Tái diễn lệch sâu số liệu tài chính trước và sau kiểm toán
Báo cáo kiểm toán của nhiều doanh nghiệp niêm yết được công bố mới đây cho thấy có sự chênh lệch lớn về chỉ tiêu lợi nhuận, thậm chí lên tới trăm tỷ đồng so với báo cáo tự lập.
ITA: Lãi ròng tăng gấp đôi
Báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2019 được Công ty cổ phần ầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (ITA) công bố mới đây cho thấy, hàng loạt chỉ tiêu tài chính quan trọng của Công ty tăng vọt so với báo cáo tự lập của đơn vị.
Cụ thể, doanh thu và lợi nhuận sau thuế hợp nhất lần lượt đạt 1.307 tỷ đồng và 206 tỷ đồng, tương ứng tăng 187% và 106%. Lợi nhuận sau thuế công ty mẹ cũng tăng gấp đôi với báo cáo tài chính tự lập, từ 99 tỷ đồng lên 203 tỷ đồng.
Với kết quả này, ITA đã thực hiện được 45% kế hoạch lợi nhuận năm, tỷ lệ thực hiện cao nhất của ITA trong 5 năm gần đây. So với kết quả đạt được ở năm trước, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế tăng lần lượt 167% và 149%.
Sự biến động mạnh của số liệu doanh thu trước và sau kiểm toán của ITA chủ yếu xuất phát từ việc doanh thu cho thuê đất và phát triển cơ sở hạ tầng tăng vọt lên mức 942 tỷ đồng so với con số ban đầu là 160 tỷ đồng.
Tuy nhiên, kiểm toán viên cũng đưa ra vấn đề nhấn mạnh trên báo cáo tài chính của ITA. ó là việc ITA đã ghi nhận doanh thu một lần cho toàn bộ diện tích đất cho thuê tại Khu công nghiệp Tân Tạo – Khu mở rộng và Khu công nghiệp Tân ức.
Theo quy định, Công ty phải nộp tiền thuê đất cho Nhà nước một lần cho toàn bộ thời gian thuê của diện tích đất đã được cho thuê theo đơn giá thuê đất trả tiền thuê một lần và số tiền này có thể khác với số tiền đã được ITA trích trước.
Ngoài ra, kiểm toán viên cũng nhấn mạnh khoản đầu tư vào TEDC và TEC 2 với tổng giá trị 2.170 tỷ đồng và khoản phải thu từ TEDC, TEC 2 và TEC với số tiền 1.359 tỷ đồng của Công ty.
Theo đó, việc thu hồi các khoản đầu tư và khoản phải thu này được Ban Giám đốc ITA xác định dựa trên giả định là TEC sẽ tiếp tục thực hiện Dự án Nhiệt điện Kiên Lương, tuy nhiên đến thời điểm này, TEC vẫn đang trong quá trình xin phê duyệt từ các cơ quan chức năng cho dự án này.
Giải trình ý kiến nhấn mạnh của đơn vị kiểm toán, Ban lãnh đạo ITA cho biết, Công ty đang trong quá trình làm việc với cơ quan Nhà nước để xác định và nộp tiền thuê đất. Năm 2019, Công ty đã ghi nhận vào giá vốn hàng bán 886 tỷ đồng.
Với vấn đề khoản phải thu và khoản đầu tư vào TEDC và TEC2, Công ty khẳng định, không có khả năng giảm giá trị, không bị thất thoát tại ngày lập báo cáo tài chính hợp
nhất này.
PVX: Lỗ thêm 36 tỷ đồng sau kiểm toán
Báo cáo kiểm toán 2019 của Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVX) cho thấy, doanh thu thuần sau kiểm toán tăng 3% so với báo cáo tự lập, trong khi giá vốn giảm 1%, khiến lợi nhuận gộp chỉ còn ghi nhận lỗ 80 tỷ đồng so với con số 169 tỷ đồng trước kiểm toán.
Video đang HOT
Tuy nhiên, do các khoản chi phí đều tăng sau kiểm toán, đặc biệt chi phí quản lý doanh nghiệp tăng thêm 128 tỷ đồng khiến lỗ sau thuế lên tới 393 tỷ đồng, tăng thêm 36 tỷ đồng so với báo cáo tự lập.
Với kết quả này, PVX đã vào diện bị hủy niêm yết bắt buộc với 3 năm liên tiếp thua lỗ.
áng nói hơn, đơn vị kiểm toán Deloitte đã từ chối đưa ra ý kiến với báo cáo tài chính của PVX do không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán.
