Tái định hình chuỗi cung ứng toàn cầu trong bối cảnh mới – Bài 3: Củng cố vị thế của Việt Nam

Theo dõi VGT trên

Việt Nam đang ngày càng tham gia hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu.

Tái định hình chuỗi cung ứng toàn cầu trong bối cảnh mới - Bài 3: Củng cố vị thế của Việt Nam - Hình 1
Xe hàng được thông quan qua Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số II Kim Thành- Lào Cai. Ảnh tư liệu: TTXVN phát

Để quá trình hội nhập có tính bền vững cao hơn, việc tạo ra và củng cố vị thế trong mạng lưới các chuỗi cung ứng toàn cầu là hết sức quan trọng, đặc biệt khi hệ thống này bị đứt gãy do tác động của dịch COVID-19 và các bất ổn chính trị.

Xung quanh vấn đề này, phóng viên TTXVN đã có cuộc phỏng vấn ông Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương.

Hai năm qua, dịch COVID-19 và các cuộc xung đột chính trị, thương mại đã gây ra đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu. Với vai trò cơ quan quản lý Nhà nước, xin ông cho biết điều này đã ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam?

Trong giai đoạn đầu, khi dịch COVID-19 căng thẳng và nguồn cung vaccine còn hạn chế, nhiều quốc gia đã phải thực hiện các biện pháp giãn cách thậm chí là đóng cửa nền kinh tế. Điều này khiến cho hoạt động trao đổi hàng hóa gặp nhiều khó khăn.

Do vậy, chuỗi cung ứng đứt gãy đã có tác động tiêu cực tới hoạt động sản xuất, xuất khẩu. Vận tải gặp khó khăn không chỉ làm gia tăng thời gian đáp ứng đơn hàng mà còn làm tăng chi phí và giá cả hàng hóa.

Trong đợt dịch vừa qua, giá cước biển quốc tế đã đạt mức cao kỷ lục, giá cả một số nhóm hàng nguyên vật liệu cũng tăng cao. Đối với Việt Nam, trong giai đoạn đầu của dịch COVID-19, hoạt động trao đổi hàng hóa đã gặp nhiều khó khăn, nhất là khi các cửa khẩu biên giới phía Bắc phải tạm ngừng thông quan do các chính sách phòng chống dịch bệnh của Trung Quốc.

Tuy nhiên, Việt Nam đã linh hoạt trong việc xây dựng quy trình khai thác hàng tại các cửa khẩu để đảm bảo hoạt động khai thác hàng cũng như đảm bảo hiệu quả chống dịch.

Trong năm 2021, có thời điểm dịch lây lan diện rộng ở các địa phương, khiến hoạt động sản xuất gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến tiến độ xuất khẩu hàng hoá.

Thế nhưng, Nghị quyết 128/NQ-CP ngày 11 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ ban hành quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19″ là cú hích cho sản xuất, xuất khẩu phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ.

Chuỗi cung ứng trong nước và xuất khẩu, nhập khẩu từ quý IV/2021 đến nay đã phục hồi mạnh mẽ, góp phần vào tăng trưởng cao của kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu. Năm 2021, xuất khẩu ghi nhận kim ngạch 336,3 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2020, nhập khẩu đạt 332,2 tỷ USD, tăng 26,5%.

Bối cảnh năm 2022 xuất hiện thêm những điểm tiêu cực, gây đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu do ảnh hưởng của dịch bệnh chưa được khắc phục.

Cùng đó là xung đột chính trị leo thang thành xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine cũng như các biện pháp trừng phạt qua lại giữa các quốc gia phương Tây và Nga đã làm trầm trọng thêm đứt gãy chuỗi cung ứng, đặc biệt khi Nga là nhà xuất khẩu lớn cho thế giới với các nhóm hàng quan trọng như: dầu thô, hóa chất, phân bón, nhóm hàng kim loại…

Hơn nữa, giá cả đầu vào tiếp tục tăng do nguồn cung quốc tế hạn chế là áp lực cho hoạt động sản xuất của hầu hết các nhóm ngành, nhất là khi nguồn cung trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu; lạm phát toàn cầu tăng lên làm cho tiêu dùng của thế giới vốn đã yếu ớt sau đại dịch nay càng khó khăn hơn.

Trong bối cảnh đó, nhờ các biện pháp chủ động ứng phó rủi ro của Chính phủ, các bộ, ngành và sự phục hồi sản xuất, xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam, trong quý I/2022, kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa vẫn giữ được đà tăng trưởng tích cực.

Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu đạt 89,1 tỷ USD, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm 2021, kim ngạch nhập khẩu đạt 87,6 tỷ USD, tăng 15,8%, cán cân thương mại thặng dư 1,5 tỷ USD.

Để thích nghi với sự đứt gãy chuỗi cung ứng, doanh nghiệp trên thế giới đang tìm cách tự chủ nguồn nguyên nhiên vật liệu hoặc thay đổi chiến lược kinh doanh. Xin ông cho biết giải pháp thích ứng của doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam là gì?

Video đang HOT

Sau hơn 2 năm tổ chức sản xuất, xuất nhập khẩu trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, có thể thấy các doanh nghiệp Việt Nam đã rất linh hoạt trong tìm kiếm thị trường xuất khẩu thay thế để duy trì tăng trưởng xuất khẩu cũng như trong đa dạng hóa nguồn cung nguyên vật liệu.

