Tái định cư – Ngăn ngừa thảm họa thiên tai (kỳ 2): Đau đầu bài toán thiếu vốn, quỹ đất
Thiếu vốn và quỹ đất là những nguyên nhân chính khiến việc bố trí lại dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, rừng đặc dụng và dân di cư tự do gặp nhiều khó khăn.
Do vậy, so với mục tiêu đề ra ban đầu theo Quyết định 1776, chúng ta mới đạt được khoảng 60%.
Nhu cầu còn lớn
Theo thống kê, tính đến cuối năm 2019, toàn tỉnh Nghệ An có khoảng 8.415 hộ (36.585 khẩu) đang sống trong vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi sạt lở, ngập lụt, lốc xoáy,… cần được sắp xếp, bố trí.
Người dân Thanh Hóa có cuộc sống ổn định trong khu tái định cư mới. Ảnh: P.V
Trong khi đó, theo báo cáo tổng kết đánh giá thực hiện chương trình bố trí dân cư theo Quyết định 1776/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh này đã hoàn thành 7 dự án bố trí sắp xếp dân cư, 13 dự án đã được bố trí vốn thực hiện và 13 dự án đang thực hiện dang dở và hầu hết mới ở giai đoạn đầu tư hạ tầng.
Tình trạng này cũng khá phổ biến ở nhiều địa phương có nguy cơ cao về sạt lở, ngập lụt, lũ quét… Đại diện Sở NNPTNT tỉnh Lai Châu cho biết, tỉnh này còn có hàng trăm hộ nằm trong vùng nguy cơ cần theo dõi, sắp xếp trong thời gian tới.
Video đang HOT
Tỉnh Cà Mau cũng có khoảng 646 hộ dân nằm trong vùng có nguy cơ sạt lở nguy hiểm, cần được di dời gấp. Để bố trí chỗ ở cho các hộ dân này, tỉnh Cà Mau kiến nghị Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ NNPTNT hỗ trợ tới 1.400 tỷ đồng.
Trước mắt, tỉnh kiến nghị hỗ trợ 140 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách T.Ư và các nguồn vốn hợp pháp khác triển khai khẩn cấp dự án đầu tư hạ tầng tái định cư, di dời 646 hộ dân đang sinh sống ở vùng thiên tai (ven sông, ven biển, vùng có nguy cơ sạt lở cao) vào khu vực tái định cư đảm bảo an toàn gắn với việc bố trí sản xuất; qua đó giúp các hộ dân ổn định cuộc sống, sản xuất lâu dài.
Khu tái định cư Sa Ná được hoàn thành sau 3 tháng thi công. Ảnh: P.V
Trong một hội nghị đánh giá hiệu quả thực hiện Quyết định 1776, bà Nguyễn Thị Hoàng Yến – Phó Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ NNPTNT) cũng đánh giá, dù nhu cầu bố trí dân cư, tái định cư cho người dân vùng thiên tai là vô cùng lớn, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu khó lường như hiện nay nhưng tiến độ thực hiện tại một số địa phương còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu.
Một số dự án kéo dài, chưa đảm bảo các điều kiện phục vụ sản xuất, đời sống của người dân nhất là đất ở, đất sản xuất. Nhiều điểm dân cư ở khu vực có nguy cơ cao chưa được di dời đến nơi an toàn.
Công tác khảo sát, thiết kế, xác định địa bàn xây dựng một số dự án chưa sát thực tế, hàng năm phải điều chỉnh bổ sung, dẫn đến ảnh hưởng tiến độ thực hiện dự án.
Mới đáp ứng được 30% vốn
Thực hiện Quyết định 1776, những năm qua, trên cơ sở đề xuất trong kế hoạch bố trí dân cư của các địa phương, Bộ NNPTNT đã kết hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ có mục tiêu cho các địa phương trong kế hoạch trung hạn để thực hiện các dự án đầu tư bố trí dân cư vùng thiên tai; đồng thời hỗ trợ từ nguồn dự phòng thực hiện các dự án di dân thiên tai cấp bách, thực hiện di chuyển dân đến nơi an toàn, tạo điều kiện cho các hộ dân từng bước ổn định cuộc sống.
Tại các dự án bố trí dân cư, các hộ dân được hỗ trợ đất ở, giai đoạn vừa qua hơn 27.000 hộ đã được giao đất ở với diện tích từ 150 – 400m2/hộ tùy từng vùng, từng địa bàn (riêng vùng thiên tai hơn 17.000 hộ, với diện tích giao 452ha). Phần lớn các hộ được bố trí, sắp xếp ổn định vào cùng dự án vẫn sản xuất trên đất cũ hiện có. Ngoài ra, một số địa phương rà soát quỹ đất và giao cho các hộ phát triển sản xuất (đất sản xuất 6.090ha giao cho 5.400 hộ; đất lâm nghiệp 3.517ha, giao cho 1.700 hộ).
Tuy nhiên, trong giai đoạn vừa qua, nguồn lực Nhà nước có hạn, mới chỉ đáp ứng được khoảng 30% so với nhu cầu của các địa phương.