Cụ thể, tính đến ngày 31/12/2019, PVX đang mang khoản lỗ lũy kế khoảng 3.899 tỷ đồng; nợ phải trả ngắn hạn vượt quá tài sản ngắn hạn khoảng 563 tỷ đồng; thiếu hụt vốn lưu động để thanh toán các khoản nợ đến hạn, nợ quá hạn thanh toán 1.011 tỷ đồng, chủ yếu là số dư gốc vay.
Kiểm toán viên cũng không thu thập được bằng chứng kiểm toán tại các đơn vị thành viên của PVX như Petroland, Khách sạn Lam Kinh, CTCP Kết cấu kim loại và lắp máy Dầu khí, Dự án Dầu khí Thái Bình, Dầu khí ông ô…
Trước đó, Deloitte đã từng từ chối đưa ra ý kiến đối với báo cáo tài chính bán niên soát xét năm 2019 của PVX sau khi chỉ ra 9 vấn đề tương tự.
PTL: Lợi nhuận giảm sâu 70%, báo cáo nhiều điểm ngoại trừ
Công ty cổ phần ầu tư hạ tầng và đô thị Dầu khí (Petroland, PTL) cũng nằm trong nhóm bị điều chỉnh giảm sâu lợi nhuận sau kiểm toán, với mức giảm 70% nhưng vẫn là số dương dù rất nhỏ (200 triệu đồng). Với kết quả này, PTL đã tránh được nguy cơ hủy niêm yết bắt buộc, khi đã lỗ trong 2 năm trước đó.
ây không phải là lần đầu tiên PTL thoát án huỷ niêm yết trong gang tấc. Trước đó, sau năm 2012 – 2013, sang năm 2014, PTL đã lội ngược dòng báo lãi hơn 2 tỷ đồng và tiếp tục được giao dịch trên sàn chứng khoán
Dẫu vậy, báo cáo kiểm toán lại cho thấy nhiều vấn đề trên báo cáo tài chính 2019 của Công ty. Cụ thể, đơn vị kiểm toán đã đưa ra 5 ý kiến ngoại trừ liên quan đến việc không xác định được tính chính xác của mục lỗ lũy kế; xác nhận bù trừ công nợ; khả năng thu hồi nợ cũng như trích lập dự phòng hàng tồn kho.
áng chú ý, theo ý kiến kiểm toán, PTL chưa trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho gần 1,6 tỷ đồng, dẫn đến khoản mục hàng tồn kho đang phản ánh theo giá gốc là 110 tỷ đồng, thay vì phản ánh theo giá trị thuần có thể thực hiện được.
Việc ghi nhận này chưa phù hợp với chuẩn mực kế toán. Nếu trích lập dự phòng hàng tồn kho, thì giá vốn hàng bán và lợi nhuận sau thuế sẽ tăng và giảm tương ứng 1,5 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, trong năm 2019, PTL ghi nhận thu nhập là tiền đặt cọc cho việc chuyển nhượng vốn góp dự án nhà ở thương mại Tương Bình Hiệp từ CTCP Vạn Khởi Hành 4 tỷ đồng.
Việc ghi nhận khoản thu nhập này chưa phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam số 18. Nếu Công ty ghi nhận đúng theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam, thì khoản thu nhập khác và lợi nhuận sau thuế sẽ giảm 4 tỷ đồng.
Theo giải trình từ phía Ban lãnh đạo PTL, đối với khoản trích lập dự phòng hàng tồn kho, Công ty đang trong quá trình thương lượng với các chủ căn hộ thuộc Dự án Chung cư Dầu khí Mỹ Phú với giá bán phù hợp.
Do đó, Công ty cho rằng, không có dấu hiệu giảm giá hàng tồn kho còn lại nên không cần thiết phải trích lập.
Còn đối với khoản thu nhập từ tiền đặt cọc, lãnh đạo PTL giải thích, ngày 29/3/2019, Công ty đã ký biên bản thoả thuận phương án hoàn lại vốn góp với Vạn Khởi Thành với số tiền thu hồi cao hơn giá trị ghi sổ.
Theo đó, trong vòng 7 ngày kể từ ngày ký, Vạn Khởi Thành sẽ đặt cọc 4 tỷ đồng. Số còn lại sẽ được thanh toán trong vòng 3 tháng và 6 tháng tiếp theo.
Do Vạn Khởi Thành không thực hiện đúng cam kết thanh toán nên PTL đã thông báo thu hồi cọc và ghi nhận khoản thu nhập khác với số tiền là 4 tỷ đồng.