Một số các giải pháp các doanh nghiệp đã triển khai có thể kể tới như việc tìm kiếm nguồn cung từ các doanh nghiệp sản xuất trong nước để bù đắp cho thiếu hụt do nhập khẩu, nhất là nhóm hàng hóa chất, nguyên liệu; tìm kiếm nguồn cung từ các thị trường mới thay vì tập trung vào các đối tác tại một số thị trường truyền thống.

Việt Nam hiện là thành viên của nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) với số lượng đối tác lớn. Đây cũng là lợi thế cho các doanh nghiệp Việt Nam trong đa dạng hóa thị trường nhập khẩu, tránh phụ thuộc vào một thị trường.

Quý I năm 2022 đã khép lại với kết quả khả quan nhưng chặng đường tiếp theo vẫn còn nhiều khó khăn. Vậy Bộ Công Thương có đề xuất cơ chế, chính sách gì nhằm hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu giảm sự phụ thuộc từ sự đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, thưa ông?

Theo dự báo, diễn biến tình hình thế giới trong giai đoạn tiếp theo còn nhiều yếu tố bất định; tình hình căng thẳng địa chính trị hiện chưa có dấu hiệu hạ nhiệt cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn tới chuỗi cung ứng toàn cầu.

Về phía Chính phủ nói chung và Bộ Công Thương nói riêng, các giải pháp đã được thực hiện từ giai đoạn đầu của dịch bệnh để ứng phó với tình hình trên.

Để hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong bối cảnh đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu và thúc đẩy xuất khẩu, Bộ Công Thương đã có định hướng cụ thể và đang tiếp tục triển khai nhiều giải pháp.

Mặt khác, Bộ Công Thương tập trung đẩy mạnh khai thác các Hiệp định thương mại tự do đã ký với Liên minh kinh tế Á – Âu, các nước khu vực châu Á – Thái Bình Dương; tuyên truyền, phổ biến, triển khai thực thi có hiệu quả Hiệp định Đối tác Toàn diện Khu vực (RCEP) để đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, nhập khẩu, đảm bảo nguồn cung.

Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng tiến hành rà soát, đánh giá nhu cầu trong nước đối với các mặt hàng chiến lược như: phân bón, xăng dầu, than để có biện pháp điều hành phù hợp hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, vừa tận dụng được cơ hội về giá để xuất khẩu và đảm bảo nguồn cung đủ cho nhu cầu tiêu dùng, sản xuất trong nước.

Bên cạnh đó, Bộ kết nối cung cầu giữa các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam với các nhà cung cấp nước ngoài thông qua kênh xúc tiến thương mại, hệ thống Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài, kết nối cung cầu giữa các doanh nghiệp cung cấp và doanh nghiệp sản xuất trong nước.

Bộ Công Thương cũng sẽ tập trung thúc đẩy sản xuất trong nước, thay thế cho nhu cầu nhập khẩu, qua đó giảm áp lực nhập khẩu lạm phát, lành mạnh cán cân thương mại. Bộ cũng phối hợp với các bộ, ngành để xây dựng quy trình khai thác hàng tại các cửa khẩu phía Bắc trong bối cảnh dịch bệnh để khơi thông luồng hàng hóa.

Đặc biệt, Bộ tiến hành rà soát và làm việc với các bộ, ngành liên quan để tiếp tục đề nghị cắt giảm các loại phí áp dụng đối với hoạt động xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu, cảng biển để hỗ trợ doanh nghiệp trong vận tải hàng hoá.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Tái định hình chuỗi cung ứng toàn cầu trong bối cảnh mới - Bài 1: Thế 'khó chồng khó'

Từ năm 2020 đến nay, đại dịch COVID-19 cùng các vấn đề địa chính trị liên tục bộc lộ những "lỗ hổng" trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Trong bối cảnh "khó chồng khó", các doanh nghiệp đã nỗ lực đưa ra nhiều biện pháp để đa dạng hóa chuỗi cung ứng, xây dựng khả năng thích ứng với tình hình hiện tại và đề phòng cho những cú sốc trong tương lai.

Tái định hình chuỗi cung ứng toàn cầu trong bối cảnh mới - Bài 1: Thế khó chồng khó - Hình 1
Hoạt động bốc xếp hàng hóa tại cảng ở Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN

Trong khi đó, chính phủ các nước cũng đưa vấn đề chuỗi cung ứng vào chương trình nghị sự kinh tế và chiến lược quốc gia để chuẩn bị cho kịch bản khủng hoảng chuỗi cung ứng toàn cầu có thể trở nên phức tạp hơn trong những năm tới. Bên cạnh đó, những xu hướng và hình thái mới đang hình thành, qua đó thúc đẩy tái định hình chuỗi cung ứng toàn cầu theo hướng ổn định, an toàn và bền vững hơn.

Tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu đang đặt ra nhiều thách thức cho hoạt động ngoại thương cũng như sản xuất của Việt Nam. Tuy nhiên, với những lợi thế của mình, Việt Nam có thể vươn lên và tận dụng những cơ hội mà bối cảnh mới mang lại, nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất và củng cố vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Để có cái nhìn toàn cảnh, sâu sắc về xu hướng tái định hình chuỗi cung ứng cũng như những cơ hội mà Việt Nam có thể khai thác, TTXVN trân trọng giới thiệu chùm bài gồm 4 bài viết mang tên "Tái định hình chuỗi cung ứng toàn cầu trong bối cảnh mới".

Bài 1: Thế "khó chồng khó"

Kể từ năm 2021 đến nay, kinh tế thế giới phục hồi chật vật do sự hoành hành của đại dịch COVID-19. Không chỉ có vậy, xung đột Nga-Ukraine bùng nổ đã làm bức tranh về chuỗi ung ứng toàn cầu, vốn được ví như tuyến "huyết mạch" của kinh tế thế giới, thêm phần "u ám". Hệ thống kho vận (logistics) và thương mại quốc tế hứng chịu cú sốc mạnh chưa từng có.

Các tác nhân đan xen

Nguyên nhân dẫn đến sự đứt gãy của chuỗi cung ứng toàn cầu là các yếu tố đan xen phức tạp, bao gồm hiện tượng thời tiết cực đoan, thiên tai, đại dịch COVID-19, xung đột địa chính trị, năng lực sản xuất yếu, thiếu hụt nguồn cung và nhân lực, nút thắt logistics và hiệu quả hoạt động cảng thấp...

Có 5 nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu lần này. Đầu tiên, đại dịch COVID-19 đã tàn phá chuỗi cung ứng toàn cầu. Các biện pháp phong tỏa và cách ly để kiểm soát dịch bệnh đã gây ra cú sốc lớn đối với cả hai phía cung, cầu.

Về khách quan, cách ly và phong tỏa được áp dụng trên diện rộng để kiềm chế dịch bệnh đã khiến chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu đứt gãy, tắc nghẽn, bộc lộ tính mong manh của sản xuất và cung ứng toàn cầu.

Thứ hai, sự phân hóa về tốc độ phục hồi ở các nền kinh tế khác nhau dẫn đến cung và cầu lệch pha. Tình hình phục hồi của các nền kinh tế phát triển đi trước đáng kể so với các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển. Mỹ thực hiện một số gói chi tiêu cứu trợ kinh tế và chống dịch quy mô lớn, cộng thêm việc mở cửa trở lại nền kinh tế nên nhu cầu tiêu dùng trong nước tăng mạnh. Tuy nhiên, do các yếu tố như thiếu hụt lao động, thiếu hụt linh kiện then chốt và nguyên liệu..., và năng lực logistics của Mỹ chưa thể phục hồi kịp thời, nên vấn đề cung không đủ cầu đã xuất hiện.

Thứ ba, hoạt động vận chuyển quốc tế không thông suốt, hiệu quả hoạt động của các cảng thấp đã hạn chế sự vận hành bình thường của chuỗi cung ứng. Dưới sức ảnh hưởng lan tỏa của dịch bệnh, năng lực vận chuyển toàn cầu gặp khó khăn, hoạt động của các mắt xích trung gian trong chuỗi cung ứng bị phá hủy. Điều này đã hạn chế sự vận hành bình thường của chuỗi cung ứng toàn cầu. Theo báo cáo phân tích của công ty tư vấn vận tải biển Sea-Intelligence, do tắc nghẽn cảng, tàu chậm trễ nên 12,5% năng lực vận chuyển toàn cầu không thể sử dụng, dẫn đến cước vận tải tăng mạnh.

Thứ tư, thiếu hụt nhân lực làm trầm trọng thêm vấn đề đứt gãy chuỗi cung ứng. Dịch bệnh gây ra tác động lâu dài đối với thị trường lao động toàn cầu, rất nhiều nước đã xuất hiện tình trạng thiếu hụt lao động. Đối với ngành logistics, ví dụ điển hình chính là một số nước không có đủ lái xe tải để chuyển các container chất đống ở cảng đến địa điểm cần thiết. Các nước như Mỹ, Anh... đều đối mặt với vấn đề thiếu tài xế xe tải trầm trọng. Thiếu hụt lao động đã hạn chế sự phục hồi năng lực sản xuất của các nước, từ đó tác động đến năng lực vận tải toàn cầu và hiệu quả hoạt động của các cảng.

Thứ năm, xung đột Nga-Ukraine tác động nghiêm trọng đến chuỗi cung ứng năng lượng và lương thực toàn cầu. Cuộc chiến năng lượng do Liên minh châu Âu (EU), Mỹ và Nga triển khai trên lĩnh vực năng lượng khiến cán cân cung-cầu năng lượng toàn cầu xuất hiện tình trạng lệch pha, qua đó tác động nghiêm trọng đến chuỗi cung ứng khí đốt tự nhiên trên thị trường thế giới, cũng như làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt nguồn cung khí đốt tự nhiên. Những yếu tố này khiến giá cả tăng vọt ở châu Âu.

Bên cạnh đó, căng thẳng chuỗi cung ứng lương thực toàn cầu cũng gia tăng, do Nga và Ukraine cấm xuất khẩu, hoạt động vận chuyển gặp khó khăn, cũng như không thể thu hoạch và canh tác vì xung đột.

