Tái diễn trò lừa bịp ’sỹ quan vùng chiến sự cần gửi quà cho em’!
Bộ Công an mới đây tiếp tục phát thông báo liên quan đến tình trạng lừa đảo, mạo danh người nước ngoài ở vùng chiến sự nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nạn nhân tại Việt Nam.
Đây là chiêu trò không mới, được cảnh báo nhiều lần nhưng các đối tượng vẫn áp dụng thành công.
Bộ Công an đã chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương đẩy mạnh tuyên truyền để người dân nâng cao cảnh giác.
Tại tỉnh Bắc Kạn, thực tế đã có một số người nhận được những tin nhắn qua mạng xã hội với nội dung từ các đối tượng như: Giả mạo là người nước ngoài, tự nhận là sỹ quan, binh lính đang tham gia chiến tranh, làm nhiệm vụ quốc tế tại các khu vực chiến sự…không có người thân và thông qua mạng xã hội để làm quen, tiếp cận các nạn nhân.
Hình ảnh các đối tượng gửi cho nạn nhân qua mạng xã hội facebook để tạo lòng tin; Bộ Công an phối hợp các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông gửi tin nhắn tuyên truyền đến người dân.
Sau thời gian trò chuyện, bằng cách tạo dựng mối quan hệ bạn bè, tình cảm, khi có được niềm tin, sẽ lấy lý do gửi quà, đồ vật giá trị, thậm chí là ngoại tệ, vàng nhờ nạn nhân nhận, quản lý và lưu giữ giúp. Khi nạn nhân đồng ý, bước tiếp theo kẻ gian sẽ giả danh nhân viên sân bay, hải quan, thuế…để yêu cầu nộp tiền cước vận chuyển, phí, tiền phạt, chi phí tiêu cực…để chiếm đoạt.
Với thủ đoạn này, cuối năm 2022, đã có 2 nạn nhân tại Bắc Kạn đến Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Bắc Kạn để chuyển tiền theo hướng dẫn của các đối tượng, với số tiền 25 triệu đồng và 40 triệu đồng. Nhận thấy sự bất thường, nhân viên giao dịch Ngân hàng, phối hợp với Phòng An ninh kinh tế Công an tỉnh đã kịp thời phát hiện và ngăn chặn được 2 vụ lừa đảo chuyển tiền trên.
Video đang HOT
Đây là chiêu trò không mới, đã được cảnh báo rất nhiều lần trên các phương tiện truyền thông đại chúng, với vỏ bọc là Việt Kiều, người nước ngoài, binh lính với vẻ ngoài lịch lãm, sang trọng và cách nói chuyện dễ gây thiện cảm, chiếm được lòng tin của các nạn nhân. Phương thức tiếp cận chủ yếu qua mạng xã hội như Facebook, Zalo…Sau khi dụ thành công các ” con mồi” chuyển tiền, các đối tượng sẽ chặn, xóa mọi liên kết, tài khoản và những cuộc trao đổi.
Nhằm tránh những thiệt hại về tài sản, Bộ Công an đề nghị người dân nâng cao tinh thần cảnh giác, không thực hiện theo bất cứ yêu cầu chuyển tiền vào các tài khoản do đối tượng yêu cầu. Khi nhận được những tin nhắn, đường link lạ với nội dung tương tự, hãy trình báo với cơ quan Công an nơi gần nhất để được giải quyết.
Thủ đoạn tặng, gửi quà từ nước ngoài để lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Thủ đoạn lừa đảo tự gắn mác là doanh nhân, phi công, sỹ quan, binh lính người nước ngoài... để lừa đảo chiếm đoạt tài sản xuất hiện trong thời gian qua đã khiến nhiều người cả tin dính bẫy 'tiền mất tật mang'.
Quaftawngj từ nước ngoài - "mồi nhử" những người nhẹ dạ
Nhiều người sập bẫy lừa đảo tặng quà giá trị từ nước ngoài
Trong những ngày cuối năm 2022 đầu năm 2023, nhiều nạn đã mắc bẫy lừa đảo rất lạ với kiểu tin nhắn lịch sự từ người nước ngoài có nội dung tặng quà... Với thủ đoạn này, nhiều người dân đã trở thành nạn nhân mà không biết kêu ai.
Vừa qua, chị T. V. A, trú tại quận Hoàng Mai, TP Hà Nội liên tục nhận được những lời mời làm quen, kết bạn từ tài khoản lạ thông qua ứng dụng WhatsApp.
"Ban đầu thấy những tài khoản ngỏ lời kết bạn cũng khá lịch sự, vì tò mò, lại thấy là người nước ngoài nên tôi cũng yên tâm đồng ý kết bạn và thử nói chuyện..."- Chị T.V. A cho biết.
Cuộc trò chuyện giữa hai người chủ yếu qua tin nhắn. Cuộc trò chuyện giữa hai bên rất thoải mái, bởi người gọi và người nghe nhận thấy cách nói chuyện khá lịch sự, có tài khoản còn gửi ảnh và tự giới thiệu là phi công chuyên nghiệp người nước ngoài, khiến người nghe khá yên tâm khi tiếp xúc. Tuy nhiên, đến những lần kế tiếp, người lạ bắt đầu hỏi han nhiều hơn về đời tư, công việc, tình trạng hôn nhân và ngỏ lời yêu, muốn tặng quà...