Hậu kiểm toán, cùng với những con số chênh lệch, hàng loạt vấn đề nội tại của các doanh nghiệp được chỉ ra.
Doanh nghiệp có nhiều lý do giải thích về sự chênh lệch số liệu. Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp giải trình theo kiểu “cho có”, khiến cổ đông, nhà đầu tư thiếu thông tin, từ đó mất niềm tin vào doanh nghiệp.
Tồn tại dai dẳng trên thị trường từ mùa báo cáo này sang mùa báo cáo khác, dường như các cơ quản lý vẫn chưa thể đưa ra các giải pháp thiết thực để khắc phục tình trạng trên.
Quỳnh Lê
"Quả bom nổ chậm" của Camimex
Hàng tồn kho của Công ty cổ phần Camimex có xu hướng tăng mạnh trong năm 2019 và có thể là "quả bom nổ chậm" với doanh nghiệp ngành thủy sản này trong năm 2020.
CTCP Camimex Group (mã CK: CMX) đã công bố BCTC kiểm toán năm 2019 với mức lãi ròng sụt giảm tới gần 63 tỷ đồng sau kiểm toán.
Theo đó kết thúc năm 2019 Camimex đạt 951 tỷ đồng doanh thu thuần giảm 10,4% so với cùng kỳ, LNST đạt 77,7 tỷ đồng giảm gần 44% so với con số hơn 140 tỷ đồng LNST được doanh nghiệp này công bố tại báo cáo tự lập.
Camimex là doanh nghiệp kinh doanh thủy sản, được biết đến nhiều bởi mặt hàng tôm sinh thái chế biến xuất khẩu.
Điều đáng chú ý, theo báo cáo tài chính năm 2019 đã kiểm toán, hàng tồn kho của Camimex tại thời điểm ngày 31/12/2019 có giá trị 581 tỷ đồng, tăng tới 38% so với đầu năm. Đây là con số đã trừ phần trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho 30 tỷ đồng.
Việc gia tăng hàng tồn kho, đồng thời số liệu về hàng tồn kho giảm giá trị dẫn đến phải trích lập dự phòng là một thông điệp đáng chú ý về tài chính của Camimex trong năm 2019, bởi tại thời điểm cuối năm 2018, Công ty không phải trích lập dự phòng với hàng tồn.
Số liệu trên báo cáo tài chính kiểm toán về giá trị hàng tồn kho phải trích lập dự phòng đã tăng thêm gần gấp đôi so với số liệu được ghi nhận tại báo cáo tài chính do Camimex tự lập trước đó (16,8 tỷ đồng).
Theo giải trình từ phía công ty nguyên nhân lợi nhuận sụt giảm là do lợi nhuận gộp giảm 13,7 tỷ đồng kiểm toán trích dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Kết quả hoạt động tài chính giảm gần 47 tỷ đồng do điều chỉnh thay đổi tài sản góp vốn vào công ty con năm 2013 làm ảnh hưởng đến lợi nhuận hợp nhất bị loại trừ theo chuẩn mức kế toán làm ảnh hưởng sai sót trọng yếu đến tình hình tài chính hợp nhất của đơn vị. Ngoài ra chi phí quản lý và chi phí bán hàng cũng được điều chỉnh tăng làm lợi nhuận giảm hơn gần 2,6 tỷ đồng nữa.
Hàng tồn kho gia tăng mạnh, ngoài việc đã phải tăng trích lập dự phòng tại thời điểm cuối năm 2019, cũng tiếp tục là một quả "bom nổ chậm" treo lơ lửng trên đầu doanh nghiệp.
Đặc điểm của Camimex nói riêng và các doanh nghiệp ngành thực phẩm nói chung là hàng tồn kho có tính "nhạy cảm" khá cao, bởi đây là các mặt hàng nhanh xuống cấp nếu phải lưu kho lâu ngày. Chưa kể, chi phí lưu kho các loại mặt hàng này cũng cao do phải vận hành hệ thống kho lạnh để bảo quản.
Với Camimex, hàng tồn kho tại thời điểm cuối năm 2019 chủ yếu là sản phẩm đã hoàn thành quá trình chế biến, giá trị theo nguyên giá là 597,7 tỷ đồng. Hàng tồn kho dưới dạng nguyên vật liệu không đáng kể, trị giá chỉ 11,2 tỷ đồng. Phần hàng tồn kho giảm giá trị phải trích lập dự phòng hơn 30 tỷ đồng cũng rơi vào hàng thành phẩm của doanh nghiệp.