Thực trạng và hệ lụy

Việc chuỗi cung ứng bị đứt gãy đã gây ra những rắc rối và tác động mạnh đến đời sống kinh tế-xã hội của nhiều nước. Sự rối loạn của hệ thống cung ứng và logictics ở Mỹ đã kéo dài nhiều tháng. Do nhu cầu tăng nhanh sau khi tái khởi động nền kinh tế trong khi chuỗi cung ứng tiếp tục căng thẳng, các doanh nghiệp đối diện với rủi ro thiếu hụt nguyên liệu, từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

Theo kết quả khảo sát của chi nhánh Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tại Richmond, gần 3/4 doanh nghiệp nhỏ và vừa đối diện với vấn đề chuỗi cung ứng không thông suốt, trong đó sự chậm trễ về nguồn cung nguyên liệu, vận chuyển và sản xuất là những thách thức được đề cập nhiều nhất.

Bắt đầu từ tháng 9/2021, hiện tượng người dân Mỹ tranh nhau mua hàng, tích trữ diễn ra nghiêm trọng. Quầy hàng trong các trung tâm thương mại và siêu thị trống trơn, thời gian mua hàng trực tuyến kéo dài, người dân cảm nhận nhiều hơn sự căng thẳng của chuỗi cung ứng.

Trong khi đó, tình trạng tắc nghẽn diễn ra trầm trọng ở nhiều cảng biển chủ chốt trên toàn cầu. Tháng 3/2021, kênh đào Suez xảy ra sự cố tắc nghẽn khiến cước vận tải hàng hóa quốc tế leo thang, việc một khối lượng hàng hóa khổng lồ tồn đọng ở cảng từng làm dấy lên lo ngại về sự đứt gãy của chuỗi cung ứng logistics toàn cầu. Sau đó, tình trạng tàu hàng tắc nghẽn, kẹt cảng, hàng hóa chậm trễ diễn ra thường xuyên hơn, cảng và bến cảng trở thành "bãi đỗ" của tàu thuyền, tình trạng ùn tắc của các cảng trên toàn cầu tiếp tục diễn biến tiêu cực.

Trung Quốc là căn cứ sản xuất và lắp ráp hàng hóa quan trọng của toàn cầu. Trong bối cảnh biến thể Omicron bùng phát mạnh, nước này buộc phải phong tỏa nhiều thành phố chủ chốt. Việc phong tỏa Thượng Hải không chỉ tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, mà chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu cũng đều bị tác động do thành phố này là trung tâm kinh tế, tài chính, đầu mối vận chuyển logistics quan trọng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và toàn cầu. Tính đến cuối năm 2021, có 827 công ty xuyên quốc gia đặt trụ sở chính ở Thượng Hải, trong đó có 121 công ty nằm trong danh sách Fortune Global 500.

Cảng Thượng Hải là cảng bận rộn nhất thế giới với khối lượng bốc dỡ hàng hóa đạt hơn 47 triệu container tiêu chuẩn trong năm 2021, đứng đầu thế giới trong 12 năm liên tục...

Hệ lụy là một số nhà máy ở Nhật Bản của các hãng ô tô Mitsubishi Motors, Mazda, Daihatsu... đều tuyên bố ngừng hoạt động vào đầu tháng Tư, Honda thông báo cắt giảm 30% công suất trong tháng Tư, trong khi đó Tesla ước tính việc ngừng hoạt động trong ba tuần sẽ làm giảm gần 40.000 xe xuất xưởng, tương đương 13% sản lượng toàn cầu của quý IV/2021.

Theo số liệu của trang thông tin dịch vụ hậu cần Project44, hiện nay các container nhập khẩu tại cảng Thượng Hải sẽ lưu lại cảng trung bình 12,1 ngày, lâu hơn gấp ba lần so với cuối tháng Ba. Tương tự, các mặt hành như linh kiện ô tô và sản phẩm điện tử sản xuất ở Trung Quốc cũng bắt đầu rơi vào cuộc khủng hoảng xuất khẩu do thiếu xe tải chuyên chở.

Ở góc độ vĩ mô hơn, chuỗi cung ứng là một quy trình tổng thể liên kết chặt chẽ, khi một khâu bị cản trở thì hiệu quả vận hành của các khâu khác sẽ sụt giảm. Việc năng lực sản xuất thượng nguồn của chuỗi cung ứng bị tác động, hệ thống giao thông vận tải toàn cầu liên kết các khâu không thông suốt, cộng thêm dự trữ hạ nguồn không đầy đủ, sẽ làm trầm trọng thêm vấn đề chuỗi cung ứng toàn cầu trong giai đoạn hiện nay.

Ở Mỹ, nút thắt nguồn cung dẫn đến cung không đủ cầu, thúc đẩy giá tiêu dùng lên cao, tất cả các chủng loại hàng hóa từ thực phẩm, đồ uống đến vật dụng gia đình, ô tô đều tăng giá. Từ tháng 4/2021 đến nay, tỷ lệ lạm phát của Mỹ liên lục leo thang, với Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng Ba tăng 8,5% so với cùng kỳ, ghi nhận mức cao nhất trong hơn 40 năm qua.