Khi lời "yêu" được thốt ra thì phía bên kia cũng hứa sẽ gửi những phần quà có giá trị cho đối tác trong vài ngày tới. Như lời hẹn, khoảng 10 ngày sau chị A nhận được điện thoại có quà tặng giá trị, nhưng từ nước ngoài gửi về và để nhận được quà phải chuyển một khoản phí gần 20 triệu đồng tiền bảo lãnh tài sản.
Tin là thật, chị A chuyển tiền và không nhận được quà, cùng với việc người "bạn tình" ở nước ngoài cũng chặn liên lạc.
Trước đó, một trường hợp khác xảy ra vào ngày 5/8/2022, khách hàng Trần Thị P, trú tại huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng đến ngân hàng A, chi nhánh huyện Vĩnh Bảo yêu cầu chuyển 13 triệu đồng vào tài khoản có tên H.P.T, mở tại chi nhánh ngân hàng S. Trong quá trình xử lý giao dịch chuyển tiền, khách hàng liên tục nhận các cuộc điện thoại hối thúc chuyển tiền nhanh...
Nhận định đây là kiểu lừa đảo của bọn tội phạm nhằm chiếm đoạt tài sản, giao dịch viên với tinh thần trách nhiệm và cảnh giác cao đã thuyết phục khách hàng P kể hết câu chuyện của mình. Khách hàng Trần Thị P cho biết, từ hình thức kết bạn qua Facebook, chị được đối tượng bày tỏ những lời lẽ ngọt ngào, hứa hẹn tặng quà có giá trị lớn từ nước ngoài, sau đó, đối tượng yêu cầu người nhận quà chuyển tiền phí hải quan 13 triệu đồng để làm thủ tục nhận hàng...
Sau khi được tư vấn, khách hàng Trần Thị P đã hiểu rõ hành vi lừa đảo qua mạng của đối tượng và không chuyển tiền nữa.
Trường hợp chị P là số ít người may mắn thoát khỏi hành vi lừa đảo nêu trên. Tuy nhiên, còn rất nhiều người đã và đang sập bẫy với những chiêu trò này.
Cảnh giác với các "chiêu" lừa xuyên biên giới
Cơ quan Công an khuyến cáo, tội phạm giả mạo là người nước ngoài (sỹ quan, binh lính đang tham gia chiến tranh, làm nhiệm vụ quốc tế tại các khu vực chiến sự... không có người thân) thông qua mạng xã hội làm quen, sau đó lấy lý do gửi quà, đồ vật giá trị, thậm chí là ngoại tệ, vàng có giá trị rất lớn nhờ nhận, quản lý, lưu giữ; sau đó giả danh là nhân viên sân bay, hải quan, thuế... yêu cầu nộp tiền cước vận chuyển, thuế, phí, tiền phạt, chi phí tiêu cực... để chiếm đoạt đang diễn biến phức tạp, nhất là dịp áp Tết Nguyên đán. Đề nghị người dân cảnh giác, không chuyển tiền vào các tài khoản do đối tượng yêu cầu và trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất để được giải quyết.
Các thủ đoạn của tội phạm: Đối tượng sau thời gian trò chuyện, tạo dựng niềm tin sẽ lấy lý do gửi quà, đồ vật giá trị, thậm chí là ngoại tệ, vàng nhờ nhận, quản lý, lưu giữ.
Khi nạn nhân đồng ý, bước tiếp theo đối tượng lừa đảo sẽ giả danh nhân viên sân bay, hải quan, thuế... để yêu cầu nộp tiền cước vận chuyển, thuế, phí, tiền phạt, chi phí tiêu cực... để chiếm đoạt.
Vì cả tin và bị hấp dẫn bởi món quà giá trị cao, không ít người đã sa bẫy và nhiều lần đóng các khoản tiền theo yêu cầu của tội phạm, nhưng thực tế không nhận được gì. Chỉ tới khi bị mất số tiền lớn, nạn nhân mới biết và báo cơ quan chức năng.
Thời điểm cuối năm, nhu cầu gửi và nhận quà nhiều, càng dễ tạo được niềm tin với nạn nhân, nên các hình thức lừa đảo thường diễn ra.
Nhằm tránh rắc rối cá nhân cũng như thiệt hại về tài sản, cơ quan công an đề nghị người dân cảnh giác, không chuyển tiền vào các tài khoản do đối tượng yêu cầu và trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất để được giải quyết nếu gặp phải những trường hợp kể trên.
Trường hợp bị lừa đảo, người dân cần thông báo ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất để tiến hành điều tra, xử lý theo quy định.
Công an Hà Nội thông tin 16 trang web mạo danh công ty chứng khoán để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản Ngày 24/11, Công an TP.Hà Nội đã thông báo 16 trang web mạo danh công ty chứng khoán và những chiêu trò, phương thức của các đối tượng lừa đảo để người dân kịp thời nắm bắt. Thời gian qua, Công an TP.Hà Nội nhận được nhiều đơn thư phản ánh các hoạt động giao dịch chứng khoán trên không gian mạng có...