Camimex hiện có 3 nhà máy chế biến nằm trên diện tích gần 4,5 ha, có 2.500 công nhân, tổng công suất hơn 15.000 tấn thành phẩm/năm. Tuy nhiên, với bức tranh tài chính hiện tại của Camimex, các nhà máy chế biến có thể nhàn nhã một cách bất đắc dĩ vì nếu tiếp tục sản xuất thì sẽ đẩy hàng tồn kho thành phẩm lên cao nữa. Ngược lại, hệ thống kho lạnh với sức chứa 2.000 tấn tại Cà Mau và TP.HCM của Camimex sẽ được dịp làm việc bận rộn.
Nếu không tính đến những rủi ro khách quan có thể làm sụt giảm khả năng tiêu thụ hàng hóa và giả sử doanh nghiệp vẫn đạt tốc độ bán hàng như năm 2019, thì thời gian cần thiết để Camimex "xả" hết lượng hàng tồn kho như số dư cuối năm 2019 cũng không ngắn. Năm 2019, tổng giá vốn hàng bán đạt 750,5 tỷ đồng, theo đó, khối hàng tồn kho tại thời điểm cuối năm 2019 sẽ phải bán trong khoảng 3 quý.
Được biết trước đó khi chỉ còn hơn 1 tháng nữa là kết thúc năm tài chính 2019 thì Camimex Group đã bất ngờ điều chỉnh giảm mạnh các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh năm 2019. Theo đó, Camimex Group điều chỉnh giảm chỉ tiêu tổng doanh thu thuần xuống 940 tỷ đồng, giảm tới 64,35% so với kế hoạch đã được ĐHCĐ thường niên thông qua trước đó là 2.637,3 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế giảm 53,3% xuống còn 100 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế giảm 54,71% xuống còn 90 tỷ đồng.
Như vậy với kế hoạch điều chỉnh này theo số liệu đã được kiểm toán thì CMX chỉ vượt nhẹ mục tiêu về doanh thu trong khi đó mục tiêu lợi nhuận chỉ hoàn thành được 92% mục tiêu về LNTT và 86% mục tiêu về LNST.
Hiện Camimex chưa thông tin về thời gian cũng như tài liệu họp ĐHĐCĐ 2020 nhưng trước đó trong một chia sẻ với báo chí lãnh đạo công ty cho biết với kết quả dự kiến 2019 khả quan, HĐQT dự kiến sẽ họp thông qua trình Đại hội đồng cổ đông chia cổ tức 2019 với tỷ lệ 50% cho cổ đông.
Lãnh đạo công ty cũng cho biết hiện mọi việc đang đi theo đúng tiến độ kế hoạch của Camimex, nhà xưởng, công nhân, hợp đồng đã sẵn sàng, các ngân hàng cũng đang làm việc với Camimex để cấp thêm tín dụng cho năm 2020. Do vậy, năm 2020 có thể đạt kế hoạch xuất khẩu 100 triệu USD, lợi nhuận sau thuế khoảng 150 tỷ đồng.
Camimex Group được thành lập từ năm 1977, hoạt động trong lĩnh vực thủy sản. Tổng công suất của ba nhà máy là hơn 15.000 tấn thành phẩm/năm. Hệ thống kho lạnh của Camimex Group có sức chứa 2.000 tấn thành phẩm tại Cà Mau và TP Hồ Chí Minh.
Hiện nay, công ty này quản lý vùng nuôi tôm sinh thái liên kết tại Cà Mau với diện tích gần 40.000 ha. Diện tích rừng chiếm 50% và diện tích nuôi tôm chỉ chiếm 50%.
Tôm sinh thái là tôm nuôi tự nhiên trong rừng ngập mặn tại Cà Mau. Tôm sinh sống, tăng trưởng tự nhiên, không cần cho ăn. Hằng năm, Camimex Group chế biến và xuất khẩu khoảng 10.000 tấn thành phẩm tôm ra các thị trường trên thế giới.
Theo Khánh Hà
Lãi ròng hợp nhất 2019 của VTVCAB đột ngột giảm 81% dù công ty mẹ vẫn tăng trưởng Chi phí bản quyền và sản xuất chương trình của VTVcab (CAB) chiếm 31% tổng chi phí và khoản mục này tăng gấp 2 lần so với 2018 CTCP Tổng Công ty Truyền hình Cáp Việt Nam (UpCOM: CAB) đã công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2019 với mức LNST của cổ đông công ty mẹ trên BCTC hợp nhất...