Ngoài ra, tình trạng thiếu hụt lao động và tăng lương đã dẫn đến chu kỳ xoắn ốc tiền lương-vật giá, đổ thêm dầu vào "ngọn lửa" lạm phát đang neo ở mức cao. Theo Fed, nút thắt chuỗi cung ứng đã hạn chế năng lực đáp ứng nhu cầu phục hồi trong ngắn hạn của nền kinh tế, khiến cho vật giá tăng mạnh và tỷ lệ lạm phát tổng thể vượt xa mức mục tiêu 2%.

Chuỗi cung ứng đứt gãy tiếp tục đè nặng lên đà phục hồi kinh tế. Theo số liệu của Bộ Thương mại Mỹ, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý I/2022 của nước này đã giảm 1,4% so với cùng kỳ năm ngoái, mức giảm mạnh so với tốc độ tăng trưởng 6,9% trong quý IV/2021.

Mặc dù nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là Trung Quốc ghi nhận mức tăng trưởng GDP vượt kỳ vọng 4,8% trong quý đầu tiên, nhưng triển vọng khá ảm đạm do làn sóng COVID-19 mới đang bùng phát mạnh trên quy mô lớn, các trụ cột của nền kinh tế bao gồm tiêu dùng, xuất khẩu và đầu tư suy giảm mạnh...

Trong báo cáo "Triển vọng kinh tế thế giới" công bố ngày 19/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu xuống mức 3,6% trong năm 2022 và trong năm 2023. Chuỗi cung ứng tiếp tục rối loạn dẫn đến các hoạt động kinh tế chậm lại đã trở thành một trong những thách thức nghiêm trọng mà chính phủ nhiều nước phải đối diện.

Bốn giải pháp "gỡ rối"

Theo công ty tư vấn vận tải biển Sea-Intelligence, ít nhất đến cuối năm 2022 chuỗi cung ứng toàn cầu mới có thể hoàn toàn phục hồi bình thường. Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moodys cho rằng do biện pháp và hiệu quả phòng chống dịch bệnh của các nước có sự khác nhau nên vấn đề đứt gãy chuỗi cung ứng vẫn có thể "tồi tệ hơn".

Đồng quan điểm này, các chuyên gia trong ngành dự báo rắc rối đứt gãy chuỗi cung ứng của Mỹ ít nhất sẽ kéo dài 1-2 năm. Chủ tịch Fed Jerome Powell nhấn mạnh, người Mỹ nên chuẩn bị cho kịch bản khủng hoảng chuỗi cung ứng toàn cầu có thể kéo dài cả năm 2022.

Trong bối cảnh như vậy, để nỗ lực hóa giải vấn đề tắc nghẽn, đứt gãy của chuỗi cung ứng toàn cầu, thúc đẩy ngoại thương phát triển ổn định và lành mạnh, các chuyên gia đã khuyến nghị bốn giải pháp như sau:

Thứ nhất, các nước cần đặc biệt coi trọng vấn đề thông suốt, ổn định của chuỗi sản xuất và cung ứng. Tình trạng an ninh và sự thông suốt của chuỗi cung ứng ngày càng trở thành mệnh đề toàn cầu được các bên quan tâm, nhiều nước đã đưa an ninh và ổn định của chuỗi sản xuất và cung ứng vào chiến lược quốc gia, đề xuất tăng cường năng lực tự chủ kiểm soát chuỗi sản xuất và cung ứng.

Thứ hai, việc hỗ trợ sự phát triển của các mô hình và hoạt động ngoại thương mới là rất quan trọng. Các quốc gia có thể khuyến khích các doanh nghiệp triển khai thêm nhiều kênh bán hàng, mạng lưới dịch vụ ở nước ngoài, hỗ trợ các hoạt động và mô hình kinh doanh mới như thương mại điện tử xuyên biên giới, kho vận ở nước ngoài, thương mại kỹ thuật số...

Thứ ba, các quốc gia cần đẩy mạnh cải cách thuận lợi hóa thương mại xuyên biên giới, liên tục cải thiện môi trường kinh doanh cảng. Việc nâng cao hơn nữa mức độ tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại, chú trọng đảm bảo thông suốt của chuỗi sản xuất và cung ứng ngoại thương cũng cần được chú trọng.

Thứ tư, tăng cường hợp tác quốc tế, tập trung xây dựng hệ thống hợp tác chuỗi sản xuất và cung ứng. Trong môi trường mở của thị trường toàn cầu, thông qua hợp tác sâu rộng và kết nối trao đổi thương mại cùng nhau, các nước vừa có thể liên tục cải thiện năng lực nguồn cung, vừa có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng trên các lĩnh vực khác nhau. Trong đó, việc tăng cường sức bền của chuỗi cung ứng toàn cầu đòi hỏi sự hợp tác khu vực và quốc tế nhiều hơn.

Có thể thấy, các nền kinh tế chủ chốt của thế giới cần tăng cường phối hợp chính sách "chuỗi cung ứng ổn định", dựa vào các cơ chế và nền tảng đa phương, song phương để thúc đẩy hợp tác quốc tế trên lĩnh vực an ninh chuỗi sản xuất và cung ứng.