Chỉ tính riêng các tỉnh phía Bắc, theo thống kê sơ bộ, đã thực hiện được 188 dự án đầu tư bố trí dân cư vùng có nguy cơ cao về thiên tai theo kế hoạch (lũ ống, lũ quét, sạt lở đất núi, sạt lở đất bờ sông, bờ biển, ngập lụt…); di dời sắp xếp ổn định cho 23.023 hộ, với tổng nguồn vốn được phê duyệt là 7.217 tỷ đồng. Nhưng trên thực tế, ngân sách mới bố trí được 1.649 tỷ đồng (đạt 22,8% so với mục tiêu được duyệt). Mới có 4.880 hộ được chuyển đến nơi ở mới theo 3 hình thức: Bố trí trong khu tái định cư tập trung, bố trí xen ghép và ổn định chỗ ở tại chỗ.
“Khát” vốn là tình trạng chung của nhiều địa phương trong kế hoạch ổn định dân cư vùng bị ảnh hưởng thiên tai, sạt lở. Ông Nguyễn Đức Quyền – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, cho biết, 11 huyện miền núi trên địa bàn tỉnh thường xuyên xảy ra lũ quét và sạt lở đất nhưng đến nay tỉnh mới bố trí ổn định được cho 2.390 hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm. Mục tiêu đến năm 2025, Thanh Hóa cần ổn định chỗ ở cho khoảng 8.100 hộ dân thuộc các vùng có nguy cơ xảy ra lũ quét và sạt lở đất, với tổng số vốn khoảng 385 tỷ đồng. Để bố trí được nguồn vốn này không hề đơn giản.
Tương tự, theo ông Lê Văn Sử – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, tỉnh này đang cần gấp khoảng 1.000 tỷ đồng để khắc phục sự cố sạt lở bờ biển Tây nhưng đến nay T.Ư mới bố trí được một nửa số vốn.
Bên cạnh việc thiếu vốn, thiếu quỹ đất để bố trí tái định cư cũng khiến nhiều địa phương lúng túng trong việc bố trí dân cư vùng có nguy cơ thiên tai. Theo ông Lê Đức Thịnh – Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, để khắc phục tình trạng này, các địa phương có thể thu hồi diện tích đất sử dụng kém hiệu quả của các tổ chức, cá nhân hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt giao cho các hộ gia đình, cá nhân thuộc dự án bố trí ổn định dân cư.
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường: Nâng cao kỹ năng “4 tại chỗ”
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày một gay gắt và diễn biến khó lường, ngay từ đầu năm, chúng ta đã phải đối phó với hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long, sạt lở đê biển, thì điều cần thiết là không ngừng nâng cao kỹ năng “4 tại chỗ” để có thể ứng phó với bất kỳ hình thức thiên tai nào trên tinh thần chủ động với một kịch bản cao nhất.
Điều quan trọng nhất là không thể chủ quan, nâng cao ý thức, kỹ năng của cộng đồng, người dân, bởi thiên tai lúc nào cũng rình rập nên chủ động tâm lý để không bị bất ngờ, ứng phó ngay từ giờ đầu để giảm thiểu thiệt hại.
Ngoài ra, chủ động có kế hoạch bố trí ổn định dân cư ra khỏi khu vực có nguy cơ cao bị ảnh hưởng thiên tai cũng là nhiệm vụ quan trọng để ngăn ngừa thảm họa.
Từ 1/7/2020, sinh viên xuất sắc được xét tuyển công chức
Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi số 52/2019/QH14 quy định, từ 1/7/2020, sinh viên tốt nghiệp xuất sắc được xét tuyển công chức.
Ảnh minh họa
Luật Cán bộ, công chức hiện hành quy định chỉ có 1 trường hợp công chức được tuyển dụng thông qua xét tuyển nếu đáp ứng được đồng thời 2 điều kiện: Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, đủ 18 tuổi trở lên, có đơn dự tuyển, có lý lịch rõ ràng, có văn bằng, chứng chỉ phù hợp, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt...; Cam kết tình nguyện làm việc từ 5 năm trở lên ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Còn Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi số 52/2019/QH14, có hiệu lực từ 1/7/2020 đã bổ sung thêm 2 trường hợp được xét tuyển theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức gồm: Người học theo chế độ cử tuyển quy định tại điều 90 Luật Giáo dục, sau khi tốt nghiệp về công tác tại địa phương nơi cử đi học; Sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng.
Những trường hợp được xét tuyển vào công chức nêu trên không phải thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào. Luật này sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2020.
Theo baogiaothong
Được xây cao 6 tầng và 1 tầng hầm thì quá tốt, tôi hoàn toàn ủng hộ Chỉ được phép cơi nới khi đảm bảo tuyệt đối an toàn cho các con, chứ đừng nghiêng về lợi ích kinh doanh. Chúng ta phải đặt lợi ích của học sinh lên trên hết. Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình (QCVN 06 : 2010/BXD) do Bộ Xây dựng ban hành năm 2010 thì...