu chạy đủ nhanh thì chúng ta sẽ không thực sự bị ướt.
Xe cũ tốt hơn xe mới
Cả 2 loại xe đều có ưu và nhược điểm riêng và tùy theo sở thích của mỗi người. Dù vậy, xe cũ sẽ không có những tính năng an toàn hiện đại như xe mới.
Xe cảnh sát nhanh
Ngoại trừ một số nước cho cảnh sát dùng siêu xe thì nhìn chung xe cảnh sát đều ở mức trung bình về sức mạnh lẫn tốc độ.
Dính bụi sơn trên kính ô tô, làm sao để khắc phục? Khi phun sơn, các bộ phận xung quanh trong đó có kính chắn gió phải được che chắn cẩn thận nếu không sẽ dẫn tới bám bụi sơn. Hỏi: Xe tôi mới đi sơn lại. Do vội lấy, trời tối không để ý bụi sơn vẫn còn bám trên cửa kính. Xin hỏi có cách nào khắc phục tại nhà hay không? Vũ...