Ngoài ra, việc thiết lập cơ chế quản lý khẩn cấp và cơ chế chia sẻ thông tin chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu, cùng việc duy trì an ninh và ổn định của chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu để thông suốt "huyết mạch" vận hành kinh tế thế giới cũng rất quan trọng.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Vụ 4 người chết ở Hà Nội: 3 thi thể được tìm thấy dưới gầm giườngVụ 4 người chết ở Hà Nội: 3 thi thể được tìm thấy dưới gầm giường
07:31:09 18/01/2025
Công an TPHCM: Phạt người vượt đèn nhường đường xe cứu thương là saiCông an TPHCM: Phạt người vượt đèn nhường đường xe cứu thương là sai
08:02:50 17/01/2025
Xác minh người mặc đồ GrabBike chỉnh tín hiệu đèn giao thông ở TPHCMXác minh người mặc đồ GrabBike chỉnh tín hiệu đèn giao thông ở TPHCM
21:03:09 17/01/2025
Dựng cây nêu trước nhà, 2 anh em họ bị điện giật thương vongDựng cây nêu trước nhà, 2 anh em họ bị điện giật thương vong
07:25:46 17/01/2025
Một người đi bộ trên đường ray bị tàu hỏa tông tử vongMột người đi bộ trên đường ray bị tàu hỏa tông tử vong
20:39:22 16/01/2025
Dập tắt vụ cháy nhà dân tại xã Sông Trầu, không có thiệt hại về ngườiDập tắt vụ cháy nhà dân tại xã Sông Trầu, không có thiệt hại về người
20:36:16 16/01/2025
Lý do tàu metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên phải dừng khẩn cấpLý do tàu metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên phải dừng khẩn cấp
14:20:58 17/01/2025
Đắk Lắk: va chạm với xe tải, một người đàn ông tử vongĐắk Lắk: va chạm với xe tải, một người đàn ông tử vong
05:23:10 17/01/2025

Tin đang nóng

Bức ảnh xấu hổ nhất cuộc đời Song Hye KyoBức ảnh xấu hổ nhất cuộc đời Song Hye Kyo
05:59:09 18/01/2025
Bạn trai tin đồn của Diệp Lâm Anh: Kém 11 tuổi, quán quân cuộc thi người mẫuBạn trai tin đồn của Diệp Lâm Anh: Kém 11 tuổi, quán quân cuộc thi người mẫu
08:00:33 18/01/2025
"Tình cũ" Kim Tae Hee khuynh đảo màn ảnh suốt 6 năm giờ danh tiếng tụt dốc, diễn đỉnh nhưng đóng phim nào cũng "xịt""Tình cũ" Kim Tae Hee khuynh đảo màn ảnh suốt 6 năm giờ danh tiếng tụt dốc, diễn đỉnh nhưng đóng phim nào cũng "xịt"
05:59:44 18/01/2025
Chuyện gì đang xảy ra với Hoa hậu Phạm Hương ở Mỹ?Chuyện gì đang xảy ra với Hoa hậu Phạm Hương ở Mỹ?
06:24:49 18/01/2025
Nữ diễn viên Việt duy nhất đóng chính phim Hàn, sau 11 năm thành đại mỹ nhân khó ai địch nổiNữ diễn viên Việt duy nhất đóng chính phim Hàn, sau 11 năm thành đại mỹ nhân khó ai địch nổi
08:50:07 18/01/2025
Công ty tặng vé số cho nhân viên rồi đòi lại khi có người trúng hơn 20 tỷ đồngCông ty tặng vé số cho nhân viên rồi đòi lại khi có người trúng hơn 20 tỷ đồng
10:14:31 18/01/2025
Lật mở hồ sơ tội ác lừa đảo, tra tấn man rợ, buôn người xuyên biên giới của em chồng Triệu VyLật mở hồ sơ tội ác lừa đảo, tra tấn man rợ, buôn người xuyên biên giới của em chồng Triệu Vy
06:34:58 18/01/2025
Hoa hậu Vbiz tiết lộ 1 điều khác lạ sau 15 ngày về Việt Nam với chồng thứ 3 kém tuổiHoa hậu Vbiz tiết lộ 1 điều khác lạ sau 15 ngày về Việt Nam với chồng thứ 3 kém tuổi
06:31:50 18/01/2025

Tin mới nhất

Sắt từ xe đầu kéo đổ xuống đường ở TPHCM, một người bị thương

Sắt từ xe đầu kéo đổ xuống đường ở TPHCM, một người bị thương

08:04:58 17/01/2025
Xe đầu kéo chở sắt chạy trên quốc lộ 1, khi đến một giao lộ ở quận Bình Tân (TPHCM), nhiều tấm sắt trên xe bất ngờ rơi xuống đường làm một người bị thương.
Ngã ra đường khi vượt xe tải, ông lão bị xe cán tử vong tại chỗ

Ngã ra đường khi vượt xe tải, ông lão bị xe cán tử vong tại chỗ

08:00:15 17/01/2025
Điều khiển xe máy trên đường, một ông lão ở Đắk Lắk không may bị té ngã khi cố vượt xe tải và bị phương tiện cán qua người, tử vong tại chỗ.
Một người dân ở Thanh Hóa tử vong khi đang dựng cây nêu chơi Tết

Một người dân ở Thanh Hóa tử vong khi đang dựng cây nêu chơi Tết

20:41:03 16/01/2025
Khi đã làm xong nhà mình, anh B sang sửa lại cây nêu nhà anh C. Do cây nêu cao, khi đang chuẩn bị chôn thì cây nghiêng đổ va quẹt vào đường dây điện 35 kV chạy ngang ngõ.
Jason Quang Vinh Pendant báo tin vui đến HLV Kim Sang Sik

Jason Quang Vinh Pendant báo tin vui đến HLV Kim Sang Sik

08:37:52 16/01/2025
Hậu vệ Jason Quang Vinh Pendant của CLB Công an Hà Nội sắp hoàn tất quá trình nhập tịch để sẵn sàng khoác áo đội tuyển quốc gia Việt Nam.
Vụ gần 1.600 con lợn bị thiêu sống: "Tôi mất bình tĩnh quên cúp điện"

Vụ gần 1.600 con lợn bị thiêu sống: "Tôi mất bình tĩnh quên cúp điện"

08:32:11 16/01/2025
Những ngày này, anh Hoàng Văn Tiếp (làng Lang, xã Ia Chía, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) đang tất bật cùng công nhân đào 16 hố sâu, dùng trấu, vôi để tiêu hủy gần 1.600 con lợn vừa bị chết trong vụ hỏa hoạn.
Chán cảnh kẹt xe, nam nhân viên văn phòng ở TPHCM đi bộ 6km về nhà

Chán cảnh kẹt xe, nam nhân viên văn phòng ở TPHCM đi bộ 6km về nhà

08:30:31 16/01/2025
Cuối năm, đường sá ùn tắc hơn ngày thường rất nhiều. Thời gian đi bộ từ công ty về nhà còn nhanh hơn lái ô tô vì giờ hè phố rất thông thoáng , anh Luân, nhân viên văn phòng tại TPHCM, tâm sự.
Khu tái định cư hàng chục tỷ đồng, chỉ 2 hộ dân đến làm nhà rồi rời đi

Khu tái định cư hàng chục tỷ đồng, chỉ 2 hộ dân đến làm nhà rồi rời đi

08:24:30 16/01/2025
Khu tái định cư cho người dân vùng lũ ở Hà Tĩnh được xây dựng với tổng kinh phí hơn 41 tỷ đồng, 165 hộ dân được cấp đất miễn phí.
Khoảnh khắc xe Mercedes chở 5 người lao xuống biển Nha Trang

Khoảnh khắc xe Mercedes chở 5 người lao xuống biển Nha Trang

07:38:18 16/01/2025
Theo hình ảnh camera an ninh ghi lại, chiếc xe Mercedes chở 5 người chạy với tốc độ cao, sau đó mất lái lao thẳng xuống biển Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa).
Cho thôi nhiệm vụ đại biểu Quốc hội với ông Dương Văn An

Cho thôi nhiệm vụ đại biểu Quốc hội với ông Dương Văn An

01:04:43 16/01/2025
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành nghị quyết về việc cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Dương Văn An.
Hà Nội: Bốn ô tô đâm liên hoàn trên cầu vượt ngã tư Vọng

Hà Nội: Bốn ô tô đâm liên hoàn trên cầu vượt ngã tư Vọng

23:49:02 15/01/2025
Lực lượng chức năng đang làm rõ vụ va chạm liên hoàn giữa 4 ô tô trên cầu vượt ngã tư Vọng (phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội).
Cô gái trình báo bị lừa hơn 200 triệu đồng rồi tử vong dưới sông Đồng Nai

Cô gái trình báo bị lừa hơn 200 triệu đồng rồi tử vong dưới sông Đồng Nai

23:45:17 15/01/2025
Cô gái ở phường Long Bình, TP Thủ Đức (TPHCM), đến công an trình báo bị lừa đảo hơn 200 triệu đồng rồi mất tích. Thi thể cô gái sau đó được phát hiện dưới sông Đồng Nai.
Lộ diện linh vật rắn khổng lồ, robot biết nói ở đường hoa Nguyễn Huệ 2025

Lộ diện linh vật rắn khổng lồ, robot biết nói ở đường hoa Nguyễn Huệ 2025

20:36:25 15/01/2025
Các linh vật rắn Ngân Tỵ, Kim Tỵ, Nàng Tỵ, Robot Bông cùng nhiều tiểu cảnh đặc sắc, sống động đang được tích cực hoàn thiện để trưng bày tại đường hoa Nguyễn Huệ.

Có thể bạn quan tâm

Tăng giá nhiều tỷ đồng sau AFF Cup, Nguyễn Xuân Son đi vào lịch sử đội tuyển Việt Nam

Tăng giá nhiều tỷ đồng sau AFF Cup, Nguyễn Xuân Son đi vào lịch sử đội tuyển Việt Nam

Sao thể thao

12:45:42 18/01/2025
Đợt cập nhật dữ liệu mới nhất từ trang thông tin chuyển nhượng quốc tế Transfermarkt chứng kiến mức tăng giá chóng mặt của Nguyễn Xuân Son.
Cách trị mụn đầu đen trên mặt hiệu quả

Cách trị mụn đầu đen trên mặt hiệu quả

Làm đẹp

12:14:57 18/01/2025
Ngoài các cách trị mụn đầu đen trên mặt, việc chăm sóc da cũng rất quan trọng. Nguyên tắc quan trọng và cốt lõi trong việc chăm sóc da chính là thực hiện tốt bước làm sạch.
Nam Sudan áp đặt lệnh giới nghiêm sau vụ cướp các cửa hàng của người Sudan

Nam Sudan áp đặt lệnh giới nghiêm sau vụ cướp các cửa hàng của người Sudan

Thế giới

12:12:07 18/01/2025
Cảnh sát cho biết, 3 người đã thiệt mạng trong các cuộc biểu tình vào tối 16/1, sau khi có báo cáo rằng 29 công dân Nam Sudan đã thiệt mạng ở quốc gia láng giềng Sudan hồi đầu tuần.
Clip bà xã Cường Đô La mang xấp tiền mặt gần 300 triệu đưa tận tay cho người này, mối quan hệ gây bất ngờ

Clip bà xã Cường Đô La mang xấp tiền mặt gần 300 triệu đưa tận tay cho người này, mối quan hệ gây bất ngờ

Sao việt

12:07:24 18/01/2025
Đoạn video nhanh chóng khiến netizen không ngừng bàn tán, không chỉ bởi số tiền mà còn tiết lộ mối quan hệ giữa cả hai.
Sao nữ hạng A và chồng đại gia chính thức kết thúc cuộc hôn nhân giả tạo sau 18 ngày hàn gắn trên truyền hình

Sao nữ hạng A và chồng đại gia chính thức kết thúc cuộc hôn nhân giả tạo sau 18 ngày hàn gắn trên truyền hình

Sao châu á

11:58:30 18/01/2025
Dương Tử đã chuyển khỏi biệt thự, không tiếp tục chung sống với mẹ con Huỳnh Thánh Y. Nữ diễn viên cũng đã nhận được 1 phần tài sản từ chồng
Ngôi nhà tập thể tầng 2 rộng 38m2 của cô gái 35 tuổi được dân mạng trầm trồ vì có đến tận 2 phòng ngủ

Ngôi nhà tập thể tầng 2 rộng 38m2 của cô gái 35 tuổi được dân mạng trầm trồ vì có đến tận 2 phòng ngủ

Sáng tạo

10:23:05 18/01/2025
Ngôi nhà nhỏ này được cải tạo từ tầng hai của một nhà tập thể cũ, diện tích chỉ khoảng 38m2, tuy nhỏ nhưng mỗi không gian đều được tận dụng tối đa, thậm chí không có nửa mét vuông bị lãng phí.
Nhận miễn phí tựa game giá trị gần 200k, yêu cầu trí thông minh cực cao của người chơi

Nhận miễn phí tựa game giá trị gần 200k, yêu cầu trí thông minh cực cao của người chơi

Mọt game

10:22:26 18/01/2025
Kết thúc sự kiện Mystery Box, Epic Games Store lại quay trở về thời gian biểu trước đó của mình với việc mang tới một tựa game miễn phí mỗi tuần cho người dùng.
Công ty chủ quản đăng tải thông tin về mối quan hệ của mỹ nhân Gen Z và Will 365

Công ty chủ quản đăng tải thông tin về mối quan hệ của mỹ nhân Gen Z và Will 365

Netizen

10:10:50 18/01/2025
Sở dĩ, cộng đồng mạng dấy lên nghi vấn iu đương giữa cặp đôi là bởi thời gian gần đây, cả hai xuất hiện chung trong nhiều đoạn clip với nhau.
Lén đặt camera trong nhà, sau 2 ngày, tôi lập tức thuê giúp việc, đồng thời chuyển hết tiền lương cho vợ

Lén đặt camera trong nhà, sau 2 ngày, tôi lập tức thuê giúp việc, đồng thời chuyển hết tiền lương cho vợ

Góc tâm tình

09:50:10 18/01/2025
Vợ cứ than thở hoài nên tôi bực bội, quyết định lắp camera để xem cô ấy ở nhà làm những gì?Chồng đòi đưa con riêng về ăn Tết, tôi bình tĩnh hỏi một
Mê mẩn sắc hoa anh đào rực rỡ bung nở trên tuyến đường biên viễn xứ Nghệ

Mê mẩn sắc hoa anh đào rực rỡ bung nở trên tuyến đường biên viễn xứ Nghệ

Du lịch

09:40:54 18/01/2025
Mỗi dịp cận kề Tết cổ truyền, hàng cây anh đào bên tuyến đường tỉnh 543D ở biên giới Kỳ Sơn, Nghệ An bung nở đỏ rực cả một vùng biên viễn khiến bất cứ ai cũng phải xiêu lòng.
Đến Thung lũng Chết, người đàn ông quay được cảnh hầu hết du khách không bao giờ nhìn thấy

Đến Thung lũng Chết, người đàn ông quay được cảnh hầu hết du khách không bao giờ nhìn thấy

Lạ vui

09:17:18 18/01/2025
Một video ghi lại cảnh tượng ban đêm kỳ diệu tại Thung lũng Chết ở California, Mỹ đang lan truyền mạnh mẽ trên TikTok, thu hút nhiều sự chú ý.